Giáo án Hình học 12 - Ban khoa học xã hội

Tuần 11 :

Tiết 11: Đ2 - Khối đa diện đều.

Ngày dạy:

A - Mục tiêu:

- Hiểu được định nghĩa khối đa diện đều.

- Nhận biết được 5 loại khối đa diện đều và chỉ có 5 loại khối đa diện đều.

 B - Nội dung và mức độ:

 - Định nghĩa và định lí (không chứng minh)

 - Luyện kĩ năng giải toán.

 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối đa diện đều.

 

doc39 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hình học 12 - Ban khoa học xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 - Nội dung và mức độ:
- Chữa bài tập cho ở tiết 3. Luyện kĩ năng giải toán.
- Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản về phép dời hình.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
 Chữa bài tập 1 trang 16 - SGK.
Cho hình lập phương ABCD . A’B’C’D’.
 a) Hãy chỉ ra một phép dời hình biến đoạn thẳng AB thành đoạn thẳng A’B’.
 b) Chứng minh rằng hai tứ diện ABDA’ và BA’B’C’ bằng nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Xét phép tịnh tiến theo vectơ :
: A đ A’, D đ D’ nên AD đ A’D’.
 Phép đối xứng qua mặt phẳng (P) = (ACC’A’) biến A’D’ thành A’B’ ( do (P) ^ (A’B’C’D’) nên A’ đ A’, D’ đ B’).
Do đó thực hiện liên tiếp hai phép biến hình và phép đối xứng qua mặt phẳng (P) sẽ AB đ A’B’.
b) Xét phép đối xứng qua mặt phẳng (Q) = (BCD’A’) biến Ađ B’, B đ B, D đ C’, A’ đ A’ nên tứ diện ABDA’ bằng tứ diện B’BC’A’.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhàvới định hướng chỉ ra phép dời hình biến A thành A’, D thành D’.
- Củng cố định nghĩa về hai hình bằng nhau.
Hoạt động 2:
 Chữa bài tập 2 trang 16 - SGK.
Chứng minh rằng phép dời hình biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song, biến hai mặt phẳng song song thành hai mặt phẳng song song. 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Gọi (R) là mặt phẳng chứa a và b thì f(R) = (R’) là mặt phẳng chứa a’ và b’.
Giả sử a’ ầ b’ = M’ thì tồn tại các điểm M ẻ a và điểm M1 ẻ b để f(M) = M’ và f(M1) = M’.
Do f là phép dời hình, bảo tồn khoảng cách giữa hai điểm nên phải có MM1 = M’M’ = 0 ị M º M1 hay suy ra được a ầ b = M (mâu thuẫn với a // b).
Vậy a’ // b’ (đpcm).
b) Chứng minh tương tự.
- Định hướng: Giả sử phép dời hình f biến đường thẳng a thành a’, b thành b’ (a // b) và biến (P) thành (P’), biến (Q) thành (Q’) với (P) // (Q). Cần chứng minh:
A’ // b’ và (P’) // (Q’).
- Củng cố về phép dời hình: 
Định nghĩa và tính chất.
Hoạt động 3:
 Giải bài toán: 
Cho hình lập phương ABCD . A’B’C’D’. Gọi E , F, J theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AD, AB, C’D’. Chứng minh rằng hai tứ diện ABEA’ và D’A’JD bằng nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Gọi I là tâm đối xứng của hình lập phương. O và O’ lần lượt là tâm của hình vuông ABCD và A’B’C’D’. Xét phép quay quanh trục OO’( Hướng dương là hướng từ O đến O’) với góc quay 900 biến A, B, E, A’ theo thứ tự thành B, C, F, B’. Phép đối xứng tâm I biến B, C, F, B’ theo thứ tự thành D’, A’, J, D. Vậy hai khối tứ diện ABEA’ và D’A’JD bằng nhau.
Củng cố: Chứng minh hai hình (H) và (H’) bằng nhau cần chỉ ra được rằng sau khi thực hiện liên tiếp một số hữu hạn các phép dời hình quen thuộc như phép tịnh tiến, đối xứng... hình (H) biến thành hình (H’).
Bài tập về nhà: Chọn trong sách BT.
Tuần 5 : 
Tiết 5: Đ3 - Phép Vị tự và phép Đồng dạng. (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Nắm được định nghĩa và tính chất cơ bản của phép vị tự trong không gian.
- Xác định được ảnh của một hình qua một phép vị tự trong không gian.
- Vận dụng được vào bài tập.
 B - Nội dung và mức độ:
- Định nghĩa và tính chất cơ bản của phép vị tự.
- Xác định ảnh của một hình qua phép vị tự.
- Luyện kĩ năng giải toán, kĩ năng biểu đạt.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh họa phép đồng dạng
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
I - Phép vị tự.
Hoạt động 1:
 Nêu câu hỏi: Thế nào là phép vị tự tâm O trong mặt phẳng ? Đọc và nghiên cứu định nghĩa về phép vị tự trong không gian.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Phát biểu định nghĩa của phép vị tự trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa phép vị tự trong không gian của SGK.
- Chỉ định học sinh phát biểu.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu định nghĩa về phép vị tự trong không gian.
Hoạt động 2:
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Gọi A’, B’, C’, D’ lần lượt là trung điểm của các cạnh bên SA, SB, SC, SD. Hãy chỉ ra một phép vị tự biến A, B, C, D theo thứ tự thành các điểm A’, B’, C’, D’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Chỉ ra được phép vị tự tâm S, tỉ số k = - biến A, B, C, D theo thứ tự thành A’, B’, C’, D’.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập.
- Củng cố định nghĩa phép vị tự trong không gian.
Hoạt động 3:
 Đọc và nghiên cứu phần định lí và hệ quả (trang 17 - SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu phần định lí và hệ quả.
- Thảo luận theo nhóm.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh đọc phần định lí và hệ quả.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 4:(Củng cố và luyện tập)
 Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi E, F, G lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’, AB, AD. O là tâm đối xứng của hình hộp.
 a) Thực hiện liên tiếp hai phép vị tự tâm A tỉ số 2 và phép đối xứng tâm O. Tìm ảnh của tứ diện AEFG.
 b) Thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua tâm O và phép vị tự tâm C’ tỉ số 2. Tìm ảnh của tứ diện AEFG.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Phép : A đ A, E đ A’, F đ B, G đ D.
 Phép ĐO: A đ C’, A’đ C, B đ D’, D đ B’.
Nên thực hiện liên tiếp hai phép và ĐO biến tứ diện AEFG thành tứ diện C’CD’B’.
b) Làm tương tự như câu a) thực hiện liên tiếp hai phép ĐO và biến tứ diện AEFG biến thành tứ diện C’CD’B’.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập.
- Củng cố định nghĩa phép vị tự trong không gian.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Bài tập về nhà:1, 2, 3, 4 phần ôn tập chương 1.
Tuần 6 : 
Tiết 6: Phép Vị tự và phép Đồng dạng. (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Nắm được định nghĩa và tính chất cơ bản của phép đồng dạng trong không gian.
- Xác định được ảnh của một hình qua một phép đồng dạng trong không gian.
 B - Nội dung và mức độ:
- Định nghĩa và tính chất cơ bản của phép đồng dạng.
- Xác định ảnh của một hình qua phép đồng dạng.
- Luyện kĩ năng giải toán, kĩ năng biểu đạt.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép đồng dạng
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
II - Khái niệm về phép đồng dạng.
Hoạt động 1:
 Nêu câu hỏi: Thế nào là phép đồng dạng trong mặt phẳng ? Đọc và nghiên cứu định nghĩa về phép đồng dạng trong không gian.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Phát biểu định nghĩa của phép đồng dạng trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa phép đồng dạng trong không gian của SGK.
- Chỉ định học sinh phát biểu.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu định nghĩa về phép đồng dạng trong không gian.
Hoạt động 2:
Đọc và nghiên cứu phần nhận xét và phần định lí (trang 18 - SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu phầnnhận xét và phần định lí .
- Thảo luận theo nhóm.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh đọc phần nhận xét và phần định lí.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 3:(Củng cố và luyện tập)
 Dùng lại hoạt động 4 của tiết 5, thay bằng câu hỏi: Chứng minh tứ diện AEFG đồng dạng với tứ diện C’CD’B’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Chỉ ra được thực hiện liên tiếp hai phép vị tự và phép dời hình biến tứ diện AEFG thành tứ diện C’CD’B’. 
- Nêu được phương pháp chứng minh hai hình đồng dạng.
- Định hướng: 
Thực hiện liên tiếp hai phép vị tự và phép dời hình biến tứ diện AEFG thành tứ diện C’CD’B’.
- Nêu phương pháp chứng minh hai hình đồng dạng.
III - Các hình đồng dạng.
 1 - Định nghĩa.
Hoạt động 4:
 Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa về hai hình đồng dạng của SGK trang 19.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu và thảo luận phần định nghĩa hai hình đồng dạng theo nhóm được phân công.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và thảo luận theo nhóm.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
Hoạt động 5:(Củng cố và luyện tập)
 Cho hai đường thẳng d và d’ chéo nhau. Trên d’ lấy hai điểm phân biệt A, B và trên đường thẳng d lấy điểm C rồi dựng hình bình hành ABCD. Tìm tập hợp trung điểm M của AD khi C chạy trên d.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Xét phép tịnh tiến : C đ D. 
- Xét phép vị tự : D đ M.
- Do C ẻ d ị D ẻ d1 // d và M ẻ d2 // d1 // d.
- Củng cố: Định nghĩa hai hình đồng dạng.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Bài tập về nhà: 1, 2, 3 trang 20 - SGK.
Tuần 7 : 
Tiết 7: Ôn Tập. (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Hệ thống hoá kiến thức về phép tịnh tiến, đối xứng qua tâm và quay xung quanh một trục. Hình có mặt phẳng đối xứng, tâm đối xứng, trục đối xứng.
- Có kĩ năng thành thạo giải toán.
B - Nội dung và mức độ:
- Hệ thống hoá kiến thức.
- Bài tập về tìm ảnh, tìm tạo ảnh qua phép dời hình.
 - Nhận biết hình có tâm đối xứng, trục đối xứng, mặt phẳng đối xứng, hình bằng nhau.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa. Sách bài tập.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
 Chữa bài tập 1 phần ôn tập chương 1 - trang 20 - SGK.
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Gọi O là giao của AC’ và A’C. Tìm ảnh của tứ diện ACDA’ qua:
 a) Phép tịnh tiến theo vectơ .
 b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (BCD’A’).
 c) Phép đối xứng tâm O.
 d) Phép quay quanh trục D’B góc quay 1200 (hướng dương của trục hướng từ D’ đến B)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Vẽ hình và xác định ảnh của tứ diện ACDA’ qua các phép dời hình đã cho.
a) Gọi A” = T: ACDA’ đ A’C’D’A”
b) ACDA’ đ B’CC’A’.
c) ACDA’ đ C’A’B’C.
d) ACDA’ đ B’AA’C’
- Nêu được cách xác định 
ảnh của một điểm, của
một hình đơn giản
- Hệ thống hoá định nghĩa, tính chất của các phép tịnh tiến, đối xứng tâm, đối xứng trục, đối xứng qua mặt phẳng, phép quay quanh một trục.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập đã được chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động 2:
 Chữa bài tập 2 phần ôn tập chương 1 - trang 20 - SGK.
Cho hình lăng trụ lục giác đều. Hỏi có thể tồn tại phép tịnh tiến, phép đối xứng qua mặt phẳng, phép đối xứng qua tâm, phép quay quanh một trục biến lăng trụ trên thành chính nó không.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nêu được phép tịnh tiến theo vectơ , phép đối xứng qua mặt phẳng trung trực của các cạnh bên, phép đối xứng tâm I = AD’ ầ BE’, phép quay 1200 quanh trục OO’ biến lăng trụ thành chính nó.
- Củng cố về các phép dời hình đã học.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động 3:
 Chữa bài tập 3 phần ôn tập chương 1 - trang 20 - SGK.
Chứng minh rằng:
 a) Thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua hai mặt phẳng song songvới nhau sẽ được một phép tịnh tiến.
 b) Mọi phép tịnh tiến theo vectơ khác vectơ - không đều có thể có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua hai mặt phẳng song song với nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Giả sử (P) và (Q) là hai mặt phẳng song song. Lấy điểm O ẻ (P) và gọi O’ là hình chiếu của O lên (Q). Ta có : (P) đ (Q). 
Xét điểm M bất kì, ta có:
 ĐP: M đ M’, ĐQ: M’ đ M” ta có M, M’, M” thẳng hàng. 
Giả sử MM” ầ (P) = I, MM” ầ (Q) = I’ khi đó:
 = 2 = 2
Suy ra được thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua hai mặt phẳng song song (P), (Q) ta được một phép tịnh tiến theo vectơ 2.
b) Giả sử cho . Lấy mặt phẳng (P) ^ và gọi (Q) là ảnh của (P) qua . Với mỗi điểm M ta có:
ĐP: M đ M’, ĐQ: M’ đ M” theo cm ở phần a) ta có nên suy ra phép tịnh tiến theo vectơ có thể coi như kết quả của việc thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua hai mặt phẳng song song.
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập 3.
- Thuyết trình về quan hệ giữa hai phép dời hình: Tịnh tiến và phép đối xứng qua mặt phẳng.
Hoạt động 4:
 Chữa bài tập 4 phần ôn tập chương 1 - trang 20 - SGK.
Giả sử phép quay quanh trục d một góc a biến mặt phẳng (P) chứa d thành mặt phẳng (P’). Chứng minh rằng thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua hai mặt phẳng (P) và (Q) sẽ được phép quay trục d, góc quay 2a.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Xét điểm M bất kì, ta có:
 ĐP: M đ M’, ĐQ: M’ đ M” ta có M’, M” thuộc mặt phẳng (R) đi qua M vuông góc với d. Gọi O = (R) ầ d và gọi I là hình chiếu của M lên (P), J là hình chiếu của M’ lên (Q). Khi đó ta có:
 g(OM, OM”) = g(OM, OM’) + g(OM’, OM”) = 2a
Từ đó suy ra M” là ảnh của điểm M qua phép quay quanh trục d với góc quay 2a.
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập 4.
- Thuyết trình về quan hệ giữa hai phép dời hình: Phép quay và phép đối xứng qua mặt phẳng.
Bài tập về nhà: 5, 6, 7, 8 phần ôn tập - trang 20 - 21 - SGK.
Tuần 8: 
Tiết 8: Ôn Tập. (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Hệ thống hoá kiến thức về phép vị tự, phép đồng dạng.
- Có kĩ năng thành thạo giải toán.
 B - Nội dung và mức độ:
- Tìm ảnh của một hình qua phép vị tự hoặc đồng dạng.
- Nhận biết được hình đồng dạng.
- Luyện kĩ năng giải bài tập.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và sách bài tập.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
 Giải bài toán: Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Hãy tìm một phép đồng dạng biến A và B theo thứ tự thành C và D.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Trên tia AB lấy điểm A’ sao cho CA’ = AB. Gọi f là phép dờ hình biến A và B lần lượt thành C và A’ và gọi g lag phép vị tự tâm C tỷ số k = . Thực hiện liên tiếp hai phép f và g cho kết quả là một phép đồng dạng biến A và B lần lượt thành C và D. 
- Hệ thống hoá: định nghĩa và tính chất về phép vị tự, phép đồng dạng.
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
Hoạt động 2:
 Giải bài toán: Chứng minh rằng hai hình tứ diện đều có cạnh bằng nhau thì bằng nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Giả sử hai hình tứ diện đều ABCD và A’B’C’D’ có các cạnh đều bằng a. Gọi A1 là trọng tâm của tam giác BCD, là trọng tâm của tam giác B’C’D’. Khi đó ta có AA1 ^ (BCD) và ^ (B’C’D’). Dùng một phép dời hình f biến A, A1 theo thứ tự thành A’, . Khi đó f biến tứ diện ABCD thành tứ diện đều A’B”C”D”. Ta có hai mặt phẳng (B’C’D’) và (B”C”D”) cùng vuông góc với tại nên (B’C’D’) º (B”C”D”) và hai tam giác đều B’C’D’ và B”C”D” có tâm trùng nhau.
- Củng cố cách chứng minh hai hình bằng nhau.
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Bài tập về nhà: Chọn trong Sách bài tập - phần ôn tập.
Tuần 9 : 
Chương2 : Khối đa diện 
 Mục tiêu: 
 1 - Giúp học sinh hiểu được thế nào là một hình đa diện, một khối đa diện, khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
 2 - Giúp học sinh nắm được công thức tính thể tích của một số khối đa diện quen thuộc như khối hộp, khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt và vận dụng được chúng để tính thể tích các khối phức tạp hơn.
 Nội dung và mức độ:
 1 - Trình bày khái niệm về khối đa diện. Nắm được định nghĩa khối đa diện cụ thể: Khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp. Sau đó trình bày khái niệm về khối đa diện tổng quát, phân chia và lắp ghép các khối đa diện, khối đa diện lồi và khối đa diện đều. Nắm được định lí Ơ - le đối với hình đa diện lồi và vận dụng được công thức đod để giải một số bài tập.
 2 - Trình bày khái niệm về thể tích của khối đa diện. Chỉ chứng minh công thức thể tích của hình hộp chữ nhật có 3 kích thước là các số nguyên dương. Công nhận công thức thể tích của khối lăng trụ và khối hình chóp. Vận dụng được vào bài tập tính thể tích của khối đa diện. 
Tiết 9: Đ1 - Khái niệm về khối đa diện. (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Hiểu được thế nào là một hình đa diện, một khối đa diện, khối đa diện lồi.
- Nắm được định lí Ơle và bước đầu vận dụng được vào bài tập.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp, khối đa diện nói chungvà điểm trong và điểm ngoài của chúng. 
 - Định lí Ơle và áp dụng vào bài tập.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối đa diện
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
I - Khối lăng trụ và khối chóp
Hoạt đông 1:
Trả lời câu hỏi: Thế nào là miền đa giác ? Nhắc lại định nghĩa hình lăng trụ và hình chóp.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Đọc phần khối lăng trụ và khối chóp.
- Vẽ hình biểu diễn một số khối lăng trụ, khối chóp.
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Tổ chức cho học sinh đọc phần khối lăng trụ và khối hình chóp.
II - Khái niệm về hình đa diện và khối đa diện.
 1 - Khái niệm về hình đa diện.
Hoạt động 2:
 Hãy kể tên các mặt của hình lăng trụ ABCDE.A’B’C’D’E’ và hình chóp S.ABCDE.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Quan sát mô hình, hình vẽ và phát biểu ý kiến chủ quan về khối đa diện.
- Chỉ được các mặt, cạnh, đỉnh của khối đa diện.
- Cho học sinh quan sát bảng minh hoạ về khối đa diện, mô hình hình đa diện. 
- Yêu cầu học sinh nêu được các miền đa giác, cạnh của đa diện.
- Thuyết trình định nghĩa hình đa diện.
 2 - Khái niệm về khối đa diện.
 3 - Khối đa diện lồi.
Hoạt động 3:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Quan sát mô hình, hình vẽ và phát biểu ý kiến chủ quan về khối đa diện.
- Vẽ hình biểu diễn một số khối đa diện
- Nghiệm lại định lí Ơle trong một số khối đa diện lồi.
- Cho học sinh quan sát mô hình khối đa diện, bảng minh hoạ khối đa diện.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu phần khái niệm về khối đa diện và khối đa diện lồi.
- Thuyết trình định lí Ơle.
Hoạt động 4:
 Giải bài toán: Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là những đa giác có số lẻ cạnh thì tổng số các mặt của nó là một số chẵn. Cho ví dụ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Giả sử đa diện (H) có các mặt là S1, S2, ... , Sm. Gọi c1, c2, ... , cm là số cạnh của chúng. Do mỗi cạnh của (H) là cạnh chung của đúng hai mặt nên tổng số cacnhj của (H) là: c = . Vì c là số nguyên còn c1, c2, ... , cm là những số lẻ nên m phải là số chẵn.
- Ví dụ: Khối tứ diện có mỗi mặt là một tam giác và tổng số các mặt của nó là 4.
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
- Củng cố định lí Ơle.
 Bài tập về nhà: 2, 3 trang 31 - SGK.
Tuần 10 : 
Tiết 10: Khái niệm về khối đa diện. (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A - Mục tiêu: 
- Biết cách phân chia và lắp ghép khối đa diện.
- áp dụng thành thạo vào giải bài tập.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Luyện kĩ năng giải toán.
 - Củng cố kiến thức cơ bản về khối đa diện.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối đa diện.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
 Chữa bài tập 2 trang 31 - SGK. 
 Chứng minh rằng một đa diện mà mỗi đỉnh của nó đều là đỉnh chung của một số lẻ các mặt thì tổng số các đỉnh của nó phải là một số chẵn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Giả sử đa diện (H) có các đỉnh là A1, A2, ... , Ad. Gọi m1, m2, ... , md lần lượt là số các mặt của (H) nhận chúng là đỉnh chung. Mỗi đỉnh Ak có mk cạnh đi qua. Do mỗi cạnh của (H) là cạnh chung của đúng hai mặt nên tổng số cạnh của (H): c = 
Vì c là số nguyên, m1, m2, ... , md là những số lẻ nên d phải là số chẵn.
- Ví dụ: Khối tứ diện, khối hộp.
- Gọi một học sinh thực hiện giải bài tập đã được chuẩn bị ở nhà.
- Củng cố định lí Ơle:
d - c + m = 2
III - Phân chia và lắp ghép khối đa diện.
Hoạt động 2:
 Dùng mô hình khối đa diện để học sinh phân chia và lắp ghép.
Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu phần phân chia và lắp ghép khối đa diện.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hành phân chia và lắp ghép khối đa diện.
- Đọc, nghiên cứu phần phân chia và lắp ghép khối đa diện.
- Phát biểu ý kiến chủ quan của cá nhân.
- Dùng mô hình và bảng minh hoạ sự phân chia và lắp ghép khối đa diện.
- Tổ chức cho học sinhđọc, nghiên cứu phần phân chia và lắp ghép khối đa diện.
Hoạt động 3:( luyện tập và củng cố)
 Hãy chia khối lập phương thành 6 khối tứ diện bằng nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trước hết 

File đính kèm:

  • docGIAO AN HINH HOC 12 BAN B-C.doc