Giáo án Hoạt động NGLL Lớp 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Hoàn

b. Tổ chức

- GVCN nêu yêu cầu và nội dung hoạt động trước lớp: Phân công từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể:

+ Trong CMT8

+ Trong K/C chống Pháp

+ Trong K/C chống Mĩ cứu nước

+ Trong hòa bình XD hiện nay

- Thống nhất chương trình hoạt động

- Nhiệm vụ của HS:

+ Lớp trưởng điều khiển

+ Phân công trang trí lớp

+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

+ Mời đại biểu

4. Tiến hành họat động:

a. Khởi động

b. Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống CM của quê hương

- Người dẫn chương trình mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả của tổ mình

- Người dẫn chương trình tổng kết

c. Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương

- Trình diễn văn nghệ

- Bình chọn các tiết mục văn nghệ hay nhất

 

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Hoạt động NGLL Lớp 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 20/ 10/ 2019.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12:
“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”
Hoạt động1: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG EM.
HỘI VUI HỌC TẬP.
1. Yêu cầu giáo dục
- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương đất nước.
- Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Tự giác học tập tốt, tích cực tham gia các phong trào địa phương.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao.
*Tích hợp các kỹ năng sống - Các phương pháp cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng xác định và tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạng quê hương.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng quê hương.
- Kỹ năng về nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập.
- Kỹ năng tự tin khi tham gia hội vui học tập.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung liên quan đến hội vui học tập. 
- Kỹ năng về hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập.
*Phương pháp:
- Trò chơi giáo dục.
- Động não (Trả lời nhanh, Ô chữ).
- Văn nghệ 
- Thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương
- Thi tài trí
- Trình bày
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Các phong trào CM của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động XD đất nước
- Các bài hát, bài thơ truyện kể về quê hương
b. Hình thức hoạt động:
- Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận
- Văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Phương tiện hoạt động
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống CM của quê hương
- Các bài hát bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương
- Môt số câu hỏi về truyền thống CM của quê hương
b. Tổ chức
- GVCN nêu yêu cầu và nội dung hoạt động trước lớp: Phân công từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể:
+ Trong CMT8
+ Trong K/C chống Pháp
+ Trong K/C chống Mĩ cứu nước
+ Trong hòa bình XD hiện nay
- Thống nhất chương trình hoạt động
- Nhiệm vụ của HS:
+ Lớp trưởng điều khiển
+ Phân công trang trí lớp
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
+ Mời đại biểu
4. Tiến hành họat động:
a. Khởi động
b. Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống CM của quê hương
- Người dẫn chương trình mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả của tổ mình
- Người dẫn chương trình tổng kết
c. Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương
- Trình diễn văn nghệ
- Bình chọn các tiết mục văn nghệ hay nhất
5. Kết thúc hoạt động
Hoạt động II: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:
- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước.
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Ca ngợi quê hương, đất nước
- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng
- Ca ngợi các anh hùng, liệt s ĩ các bà mẹ VNAH
b. Hình thức hoạt động:
- Thi hát cá nhân
- Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi...
- Thi hát giữa các tổ
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Phương tiện hoạt động
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương, đất nước
- Phần thưởng
b. Tổ chức
- GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung hình thức hoạt động, thống nhất chương trình hoạt động
- Lựa chọn các thành viên dự thi 
4. Tiến hành hoạt động
a. Khởi động
b. Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài hát bài thơ
- Hát bài hát có tên địa danh của quê hương đất nước
- Các tổ lần lượt thể hiện
- Hát trùng (Trừ điểm)
- Tổ nào hát cuối cùng là thắng
c. Tìm ẩn số các bài hát, bài thơ
- Yêu cầu tìm nhanh, tìm đúng
- Người dẫn chương trình nêu từng ẩn số
d. Hát về các bài hát VN anh hùng, các anh hùng liệt sĩ thương binh
- Yêu cầu hát ngâm thơ
- Bốc thăm
- Chấm điểm
5. Kết thúc hoạt động
Hoạt động 3: GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH
Hoạt động 4: HỘI VUI HỌC TẬP
Trò chơi “Tôi biết..”: - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một bong bóng chuyền cho nhau, nếu bong bóng đến tay bạn nào thì bạn đó sẽ nói to tên những anh hùng của quê hương đất nước. Nếu đúng sẽ phát một phần thưởng
* Gợi ý: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Vừ A Dính, Trần Văn Ơn, Nguyễn Viết Xuân
- Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát ca ngợi sự hy sinh cao cả của anh hùng. Bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”.
 1: Truyền thống cách mạng của quê hương em
* Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương:
- Thể lệ: Mỗi tổ cử một đại diện lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình (trong khi trình bày nếu có tranh ảnh, tư liệu kèm theo để minh hoạ thì càng tốt). Sau mỗi lượt trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi để làm sáng tỏ nội dung của tổ viên đang trình bày.
 2: Thi hỏi đáp
- Người DCT thông qua thể lệ.
- HS trả lời đúng nhận một phần quà.
 Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vảo ngày tháng năm nào. Tại đâu
ð Ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng
‚ Hãy cho biết tên của xã anh hùng tại huyện Tam Nông
ð Xã Tân Công Sính
ƒ Trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu đã hô vang câu nói gì?
ð Chị hát bài “Tiến quân ca”. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này thiết tha bay bổng, say s ư a át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trư ởng lê d ư ơ ng. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ng ư ng hát và hét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”. “Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
„ Bạn biết gì về Gò Quản Cung – Giồng Thị Đam 
ð Ngày 26 tháng 9 năm 1959, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân – tiền thân Tiểu đoàn 502 tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp), lần đầu ra quân đã đánh thắng trận phục kích vận động trên đồng nước tại Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, bẻ gãy cuộc hành quân cấp Trung đoàn của địch, diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.
Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung nằm phía hữu ngạn kinh Phú Hiệp, cách trung tâm huyện Tam Nông khoảng 12 km đường chim bay. Trong kháng chiến, ở Đồng Tháp vào mùa nước nổi, những giồng, gò là nơi phòng thủ, tiến công lợi hại của quân ta và cũng là điểm tập trung đánh phá của địch. Mùa nước năm 1959, địch điều hai Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 23 bộ binh và một giang lực gồm 01 tàu LCM, 02 tàu phom đến tỉnh Kiến Phong do tên Trung tá Trần Hoàng Quân chỉ huy mở cuộc hành quân lớn tìm diệt quân giải phóng ở Đồng Tháp Mười.
… “Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm ngón tay trên một bàn tay..” Đó là lời hát trong bài hát nào?
ð Năm anh em trên một chiếc xe tăng
† Anh hùng Nguyễn Viết Xuân đã có câu nói đanh thép như thế nào?
ð “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”
‡ La Văn Cầu đã chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch nào?
ð Trong trận Đông Khê (Chiến dịch Biên giới 1950).
ˆ Tên gọi đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
ð Đội VN tuyên truyền giải phóng quân
‰ Từ khi thành lập đến nay, Đội VN tuyên truyền giải phóng quân đã đổi tên mấy lần. Hãy kể chi tiết?
ð	Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – 22/12/1944
Ngày 15 tháng 4 năm 1945 Giải phóng quân – 15/04/1945
Vệ quốc đoàn – Tháng 11/1945
Quân đội Quốc gia Việt Nam – 22/05/1946
Quân đội Nhân dân Việt Nam - 1950
Š Nước ta trải qua bao nhiêu năm độ hộ của thực dân Pháp
ð Từ 1858 đến 1945 – gần 100 năm.
 3: Trò chơi ô chữ
- Các tổ trình bày kết quả trên giấy A0, sau khi người DCT đọc câu hỏi. Xong 7 câu hỏi các tổ dán lên bảng
- Mỗi câu đúng đạt 10 điểm
- Tổng kết điểm, phát thưởng
 Œ 7 chữ cái – Đây là tên nước ta từ buổi đầu dựng nước
ð VĂN LANG
 15 chữ cái – Tên của bài hát mà trong đó có đoạn “ Mùa thu rồi ngày hai ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến..”
ð NAM BỘ KHÁNG CHIẾN
Ž 11 chữ cái – Trận đánh nào mà 55 ngày đêm quân ta chiến đấu đã giành thắng lợi hoàn toàn
ð ĐIỆN BIÊN PHỦ
 12 chữ cái – Chiến dịch Điện Biên Phủ do ai chỉ huy 
ð VÕ NGUYÊN GIÁP
 Ai là người đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai
ð PHAN ĐÌNH GIÓT
‘ 9 chữ cái – Tên của một con sông, nơi diễn ra trận thắng lớn của quân ta chống xâm lược nhà Tống
ðNHƯ NGUYỆT
’ Năm 2010 là năm lần thứ 20 mà con người phát hiện ra loại virus này
ðHIV
4: Thi tài trí
- Nội dung gồm một số phần như sau: “Tiếp sức giải toán”, “Điền từ”. Các câu hỏi thuộc lĩnh vực các môn học. Sau đó các tổ thảo luận với nhau trong thời gian cho phép rồi trả lời. Tổ nào ra tín hiệu trước thì được quyền trả lời. Nếu không trả lời được thì tổ khác trả lời, nếu không có tổ nào trả lời được thì dành cho khán giả (Mỗi tổ cử 3 bạn).
- Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm.
- Đội nào có tổng số điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng
- Ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả chung cuộc.
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
1. _________một khối căm hờn trong cũi sắt (Gặm)
2. Nước ta có _________dân tộc sinh sống (54 dân tộc)
3. Cây lấy khí _________ thải khí _________ là quá trình quang hợp (CO2 – O2)
4. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán do _________ lãnh đạo. (Ngô Quyền)
5. _________ là một môn học mang lại sức khoẻ cho mọi người (Thể dục)
6. _________ dùng để biểu diễn hình dạng bên trong vật thể. (Hình cắt)
7. Tranh _________ được đặt nơi công cộng. (cổ động)
8. Quyền được Bác Hồ quan tâm trước hết. (trẻ em)
9. Trong một tam giác, đường nào chia tham giác thành hai miền có diện tích bằng nhau? (Đường trung tuyến)
10. Tác giả của bài hát “Tuổi hồng” (Trương Quang Lục)
11. Những tác nhân không gây lây nhiễm HIV: Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,... Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,... Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,... Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,... 
5: Thi tài năng
- Lớp cử ra ban giám khảo gồm 3 người.
- Mỗi tổ sẽ trình bày phần biểu diễn tài năng của mình đã chuẩn bị (Hát, múa, đọc thơ, đóng kịch, kể chuyện hài, ảo thuật)
- Sau khi tiết mục biểu diễn xong thì BGK cho điểm. Đội có điểm cao nhất sẽ nhận phần thưởng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngll_lop_8_chu_diem_thang_12_uong_nuoc_nho.doc