Đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc trong trường THCS

Đối với học sinh trường THCS Tam Lư đa phần các em là con em dân tộc(chiếm tới 99,9% con em người dân tộc) và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn khoa học chính như: toán, lí, hóa, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc mà cụ thể trong đó có phân môn tập đọc nhạc.Vì các lí do cơ bản đó nên khả năng chủ động thể hiện bài học của học sinh không có, nên phần nào ảnh hưởng đến tâm lí tạo hứng thú học tập của học sinh.

Thời gian học sinh trường THCS Tam Lư được tiếp cận với âm nhạc mới chỉ vài năm trở lại đây nên trong khi dạy tập đọc nhạc, người giáo viên phải đàn giai điệu hoặc đọc mẫu cao độ trước khi hướng dẫn học sinh đọc nhiều lần để cảm nhận cao độ và tên nốt nhạc. Hay đúng hơn, do điều kiện dân trí của địa phương cũng mới được biết đến âm nhạc và do thực tế của đơn vị đang còn thiếu thiếu đồ dùng dạy học nên đôi khi thầy trò còn phải dạy và học chủ yếu bằng phương pháp truyền khẩu, phần nào hạn chế đi tính mạnh dạn và tích cực của học sinh các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu. Phần lớn học sinh đọc và học bài với hình thức học thuộc lòng, chưa làm chủ được các bậc âm cơ bản, chưa thực sự tự khám phá và nhớ được cao độ cũng như âm hình tiết tấu, giá trị trường độ của bài tập đọc nhạc, đây là một trong những khó khăn cho người giáo viên cần phải đưa ra phương pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh học tập đọc nhạc làm sao cho đạt kết quả cao.

 

doc17 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 12944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 tạo trong công việc, giúp học sinh không tiếp thu âm nhạc theo bản năng nữa mà còn có ý thức giữ gìn những bản sắc âm nhạc dân tộc, âm nhạc chính thống, đồng thời có ý thức tiếp thu những tinh hoa âm nhạc thế giới, phong cách âm nhạc đương đại. Từ đó giáo dục các em tinh thần lạc quan, yêu đời, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
 b) Tính nghệ thuật:
Với các bài TĐN có nội dung tốt, giá trị nghệ thuật cao, có giai điệu hay, những giai điệu tình ca trữ tình mượt mà của dân tộc, giúp các em hiểu được cái hay cái đẹp, hòa mình vào cuộc sống, từ đó giáo dục các em lý tưởng về cách mạng. 
Ví dụ: TĐN số 5: "Làng tôi" của Văn Cao (SGK Âm nhạc lớp 8). Một số bài TĐN có giai điệu trầm lắng thiết tha như TĐN số 7: " Quê hương" dân ca U-crai-na (SGK Âm nhạc lớp 7) sẽ giáo dục các em có lòng nhân ái, có tinh thần Quốc tế cao cả, hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
 c) Tính khoa học:
Các bài TĐN trong chương trình âm nhạc ở trường THCS thường có cấu trúc chặt chẽ, cân đối, gọn gàng, vuông vắn, phân bố kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Điều này sẽ tạo ra cho các em tính chính xác và làm việc nghiêm túc. Từ cách chép một bản nhạc, cách luyện trụ âm, cách lấy hơi, cách đọc cho nhanh cho đúng hay khi giải quyết, xử lý những tiết tấu khó nhanh và hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp khoa học để giúp các em hình thành tư duy sáng tạo.
 d) Tính dân tộc:
Các bài TĐN có lời ca hay nói về quê hương đất nước, giai điệu thường sử dụng thang 5 âm, dùng chất liệu dân ca miền Tây Bắc hay quan họ, dân ca Bắc Bộ, Nam-Trung Bộ … Sẽ gợi mở ra cho các em một cái nhìn sâu sắc hơn về âm nhạc dân tộc. Từ đó cũng giáo dục các em lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Khi nghe một bản nhạc các em có thể nhận ngay ra những làn điệu, bài ca của dân tộc mình, tạo thói quen tốt cho các em và giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc của cha ông để lại.
4) Phương pháp dạy phân môn TĐN
	- Để dạy tốt phân môn tập đọc nhạc, người giáo viên cần thực hiện và áp dụng tốt một số phương pháp chủ yếu sau đây :
a)Phương pháp nghe - đọc chuẩn xác cao độ
Phương pháp này chủ yế giúp cho HS đọc đúng quan hệ cao độ nối tiếp giữa các âm trong một giọng nhất định. Khi đọc cao độ không phụ thuộc vào tiết tấu, nhịp điệu, hình nốt ghi trên khuông. Độ ngân dài ngắn của mỗi âm (tên nốt nhạc) tùy thuộc vào người dạy và người đọc, miễn sao độ cao của âm thanh vang lên phải thể hiện đúng quan hệ cao độ của các âm đó. Qua hoạt động này giúp học sinh nhớ được hình nốt trên khuông.
b)Phương pháp quan sát, thể hiện đúng trường độ và tiết tấu 
Phương pháp này là dạy cách thể hiện mối quan hệ giữa trường độ và tiết tấu qua kí hiệu hình nốt. Tiết tấu của bài hát, bản nhạc mỗi bài có một dạng, một kiểu khác nhau… Trong âm nhạc, tiết tấu có vai trò cực kì quan trọng. Dạy học sinh thực hành tiết tấu trong TĐN chính là tập cho các giải mã các kí hiệu ghi trường độ âm thanh bằng hình nốt để cho những âm hình ghi trên giấy vang lên sống động. 
Trong dạy học âm nhạc, âm thanh vô cùng trừu tượng, yêu cầu trực quan là cần thiết, các phương tiện dồ dùng dạy học như: nhạc cụ, máy nghe, băng đĩa nhạc…là những “ Giáo cụ trực quan”, những “ Sách giáo khoa” vô cùng sinh động và quan trọng. Bên cạnh đó là bản nhạc, tranh ảnh, bản đồ cũng có tác dụng tốt trong giờ lên lớp. Sử dụng phương pháp trực quan khiến cho những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng, cụ thể. Tiếng đàn, tiếng hát vang lên chính là “Trực quan” của âm nhạc. Học sinh không chỉ được tập hát mà còn được nghe giáo viên hát hoặc đàn, được nghe như vậy sẽ giúp cho cảm thụ âm nhạc của học sinh tăng lên rất nhiều.
 c) Phương pháp thực hành ghi nhạc
	Ngoài các phương pháp trên, người giáo viên khi dạy nhạc có thể xen kẽ, bổ sung dạy ghi nhạc, vừa nhằm bổ trợ cho TĐN, vừa luyện tai nghe và tăng cường sử dụng các kí hiệu âm nhạc. 
d) Phương pháp kiểm tra đánh giá	
Kết thúc một nội dung dạy học hoặc một phần của nội dung,thông thường người ta tiến hành kiểm tra. Dạy âm nhạc cũng thế, không thể thiếu kiểm tra- đánh giá. Với âm nhạc có thể kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra hát theo nhóm, cách này chỉ mất ít thời gian và có thể kiểm tra được cả lớp.
+ Đánh giá bằng quá trình học tập như: chăm chỉ, có khả năng đạt, chưa đạt, hoặc khá, giỏi. 
Để củng cố kiến thức tập đọc nhạc của học sinh, tôi sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển khả năng tư duy của học sinh như: hướng dẫn học sinh đọc câu thứ nhất, đọc thầm câu thứ hai rồi lại đọc rõ câu thứ ba v.v. Lúc đọc tiếp các câu nhạc sau câu đọc thầm có khớp với giáo viên đánh đàn hay không để học sinh điều chỉnh sự nhanh chậm của mình. cứ như vậy học sinh được thực hiện thường xuyên sẽ tạo được cảm giác về trường độ một cách tốt nhất khi đọc nhạc. Cũng với trò chơi như thế tôi thay đổi cách thức chơi là chia nhóm lớp và phân công cho các nhóm thực hiện các câu khác nhau. các nhóm sẽ đọc nối tiếp theo sự phân công từ trước các em sẽ tự phát hiện được nhóm đọc câu trước đó có chính xác về trường độ hay không. có thể cho các em chơi trò chơi nghe và phát hiện nốt nhạc câu nhạc hay câu hát bằng cách giáo viên đàn giai điệu, học sinh nhận biết và thể hiện. Như vậy rèn luỵên được thêm kỹ năng nghe và đọc nhạc tốt hơn. từ cách tổ chức cho học sinh đọc nhạc kiểu như vậy, học sinh được chủ động trong việc cảm nhận cũng như đánh giá việc đọc nhạc của mình và của bạn đã đảm bảo yêu cầu về cao độ, trường độ hay chưa.
Để giúp học sinh cảm nhận được cường độ và sắc thái của âm thanh tôi sử dụng trò chơi “sóng biển” khi các em thực hành đọc nhạc, với quy định: Giáo viên đưa tay lên cao thì học sinh đọc to, đưa tay ngang vai thì học sinh đọc vừa phải, giáo viên đưa tay xuống thấp thì đọc nhỏ. Tôi điều khiển học sinh đọc bài tập đọc nhạc rồi tuỳ từng câu nhạc mà ra lệnh cho học sinh đọc to, nhỏ hay vừa phải. Thực hiện như vậy bài tập đọc nhạc sẽ có lúc to, lúc nhỏ, lúc trào lên như sóng biển, lúc lại lắng xuống mềm mại tạo nên sự thích thú cho học sinh khi thực hành đọc nhạc, bài tập đọc nhạc không còn khô khan với tên gọi các nốt nhạc, học sinh cũng không còn thấy ngại các bài tập đọc nhạc nữa vì đọc như vậy rất thú vị. 
e)Phương pháp tạo ấn tượng sâu sắc cho học sinh:
Để tạo ấn tượng cho các em, trước hết người giáo viên phải có năng lực âm nhạc. Khi đã có năng lực người giáo viên đã hội tụ đầy đủ những yêu cầu cơ bản mà bộ môn yêu cầu. Có trình độ chuyên môn âm nhạc tối thiểu, vững vàng , phải nắm vững phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, cần phải nghiên cứu kĩ chương trình giảng dạy ngay từ đầu để quán triệt toàn bộ nội dung của cấp học hoặc khối lớp học.
 g) Phương pháp liên hệ
Qua mỗi bài TĐN đều có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống đời thường để giáo dục cho học sinh luôn hướng tới cái chân, thiện, mỹ.
 II. Thực trạng dạy tập đọc nhạc ở trường THCS Tam Lư trong thời gian qua.
 1. Ưu điểm
 Qua thời gian giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường THCS Tam Lư, mà đặc biệt là phân môn tập đọc nhạc (TĐN), tôi nhận thấy công tác dạy và học có những ưu điểm sau đây:
- Đa số học sinh đều hứng thú và say mê với hoạt động ca hát và đọc nhạc, từ đó muốn tìm hiểu các hình nốt nhạc,các kí hiệu âm nhạc, kí hiệu âm thanh trong bài hát cũng như bài tập đọc nhạc.
- Học sinh đa số nghe và đoán được cao độ và các bậc âm cơ bản trong hệ thống âm khi giáo viên đánh đàn.
- Học sinh lĩnh hội, tiếp thu kiến thức và tiến bộ tương đối nhanh khi được làm quen với môn âm nhạc và đọc nhạc.
- Học sinh thích thú, nhiệt tình tham gia với các hoạt động ngoại khóa như múa hát sân trường, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ do các tổ chức phát động.
 2. Tồn tại 
Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS và phân môn tập đọc nhạc là một phân môn độc lập đó. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc của các cấp các ngành.
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà trường chưa có phòng dạy âm nhạc riêng. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều… tuy đã được nghiên cứu và làm đồ dùng nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy – học âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy hoc, trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa, máy chiếu hắt…) để phục vụ cho việc dạy và học.
Đối với học sinh trường THCS Tam Lư đa phần các em là con em dân tộc(chiếm tới 99,9% con em người dân tộc) và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn khoa học chính như: toán, lí, hóa,…lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc mà cụ thể trong đó có phân môn tập đọc nhạc.Vì các lí do cơ bản đó nên khả năng chủ động thể hiện bài học của học sinh không có, nên phần nào ảnh hưởng đến tâm lí tạo hứng thú học tập của học sinh. 
Thời gian học sinh trường THCS Tam Lư được tiếp cận với âm nhạc mới chỉ vài năm trở lại đây nên trong khi dạy tập đọc nhạc, người giáo viên phải đàn giai điệu hoặc đọc mẫu cao độ trước khi hướng dẫn học sinh đọc nhiều lần để cảm nhận cao độ và tên nốt nhạc. Hay đúng hơn, do điều kiện dân trí của địa phương cũng mới được biết đến âm nhạc và do thực tế của đơn vị đang còn thiếu thiếu đồ dùng dạy học nên đôi khi thầy trò còn phải dạy và học chủ yếu bằng phương pháp truyền khẩu, phần nào hạn chế đi tính mạnh dạn và tích cực của học sinh các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu. Phần lớn học sinh đọc và học bài với hình thức học thuộc lòng, chưa làm chủ được các bậc âm cơ bản, chưa thực sự tự khám phá và nhớ được cao độ cũng như âm hình tiết tấu, giá trị trường độ của bài tập đọc nhạc, đây là một trong những khó khăn cho người giáo viên cần phải đưa ra phương pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh học tập đọc nhạc làm sao cho đạt kết quả cao.
III. Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập đọc nhạc ở trường THCS Tam Lư
 	Như đã giới thiệu ở phần trên, TĐN là phân môn rất quan trọng trong chương trình âm nhạc ở trường THCS . Bởi lẽ tất yếu như vậy, muốn giảng dạy tốt phân môn này cần làm tốt các nội dung cụ thể như: về cao độ, về trường độ, về sắc thái, về lời ca, về tính nghệ thuật, về tính giáo dục của bài tập đọc nhạc. Sau đây là một số biện pháp dạy tập đọc nhạc mà bản thân tôi đã áp dụng tại trường THCS Tam Lư, xin cùng trao đổi và chia xẻ với các đồng nghiệp.
1. Dạy học sinh đọc đúng cao độ của bản nhạc.
 	Trong âm nhạc nói chung cũng như TĐN nói riêng cao độ là một trong những phần quan trọng nhất, nó quyết định tất cả những yếu tố hay, không hay của một bài hát hay một bản nhạc. Người ta đánh giá cao, thấp ở người nhạc sĩ là biết chọn cao độ như thế nào, có hiệu quả hay không. Nếu ca sĩ hát mà bị chênh phô thì không gọi là ca sĩ giỏi được. Vì thế ta phải làm mọi phương pháp tốt nhất để giúp học sinh hát, đọc đúng cao độ của bản nhạc. Ngoài yếu tố bẩm sinh (năng khiếu) thì việc giáo dục âm nhạc cũng phần nhiều quyết định khả năng đọc TĐN của học sinh. Khi dạy bài học TĐN ở trường THCS Tam Lư, tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập cao độ như sau:
 	Trước tiên cần cho học sinh xác định giọng của bài TĐN xem ở giọng gì? ở nhịp bao nhiêu? Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ giải thích lại.
 	Ví dụ: Bài TĐN số 3 (SGK âm nhạc 8)
- Chúng ta nhìn vào hóa biểu, bản nhạc không có dấu thăng(#), giáng (b) nào, ở phía cuối bản nhạc được kết bằng nốt la. Như vậy kết luận bản nhạc được viết ở giọng Am (la thứ).- Nhìn vào bản nhạc ta thấy có dấu hóa bất thường là nốt G# (son thăng), âm bậc 7 tăng lên nửa cung đó là giọng la thứ hòa thanh, viết ở nhịp 3/4.
 	Tiếp theo, hướng dẫn học sinh đọc trục âm la thứ (Am) hòa thanh theo bậc âm sau :
- GV đàn trục âm 2 - 3 lần chậm rồi đọc mẫu truyền cảm cho học sinh nghe và cảm nhận cao độ, tiếp theo bắt nhịp cho các em đọc giai điệu đi lên và giai điệu đi xuống từ 3 - 5 lần, điều này giúp học sinh nghe quen các âm trong gam từ đó tạo điều kiện cho các em đọc tốt cao độ ở phần giai điệu chính. Khi đọc xong trục âm la thứ hòa thanh, giáo viên nên chỉ vào bảng từng nốt để học sinh đọc, cần chỉ nhiều vào các nốt có liên quan đến G#, chỉ vào các nốt mà giai điệu ở trong bài có.
Cần chú ý:
- Trước khi cho các em đọc trục âm, giáo viên phải lấy giọng sao cho phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh, cụ thể ở giọng la thứ (Am) thì ta để nguyên cao độ, nhưng nếu ở giọng pha trưởng (F dur ) ta phải dùng Transpoot hạ cao độ xuống - 4 hoặc -5 tùy theo từng đối tượng học sinh.
- Khi dạy TĐN có thể không cần luyện thanh ( Mi - Mô - Ma ) vì đọc trục âm sẽ giúp cho học sinh khởi động được giọng.
- Khi đọc trụ âm ta phải lấy giọng khác nhưng đọc giai điệu chính của bài thì ta lại phải lấy giọng khác cho phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh.
Ví dụ:
Ở bài TĐN số 3 lớp 8, khi đọc gam la thứ (Am) hòa thanh thì ta để nguyên giọng (Am) nhưng đọc giai điệu của bài TĐN số 3 thì ta phải dùng Transpoot trừ xuống khoảng - 4, -5 như vậy mới phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh THCS.
2. Dạy học sinh đọc đúng trường độ (tiết tấu) của bản nhạc
Trong âm nhạc có nhiều người hát và đọc cao độ rất tốt nhưng về tiết tấu lại kém, thường bị lệch nhịp, vì thế đối tượng học sinh trường THCS cũng có rất nhiều em đọc tốt về cao độ nhưng lại kém về tiết tấu. Bởi vậy khi dạy TĐN gặp những tiết tấu khó, ta phải chuẩn bị về phương pháp như sau:
Trước khi dạy cho các em TĐN, ta phải viết âm hình tiết tấu chủ đạo của bài học TĐN đó lên bảng (thông thường là tiết tấu câu đầu tiên). Nếu không viết lên bảng, giáo viên cần chỉ vào bài TĐN để học sinh nhận ra âm hình tiết tấu đó.
 	Ở chương trình âm nhạc THCS, các bài TĐN thường có cấu chúc chặt chẽ, gắn gọn và mạch lạc, vuông vắn. nhưng cũng có bài âm hình phức tạp
Vídụ: Bài TĐN số 8 lớp 7 có âm hình là:
Khi viết âm hình lên bảng ta phải hướng dẫn học sinh đọc. 
Cách đọc như sau:
Đen chấm dôi
Đơn
Đen
Đen
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đen
Đen
Đọc:
Chú ý rằng mỗi minh họa độ dài bằng 1/2 phách. Vì thế ở nốt đầu tiên có . Ta đọc đều 3 từ (đen - chấm - dôi), tương đương với bằng phách. Sau khi vừa vỗ phách vừa đọc 3®5 lượt, ta có thể hướng dẫn học sinh tay vẫn vỗ phách bình thường nhưng ( .) chỉ đọc từ đen ngân dài phách còn bỏ 2 từ chấm dôi. Làm như vậy các em sẽ hiểu và cảm nhận được độ dài của (.), khác với nốt đen và nốt móc đơn.
Ở bài TĐN số 3 (SGK âm nhạc lớp 6) có âm hình:
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Trắng
Đen
Đen
Ở âm hình này có nốt trắng độ dài bằng 2 phách. Ta đọc 1 từ ( trắng ) nhưng học sinh vẫn vỗ phách bình thường 
- Kết thúc phần đọc âm hình tiết tấu, giáo viên cho các em đọc tên nốt trên khuông nhạc 1® 2 lần. Đọc bằng cách giáo viên chỉ vào từng nốt nhạc, cho học sinh đọc tên nốt (đọc đồng thanh cả lớp) có thể gọi 1-2 học sinh đọc cá nhân
- Đọc giai điệu của bài:
Giáo viên đàn giai điệu từng câu 2® 3 lần rồi bắt nhịp cho học sinh đọc đồng thanh. Có thể gọi 1® 2 học sinh đọc cá nhân. Tương tự như vậy đọc theo kiểu móc xích cho tới khi hết bài. Trong khi đọc từng câu, giáo viên chú ý sửa sai về cao độ và tiết tấu.
 Chú ý, trong mỗi bài tập đọc nhạc sẽ gặp những câu, đoạn có tiết tấu khó, vì thế giáo viên phải linh hoạt tách riêng những câu khó ra để tập cho học sinh như: các dấu luyến, lối, đảo phách hay tiết tấu nhanh,…
 Vídụ: Bài TĐN số 6 (SGK âm nhạc lớp 7) ở ô nhịp thứ 15 có tiết tấu:
Xử lý bằng cách vỗ phách thật chậm để chuyển từ
 Þ
Giáo viên vỗ phách và đọc chậm cho học sinh nghe rồi bắt nhịp cho cả lớp đọc. Khi các em quen dần ta sẽ tăng dần Tempo lên.
Các bài TĐN trong chương trình âm nhạc THCS có sử dụng rất nhiều những câu đảo phách hoặc móc giật .
Cách giải quyết thì chúng ta vẫn làm như vậy, tách riêng tiết tấu khó ra và tập cho học sinh đọc thành thạo sau đó đẩy cao Tempo lên theo đúng yêu cầu của bài. Riêng tiết tấu . cần giải thích thêm cho học sinh hiểu là:
 . Û = 1 phách. Nhưng vì . chiếm 3/4 độ dài của 1 phách còn chiếm 1/4 độ dài của 1 phách nên khi đọc ta ngân dài ở . và đọc lướt nhanh ở 
Giáo viên làm mẫu thật chậm cả 2 tiết tấu và . để học sinh có sự so sánh và cảm nhận, sau đó hướng dẫn các em đọc bình thường.
3. Chú ý giúp học sinh thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài TĐN
Nếu một bản nhạc, bài hát hay bài TĐN các em đã đọc đúng, hát đúng hoặc đánh đàn đúng giai điệu và tiết tấu mà không thể hiện được sắc thái tình cảm của bài, có thể nói đó mới chỉ là cái máy đọc nhạc và nếu chấm điểm thì chỉ đạt 7/10 điểm.
Vídụ: ở bài TĐN số 8 (SGK âm nhạc lớp 7)
Lời ca, giai điệu và tiết tấu rất vui tươi, nhí nhảnh.Ở đầu bản nhạc đã chỉ rõ sắc thái của bài ( Hơi nhanh - vui). Muốn thể hiện được sắc thái, trước hết ta phải chọn Tempo của đàn khoảng 125 - 127. Ở bài này nếu cho học sinh đọc Tempo 110 - 115 thì sẽ không thể hiện được sắc thái theo yêu cầu của bài. Bước đầu có thể cho các em đọc chậm, nhưng sau đó phải đẩy nhanh tốc độ lên tới 125 - 127. 
Một Vídụ khác ở bài TĐN số 7 (SGK âm nhạc lớp 7)
Bản nhạc cho chúng ta một sắc thái vừa phải, thiết tha. Trước tiên phải hướng dẫn các em nhấn vào đầu nhịp, đặc biệt là thể hiện được những câu hát to, nhỏ (nốt thấp thì hát nhỏ, nốt cao thì hát to). Cần thể hiện to, cao trào ở ô nhịp 10 và 11 (Bạch Dương tươi tốt lá) và sau đó thể hiện sắc thái nhỏ dần ở câu kết. Ở bài này lấy tiết tấu Waltz Tempo từ 95 - 100
Giáo viên đọc mẫu vừa phải, thiết tha, sau đó hướng dẫn các em tập thể hiện sắc thái. Đọc to, nhỏ theo ký hiệu > <.
Có thể giáo viên giải thích thêm và lấy ví dụ ở bài hát Quốc ca:
" Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu Quốc,…"
Nếu không thể hiện được sắc thái thì bài hát sẽ trở lên vô hồn. Như vậy chúng ta cần hát nhấn mạnh vào trọng âm như: ( quân, Nam, đi…) Như vậy người nghe sẽ có thể hình dung một đoàn quân hào hùng đang tiến lên phía trước, với khí thế bách chiến, bách thắng, chiến đấu để giành lại tự do cho Tổ quốc.
Giáo viên hát mẫu hai lần, lần thứ nhất thể hiện sắc thái, còn lần thứ hai thì không thể hiện, để học sinh cảm nhận và so sánh.
 	Trong âm nhạc, để thể hiện tốt được sắc thái của bài thì giáo viên cần chú ý đến tốc độ nhanh - chậm, âm sắc to - nhỏ và các yếu tố khác như cao độ, trường độ… Sắc thái buồn thì luôn đi song song với tốc độ chậm, sắc thái vui thường đi song song với tốc độ nhanh. Nếu nhanh, chậm không hợp lý, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sắc thái của bài, đôi khi nó trở thành sự bất bình thường phản khoa học.Âm sắc to thường đi đôi với tiết tấu vui và các cao độ ở âm vực cao, âm sắc nhỏ thường đi đôi với tiết tấu chậm và các cao độ ở âm vực trầm. Giáo viên cần có sự chủ động để vận dụng các biện pháp sao cho linh hoạt để giúp các em thể hiện được tốt sắc thái của bài.
4. Cách dạy học sinh ghép tốt lời ca 
Tập đọc nhạc ở trường THCS ngoài việc giúp học sinh phát triển toàn diện hơn góp phần vào mục tiêu phát triển: đức, trí, thể, mỹ, còn có mục đích rất quan trọng để áp dụng và học tốt phân môn học hát (thanh nhạc), giúp các em hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái của bài. Chính vì thế, các bài TĐN ở THCS thường trích 1 đoạn của bài hát nào đó hay bản nhạc ngắn có lời ca. Như vậy, khi đọc nhạc xong giáo viên cho các em ghép lời ca. Lời ca sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bản nhạc hay bài hát. Thường khi đọc tốt TĐN các em sẽ hát tốt lời ca của bài.
 Cách ghép lời ca: Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm cho 1 nhóm đọc nhạc còn 1 nhóm hát lời, sau đó đảo ngược lại. Cũng có thể cho cả lớp hát luôn lời ca, nếu sai câu nào giáo viên sửa câu ấy. Thường học sinh sẽ hát sai ở các cao độ khó, tiết tấu khó mà chúng ta đã gặp ở phần Trường độ, cao độ .
Ví dụ: Bài TĐN số 6 lớp 7
Xuân
Tươi
Về
 Trong bài có rất nhiều các dấu luyến như : Ô nhịp 3,7… đặc biệt ở ô nhip 15 có tiết tấu:
Giáo viên tách riêng câu nhạc này ra đọc mẫu và ghép lời rất chậm rồi bắt nhịp cho học sinh đọc nhiều lần sau đ

File đính kèm:

  • docAm nhac THCS - Do Xuan Ngoc - THCS Tam Lu - Quan Son.doc