Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 14+15 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Kiệm

B. PHƯƠNG PHÁP

- Giảng giải, hỏi đáp, quan sát hoạt động nhóm.

C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

* GV : + Tranh vẽ bảng 1 trang 42 SGK.

 + Bảng ghi hoá trị một số nhóm nguyên tử trang 43 SGK.

* HS : Đọc trước các nội dung đã giao về nhà trong phần còn lại của bài hoá trị.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ

? Hoá trị là gì ? Nêu cách xác định hoá trị của nguyên tố hay 1 nhóm nguyên tử ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 14+15 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Kiệm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn : 22/10/2019
Tiết 14 : HOÁ TRỊ (T2)
A.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
+ Biết cách tính hoá trị và lập công thức học.
+ Tiếp tục củng cố về CTHH.
2. Kĩ năng: 
+ Có kĩ năng lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
3. Giáo dục: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Giảng giải, hỏi đáp, quan sát hoạt động nhóm......
C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
* GV : + Tranh vẽ bảng 1 trang 42 SGK.
 + Bảng ghi hoá trị một số nhóm nguyên tử trang 43 SGK.
* HS : Đọc trước các nội dung đã giao về nhà trong phần còn lại của bài hoá trị.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ
? Hoá trị là gì ? Nêu cách xác định hoá trị của nguyên tố hay 1 nhóm nguyên tử ?
III. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
1.Hoạt động 1:Tính hoá trị của một nguyên tố:
- HS viết công thức tổng quát.
- HS vận dụng công thức tổng quát để giải: a.x= b.y 
- Tương tự: Tính hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau: FeCl2, MgCl2, CaCO3, Na2CO3, P2O5.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, HS dựa vào Cl để tính hoá trị các nguyên tố trong hợp chất 3, 4, 5.
- HS rút ra nhận xét về áp dụng quy tắc làm bài tập.
- Xác định hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau: K2S, MgS, Cr2S3.
2.Hoạt động 2: Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:
- GV cho HS làm bài tập ở Sgk (Ví dụ 1).
- GV hướng dẫn HS chuyển công thức tổng quát thành dạng tỷ lệ:
 a.x = b.y ® 
 (x, y là số nguyên đơn giản nhất).
- GV hướng dẫn HS cách tính x,y dựa vào BSCNN.
- GV hướng dẫn lập công thức hoá học ở ví dụ 2.
* Lưu ý: Nhóm nguyên tử ở công thức là 1 thì bỏ dấu ngoặc đơn
? Dựa vào VD đã học em hãy nêu các bước lập công thức hoá học khi đã biết hoá trị ?
* HS đọc đề bài.
 P (III) và H.
 C (IV) và S (II).
 Fe (III) và O.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
- HS tiếp tục làm bài tập 5 (phần 2).
*Bài tập 10.7 (Sbt).

1. Vận dụng tính hoá trị của nguyên tố hay 1 nhóm nguyên tử
 * Ví dụ: Tính hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).
- Gọi hoá trị của nhôm là a: 1.a = 3.I
FeCl : a = II
MgCl 2: a = II
CaCO3 : a = II (CO3 = II).
Na2SO3 : a = I
P2O5 :2.a = 5.II ®a = V.
* Nhận xét:
a.x = b.y = BSCNN.
2. Vận dụng lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị
* VD1: CTTQ: SxOy
Theo quy tắc: x . VI = y. II = 6.
Vậy : x = 1; y = 3.
CTHH: SO3
* VD2 : Na(SO4)y
.
CTHH : Na2SO4
* Các bước lập công thức hoá học 
1. Viết công thức dạng chung
2. Viết biểu thức qui tắc hoá trị
3. chuyển thành tỷ lệ
4. Viết công thức hoá học đúng của hợp chất
* Bài luyện tập 5:
 PxHy : PH3.
CxSy : CS2.
FexOy: Fe2O3.

IV. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại các bước để lập một CTHH khi biết hoá trị
* Cho HS làm bài tập theo nhóm và nộp lại 1 số bài chấm lấy điểm: Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a) K(SO4)2, CuO3, Na2O, FeCl3
b) Ag2NO3, SO2, Al(NO3)2, Zn(OH)2, Ba2OH.
* Viết công thức hóa học của các chất sau và tính PTK của chúng :
a) Khí : oxi, hidro
c)Ca(II) với nhóm (SO4)II , (NO3)I (PO4)III
Biểu chấm: Mỗi công thức viết đúng 0,5 điểm và tính đúng mỗi PTK 0,5 điểm
V. Dặn dò: 
Các học sinh cuối buổi học: Ôn lại các khái niệm đã học, làm các bài tập, ghi nhớ các quy tắc và cách lập CTHH, xem lại các nội dung: biểu diễn CTHH, hoá trị, cách lập CTHH để tiến hành luyện tập.
 Ra bài tập về nhà: 7, 8 (SGK), 10.7, 10.8 (SBT)
Ngày soạn : 21/10/2019
Tiết 15: BÀI LUYỆN TẬP 2
A.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
- HS được ôn tập củng cố về công thức của đơn chất, hợp chất; củng cố được cách ghi, cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất, ý nghĩa CTHH, khái niệm về hoá trị và quy tắc hoá trị.
2. Kĩ năng: 
- Tính hoá trị của nguyên tố, biết đúng sai, cũng như lập được CTHH của hợp chất khi biết hoá trị, kĩ năng làm bài tập, viết công thức.
3. Thái độ : Tạo hứng thú học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm, luyện tập 
C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
* GV : - Phiếu học tập và bảng phụ.
* HS : - Xem lại các nội dung đã dặn dò tiết học trước.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ (Lồng trong bài )
III. Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
*Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ:
Gv yêu cầu học sinh?
- Viết công thức tổng quát của đơn chất ? mỗi công thức cho 2 ví dụ 
- Viết công thức tổng quát của hợp chất ? mỗi công thức cho ví dụ ?
- Trong ví dụ HCl, H2SO4. Tại sao ở HCl có 1 nguyên tử H và trong H2SO4 có 2 nguyên tử H
GV vậy nó liên quan đến hóa trị của nguyên tử và nhóm nguyên tử? Vậy hóa trị là gì ?
HS nhắc lại khái niệm hoá trị.
- GV yêu cầu hs lên bảng viết công thức tổng quát của hoá trị, biểu thức quy tắc hoá trị.
- HS khác lấy ví dụ cụ thể và cho biết đâu là A , B , a, b, x ,y 
- GV một số nguyên tố em chưa biết hóa trị , hoặc ít gặp ta làm thế nào để xác định hóa trị 
 GV đưa ra VD, hướng dẫn HS cách làm.
 Sau đó gọi hs lên làm 
 Gv yêu cầu hs về nhà làm bài tập 1sgk tương tự
- Gv Cho biết các công thức Al3O4 được viết đúng hay viết sai
- Hs trả lời .
- Gv làm thế nào ta viết đúng CTHH khi biết hóa trị. 
- GV hướng dẫn HS cách lập công thức hoá học khi biết hoá trị.
- HS: Lập CTHH của: + S (IV) và O; 
 Al (III) và Cl (I); Al (III) và SO4 (II).
*Hoạt động 2: GV đưa ra một số bài tập vận dụng những kiến thức đã học.
+ BT1: Cho các chất sau: Zn, H2, CO2, KOH, Pb em hãy cho biết đâu là đơn chất, đâu là hợp chất.
+BT2: Tìm hóa trị của nhóm PO4 trong công thức Na3PO4 , X trong công thức XO, Y trong công thức YH3 
+BT4: Một hợp chất phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O và có PTK là 160 đvC. X là nguyên tố nào sau đây.
 a. Ca. b. Fe. c. Cu. d. Ba.
+ BT5: Biết P(V) hãy chọn CTHH phù hợp với quy tắc hoá trị trong số các công thức cho sau đây.
 a. P4O4 . b. P4O10 . c. P2O5 . d. P2O3 . 
+ BT5: Tính PTK của các chất sau:
 Li2O, KNO3 (Biết Li=7,O = 16,K=39,N =14)
- GV yêu cầu hS làm rồi gọi các HS lên bảng trình bày HS khác nhận xét. sửa chữa cho điểm
I. Các kiến thức cần nhớ:
1. Công thức hoá học:
* Đơn chất: A (KL và một vài PK) ví dụ C , S , Al, Fe, ..
 Ax (Phần lớn đ/c phi kim, x = 2)
Ví dụ O2 , N2, Cl2 
Lưu ý khi x=3 O3
Hợp chất: AxBy, AxByCz...
Ví dụ HCl, H2SO4
 Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất (trừ đ/c A).
2. Hoá trị:
* Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
- A, B:nguyên tử, nhóm n. tử.
 - x, y : hoá trị của A, B.
 ® x. a = y. b 
a. Tính hoá trị chưa biết:
VD:PH3, FeO, Al(OH)3, Fe2(SO4)3 .
* PH3: Gọi a là hoá trị của P.
 PH3 ® 1. a = 3. 1 
a = .
* Fe2(SO4)3 : Gọi a là hoá trị của Fe. Fe2(SO4)3 ® .
* VD : Tương tự.
b. Lập công thức hoá học:
* Lưu ý: - Khi a = b ® x = 1 ; y = 1.
 - Khi a b ® x = b ; y = a.
® a, b, x, y là những số nguyên đơn giản nhất.
 - HS lập: SO2 ; AlCl3; Fe2(SO4)3
II. Bài tập :
+ HS: Đơn chất : Zn,Pb, H2
Hợp chất : CO2, KOH
+ HS: ® ® X h.trị II.
 ® ®Y h. trị II
+ HS : ® 2. X + 3. 16 = 160
 X = 
 X = 56 đvC. Vậy X là Fe 
® Phương án : d.
+ HS: ® x. V = y. II ® x = 2; y = 5 
® Phương án : c
+ HS: Li2O = 2. 7 + 16 = 25 đvC.
 KNO3 = 39 + 14 + 3. 16 = 101 đvC.

 IV. Củng cố:
 - Cách làm bài tập: Lập công thức hoá học, tính hoá trị của một nguyên tố chưa biết. Cho HS chép bài ca hoá trị 
GV V. Dặn dò:- Học thuộc hoá trị các nguyên tố có trong bảng ở Sgk.(Bảng trang 42). Bài tập về nhà: 2, 3, 4 (Sgk). SBT.Ôn tập chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra viết 45 phút

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_1415_nam_hoc_2019_2020_nguyen_ngo.doc
Bài giảng liên quan