Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)

- Đọc, phân tích bản đồ vùng Đông Nam Bộ, bản đồ giao thông Việt Nam .

- Phân tích bảng số liệu , biểu đồ .

- Sử dụng At1lat Địa lí Việt Nam .

 

docx4 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 38 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ .
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn , vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước .
2. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích bản đồ vùng Đông Nam Bộ, bản đồ giao thông Việt Nam .
- Phân tích bảng số liệu , biểu đồ .
- Sử dụng At1lat Địa lí Việt Nam .
- Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài :
- Giải quyết vấn đề : Tìm kiếm các lựa chọn và xác định nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp .
- Tự nhận thức : Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin .
2. Bài mới :	- Khám phá :- Dựa vào kiến thức đã học , nhắc lại 
 	- Cơ cấu ngành dịch vụ và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta .
- Tên các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta .
- Kết nối : Chúng ta biết rằng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp, nông nghiệp đều phát triển so với các vùng khác của nước ta. Trong bài học này chúng ta tiếp tục nghiên cứu về ngành dịch vụ , các trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
+ Hoạt động 1 : Tìm hiểu về ngành dịch vụ
- Xem lại khái niệm dịch vụ trong bảng tra cứu thuật ngữ trang 153 , đồng thời đọc mục 3 sgk xác định các ngành dịch vụ chính ở Đông Nam Bộ .
- Đọc bảng 33.1 Nhận xét tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước
- Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và giải thích vì sao đó lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng .
- Dựa vào hình 33.1 nhận xét tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Bộ so với cả nước và giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài ?
- Gv gợi ý tập trung phân tích thế mạnh về nguồn nhân lực , tài nguyên thiên nhiên , vị trí địa lí của Đông Nam Bộ để giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
- Hs làm việc cá nhân – thảo luận nhóm – đại diện nhóm trình bày 
- Gv chuẩn xác kiến thức .
+ Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải và du lịch của vùng .
- 
- Dựa vào tập bản đồ xác định các tuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông nào ? Từ đó chứng minh đó là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ và trong cả nước 
- Xác định tuyến du lịch từ TP.Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu , Đà Lạt , Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long có thể đi bằng phương tiện nào ?
+ Hoạt động 3 : Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
- Kể tên các trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ?
- Dựa hình 6.2 xác định ranh giới vùng kinh tế trọng điểm phía Nam , xác định các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
- Dựa vào bảng 33.2 hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
- Tầm quan trọng của TPHCM, Biên Hòa , Vũng Tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
3. Dịch vụ 
- Cơ cấu dịch vụ rất đa dạng gồm các hoạt động thương mại , du lịch , vận tải , bưu chính viễn thông  .
- Các chỉ số dịch vụ chiếm tỉ trọng cao so với cả nước .
- Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu .
- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
- Sự đa dạng của loại hình kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển mạnh mẽ .
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Thành phố Hồ Chí Minh là :
+ Đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
+ Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
- Trung tâm kinh tế:Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-Vùng KT trọng điểm phía nam
 + Diện tích: 28 nghìn km2.
 + Dân số: 12,3 triệu người.
 + Bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Thực hành / luyện tập
- Trình bày 1 phút 
- Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi khó khăn gì để phát triển các ngành dịch vụ?
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
- Vận dụng: 
- Tuyến đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Long An bằng loại hình giao thông nào ? 
- Học bài trả lời các câu hỏi sgk - làm bài tập 3 trang 123 sgk 
- Chuẩn bị bài 34 :Thực hành 
- Dựa vào kiến thức đã học bài 31,32,33 trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài .
Bài 34 THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của vùng làm rõ vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2. Kĩ năng:
- Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để phân tích , nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.Kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức.
- Xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm.
2. Bài mới :
+ Hoạt động 1 :Bài tập 1 ( cá nhân )
- Bài tập 1 :
Bảng 34.1 tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu cho các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Sản phẩm tiêu biểu
Tên sản phẩm
Tỉ trọng so với cả nước (%)
Khai thác nhiên liệu 
Dầu thô
100,0
Điện
Điện sản xuất 
47,3
Cơ khí-điện tử
Động cơ Điêden
77,8
Hoá chất
Sơn hoá học
78,1
Vật liệu xây dựng
Xi măng
17,6
Dệt may
Quần áo
47,5
Chế biến thực phẩm
Bia
39,8
- Dựa vào nội dung phần thuật ngữ trang 153 sgk để nêu khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm .
- Nhận xét ngành nào có tỉ trọng lớn, ngành nào có tỉ trọng nhỏ?
- Theo em nên chọn biểu đồ gì? Tại sao ?( hình cột- để thể hiện rõ nhất 7 ngành )
- Gv hướng dẫn cách vẽ: 
+Vẽ hệ toạ độ tâm 0, trục tung chia thành 10 đoạn, mỗi đoạn tương ứng 10% , tổng cộng trục tung là 100%. Đầu mút trục tung ghi % .
+ Trục hoành chia 7 đoạn bằng nhau cân đối với trục tung .Trên trục hoành tương ứng với 7 ngành công nghiệp trọng điểm trong bảng Độ cao của từng cột có số % như trong bảng 34.1.
- Dùng kí hiệu hoặc màu phân biệt các ngành 
- Ghi tên các ngành công nghiệp trọng điểm dưới cột thể hiện .
- Viết tên biểu đồ .
- GV gọi HS lên bảng vẽ, nhận xét
+ Hoạt động 2 :Bài tập 2 
- Bài tập 2 :	
- Căn cứ biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33 hãy cho biết:
a.Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đã sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?
b.Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đã sử dụng nhiều lao động?
c.Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?
d.Vai trò của Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_bai_38_vung_dong_nam_bo_tiep_theo.docx
Bài giảng liên quan