Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Bài 8: Công tác phòng không nhân dân

Địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị.

Phải đối phó với địch trên không, địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.

Trong tình hình đổi mới của đất nước.

Cần lưu ý:

+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ.

+ Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp.

- Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 69329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Bài 8: Công tác phòng không nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Dương Nguyễn Hoàng Tú
12L
Bài 8
CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN 
1. Khái niệm chung về phòng không nhân dân
- Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân.
- Nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực bằng đường không của địch.
- Được tổ chức chuẩn bị chu đáo, luyện tập diễn tập thuần thục trong thời bình, sẵn sàng chuẩn bị đối phó với chiến tranh có thể bất ngờ xảy ra.
- Coi các hoạt động sơ tán, phòng tránh khắc phục hậu quả là chính.
- Đồng thời phát động toàn dân bắn máy bay địch, bắt giặc lái.
- Nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho nhân dân, bảo đảm lực lượng chiến đấu, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, giảm thiệt hại, giữ vững sản xuất đời sống, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân
Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972).
- Nhận rõ âm mưu của địch, ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2 hình thức: 
+ Chủ động sơ tán, phòng tránh.
+ Kiên quyết đánh trả tiêu diệt địch.
- Hai hình thức đó quan hệ chặt chẽ thể hiện tính chủ động tích cực nhằm đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. 
- Ngày 20/5/1963 Bộ Chính trị ra chỉ thị đầu tiên về công tác phòng không.
- Ngày 25/7/1963 Chính phủ ra Nghị định số 112/CP về việc tổ chức công tác phòng không.
- Tháng 01/1964 Bộ Tổng tham mưu QĐND tổ chức hội nghị phòng không miền Bắc lần thứ nhất.
- Ngày 23/12/1964 Chính phủ thành lập Uỷ ban phòng không nhân dân Trung ương. 
Yêu cầu, nhiệm vụ công tác Phòng không nhân dân trong thời kỳ mới
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao. 
Mức độ khốc liệt, tàn phá lớn.
Chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến nhanh.
Công tác phòng không là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN 
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực
a. Phát triển về vũ khí trang bị: 
Đa năng, tầm xa, tác chiến điển tử mạnh.
Tàng hình, hệ thống điều khiển hiện đại. 
Độ chính xác cao, sức công phá mạnh.
b. Phát triển về lực lượng: 
Tinh gọn, đa năng, cơ động, hiệu quả. 
Tính tổng thể cao. 
Cơ cấu hợp lý, cân đối. 
Có khả năng độc lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
c. Phát triển về nghệ thuật tác chiến: 
Tiến công hoả lực đường không phát triển mang tính đột phá. 
Là một kiểu chiến tranh mới - chiến tranh bằng tiến công hoả lực từ xa với các nguyên nhân sau:
+ Tiến công hoả lực ngoài phạm vi biên giới, vùng trời, vùng biển của một quốc gia, tránh được thương vong về sinh lực.
+ Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào không gian.
+ Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào ngoại giao giữa các nước tham chiến. thậm chí không cần cả Liên hợp quốc cho phép như ở Nam Tư (1999), I Rắc(2003).
+ Tiến công hoả lực không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng áp đặt được mục đích chính trị.
2. Phương thức tiến hành tiến công hoả lực đối với nước ta
a. Tiến công từ xa “phi tiếp xúc”.
b. Đánh đêm bay thấp, sử dụng phương tiện tàng hình, tác chiến điện tử mạnh, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm.
Lý do:
- Tiến công từ xa khó đánh được các mục tiêu di động, cơ động.
- Một số lớn mục tiêu, địch nắm không chắc.
- Số lượng tên lửa có hạn.
c. Sử dụng vũ khí chính xác công nghệ cao đánh vào các mục tiêu trọng yếu 
- Chia đợt và các mục tiêu đánh:
+ Đợt 1 đánh các lực lượng phòng không, 
+ Đợt 2 đánh các mục tiêu trọng yếu, cơ quan đầu não. 
+ Đợt 3 đánh vào các mục tiêu quân sự 
Thủ đoạn hoạt động:
+ Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công và tình hình để tạo bất ngờ.
+ Sử dụng tổng hợp các loại phương tiện trang bị, 
+ Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiên đại.
+ Kết hợp tiến công hoả lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo, ngoại giao, kinh tế... 
3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân
a. Đặc điểm:
Địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị.
Phải đối phó với địch trên không, địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.
Trong tình hình đổi mới của đất nước.
Cần lưu ý:
+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ.
+ Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp.
- Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng.
b. Yêu cầu công tác phòng không nhân dân: 
- Phải kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh. Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh tổng hợp, phương châm:“Toàn dân - toàn diện - tích cực chủ động - kết hợp giữa thời bình và thời chiến”.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phần “phòng” trong nhân dân, với công tác chuyên môn nghiệp vụ của nhà nước để chống tiến công đường không của địch. 
Lấy “phòng” và “tránh” là chính, đồng thời sẵn sàng xử lý mọi tình huống. 
Cụ thể là: 
+ Phòng tránh: Sơ tán, phân tán, phòng tránh tại chỗ.
+ Chuẩn bị từ trước: Kế hoạch sơ tán, phòng tránh, tổ chức chỉ đạo...
Kết hợp giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ, vận dụng kinh nghiệm 
- Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa các ngành theo kế hoạch chung. 
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân.
a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân:
Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ của mọi công dân.
Hiểu biết các kiến thức phòng không phổ thông.
- Huấn luyện kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ, đội chuyên trách. 
b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động, quan sát nắm được hoạt động đánh phá của địch:
- Yêu cầu: 3
+ Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, đảm bảo phát hiện, thông báo tình hình địch kịp thời trong mọi tình huống.
+ Triệt để tận dụng các yếu tố địa hình để bố trí các đài quan sát.
+ Kết hợp chặt chẽ các phương tiện thông tin để thông báo, báo động phòng không.
- Nội dung: 5
+ Tổ chức các đài quan sát mắt. 
+ Tổ chức thu tin tức tình báo trên không.
+ Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động trong nhân dân.
+ Xác định các qui chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, thông báo, báo động.
+ Trang bị khí tài cho các đài quan sát.
c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh:
- Yêu cầu: 5
+ Đảm bảo an toàn.
+ Đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống.
+ Không tạo ra mục tiêu mới.
+ Không gây hoang mang, rối loạn ở nơi sơ tán.
+ Phải có kế hoạch từ thời bình và bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi tình hình thay đổi.
Nội dung:
* Sơ tán, phân tán: 3 nội dung:
+ Sơ tán đến khi ổn định mới trở lại: Người, xí nghiệp, cơ quan, nhà máy...
+ Sơ tán trong tình huống khẩn cấp: Thực hiên với lực lượng phải ở lại bám trụ để duy trì sản xuất đảm bảo cho nhu cầu quốc phòng và đời sống nhân dân. 
+ Thực hiện phân tán, giãn dân, tài sản ở các trọng điểm đánh phá.
* Tổ chức phòng tránh: 7 nội dung:
+ Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản... 
+ Xây dựng các công trình ngầm.
+ Xây dựng hệ thống hầm, hào.
+ Nguỵ trang.
+ Khống chế ánh sáng.
+ Xây dựng công trình bảo vệ.
+ Phòng gian giữ bí mật 
d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu:
- Cách đánh:
+ Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng.
+ Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận.
- Lực lượng:
+ Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt. 
+ Phát động toàn dân, huy động mọi lực lượng.
- Trang bị:
+ Hiện có.
+ Hiện đại.
+ Chưa hiện đại.
+ Thô sơ.
e. Tổ chức khắc phục hậu quả.
- Yêu cầu: 3
+ Sử dụng các tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật tại chỗ.
+ Tổ chức chặt chẽ, kết hợp giữa các lực lượng.
+ Tích cực, chủ động, kịp thời.
Nội dung: 5
+ Tổ chức cứu thương:Tự cứu, các tuyến cấp cứu.
+ Tổ chức lực lượng cứu sập ở các cấp.
+ Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển. 
+ Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin...
+ Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường, ổn định đời sống xã hội.
5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp
Dương Nguyễn Hoàng Tú
12L
Bài 9
 TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI 
 NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH QUỐC GIA
1. An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia
a. An ninh quốc gia: 
- Là sự ổn định, phát triển của chế độ và Nhà nước; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại...
b. Bảo vệ an ninh quốc gia:
Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia:
- Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm.
- Mục tiêu về an ninh quốc gia là: những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ an ninh quốc gia là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân.
2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
- Bảo vệ chế độ, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
- Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết dân tộc.
- Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác.
- Bảo vệ bí mật Nhà nước.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm.
3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ
Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách.
- Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng.
- Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước.
- Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá. 
b. Bảo vệ an ninh kinh tế
- Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, nhà kinh doanh.
c. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng
- Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng.
- Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.
- Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hoá, văn nghệ.
d. Bảo vệ an ninh dân tộc
Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc.
e. Bảo vệ an ninh tôn giáo
Đảm bảo chính sách tự do 
tín ngưỡng.
Đấu tranh với các đối tượng,các 
thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo.
Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, 
giúp đỡ nhau cùng phát triển.
g. Bảo vệ an ninh biên giới
- Bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia, cả ở đất liền và ở trên biển.
- Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới.
h. Bảo vệ an ninh thông tin
- Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật.
- Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước.
- Ngăn chặn các hoạt động khai thác, dò tìm để đánh cắp thông tin trên mạng. 
II. HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
- Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. Từ đó, xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này.
Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp, pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.
- Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia 
- Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế của nhà trường, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
- Thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không.
- Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại.
- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.
Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia.
3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin sai trái.
- Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết không được bao che khuyết điểm.
- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

File đính kèm:

  • docGDQP.doc