Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 19+20

- Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, PKTQ đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhăm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ, từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt nhân dân ta theo phong tục và luật Hán. Chíng sách “ đồng hoá” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện.

docx6 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 19+20, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG HỌC LỊCH SỬ 6 TUẦN 3 – 4
Bài 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Từ giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI)
- Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, PKTQ đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhăm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ, từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt nhân dân ta theo phong tục và luật Hán. Chíng sách “ đồng hoá” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện.
- Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại PKTQ ko chỉ nhằm xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xoá bỏ sự tồn tại của DT ta.
- Nhân dân ta đã ko ngừng đấu tranh để thoát khỏi tai hoạ đó.
Hoạt động học 
Nội dung 
Em hãy cho biết Châu Giao có mấy quận? Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm những quận nào của Châu Giao ?
(Gồm 9 quận, Âu lạc cũ bao gồm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam).
Đất Âu lạc cũ thời kỳ đó chịu sự thống trị của nhà Ngô thời tam Quốc và nhà Ngô gọi vùng đó là vùng Châu Giao. Như vậy về mặt hành chính Châu Giao có sự thay đổi.
Về tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I -> VI có gì khác trước ?
- Khác trước: Thời Triệu Đà các lạc tướng (người Việt), vẫn nắm quyền trị dân ở huyện, đến nhà Hán các huyện lệnh là người Hán.
Em có nhận xét gì về sự thay đổi này ?
Âm mưu thôn tính nước ta vĩnh viễn.
Nhà Hán thực hiện chính sách bóc lột như thế nào?
- Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế nhất là muối và sắt.
- Lao dịch.
- Cống nạp các sản vật quí: Sừng tê, ngà voi, vàng, bạc, thợ khéo (đem về TQ) .
Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế đặc biệt là muối và sắt?
- Để bóc lột nhân dân ta nhiều hơn, muối ai cũng phải dùng hàng ngày, sắt: công cụ sản xuất đều bằng sắt, vũ khí đều bằng sắt -> Hạn chế sự phát triển kinh tế nước ta. Hạn chế sự chống đối của nhân dân ta đối với chúng. Ngoài bóc lột bằng thuế chúng còn bóc lột bằng lao dịch: Lao động phục dịch trong nhà các quan lại Hán.
Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ ? 
(Tàn bạo, đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Đó chính là nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa sau này.)
Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta ?
(Đồng hoá dân ta) - bắt nhân dân ta học tiếng Hán, theo luật pháp và phong tục tập quán người Hán.
Vì sao phong kiến phương Bắc muốn đồng hoá dân ta ?
Nhằm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ, thực hiện chính sách “đồng hoá” dân taxoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. (Biến nước ta thành quận, huyện của TQ).
Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt ?
( Công cụ sản xuất và vũ khí được chế tạo băng sắt nên nhọn, sắc, bền hơn công cụ và vũ khí bằng đồng. Do vậy sản xuất đạt năng xuất cao hơn và chiến đấu có hiệu quả hơn. Nhà Hán giữ độc quyền về sắt để hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu, hạn chế được sự chống đối của nhân dân)
Căn cứ vào đâu em khẳng định nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển ?
(Di chỉ, mộ cổ tìm thấy nhiều công cụ nhiều công cụrìu, mai, cuốc. Vũ khí: kiếm, giáo, kính. lao)Thế kỷ III nhân dân ven biển dùng lưỡi sắt, biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Trong nông nghiệp có sự phát triển như thế nào?
- Dùng trâu, bò: cày, bừa.
- Có đê phòng lụt, cấy lúa hai vụ, trồng các loại cây, chăn nuôi.
Ngoài nghề nông người Châu Giao còn biết làm nghề gì khác?
Về thủ công nghiệp: Nghề rèn sắt, làm gốm p.triển nhiều chủng loại: bát, đĩa, gạchNghề dệt phát triển: vải bông, vải gaidùng tơ tre dệt thành vải “ vải Giao Chỉ”.
Về thương nghiệp thời kì này ra sao?
- Chợ làng, chợ lớn, thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI.
- Nhà Hán trực tiếp cai quản các huyện.
- Nhân dân ta chịu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp .
- Đồng hoá nhân dân ta.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
- Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
- Về nông nghiệp: dùng trâu, bò cày bừa, có đê phòng lụt, trồng 2 vụ lúa trên năm, trồng cây ăn quả
- Về thủ công nghiệp: Rèn sắt, gốm, dệt vải phát triển.
- Về thương nghiệp: Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
Câu hỏi :
1/ Vì sao PK phương Bắc muốn đồng hoá dân ta ?
 – Biến nước ta thành quận, huyện của TQ.
 – Muốn chiếm đóng lâu dài trên đất nước ta.
 – Cả hai ý trên.
* Bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào ô em cho là đúng.
1. Nhà Hán đã thực hiện những gì nhằm thôn tính vĩnh viễn nước ta?
A - Tổ chức bóc lột triệt để nhân dân ta.
 B - Loại trừ người Âu Lạc khỏi bộ máy cai trị.
C - Xoá bỏ mọi phong tục tập quán của nhân dân ta.
D - Tất cả các câu trên đều đúng.
2. Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt ?
A - Muốn cướp sắt của nước ta nhiều hơn.
B - Hạn chế kinh tế nước ta phát triển.
 C - Kìm hãm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
D - Tất cả các câu trên đều đúng.
Bài 20. TỪ SAU TRƯƠNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Từ giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI ) (tiếp)
- Cùng với sự phát triển kinh tế tuy chậm chạp ở thế kỷ I- thế kỷ VI, xã hội nước ta có nhiều chuyển biến sâu sắc: Do chính sách cướp ruộng đất và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nông dân công xã nghèo thêm, một số ít rơi vào địa vị người nông dân lệ thuộc và nô tỳ. Bọn thống trị người Hán cướp đoạt ruộng đất, bắt dân ta phải cày cấy. Một số quý tộc cũ người Âu Lạc trở thành hào trưởng, tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn bị xem là kẻ bị trị.
- Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hoá” của người Hán, tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục tập quán của người Việt.
- Những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa bà Triệu.
Hoạt động học 
Nội dung bài học
Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta ?
- Thời Văn Lang - Âu Lạc: xã hội phân hoá thành 3 tầng lớp: Quý tộc, công dân công xã và nô tỳ -> có sự phân chia giàu nghèo => xã hội Âu Lạc trước khi bị PK đô hộ, bước đầu đã có sự phân hoá .
- Thời kỳ đô hộ: 
+ Quan lại đô hộ (phong kiến nắm quyền cai trị). 
+ Địa chủ Hán cướp đất ngày càng nhiều, càng giàu lên nhanh chóng và quyền lực lớn.
+ Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc bị mất quyền thống trị trở thành địa chủ (hào trưởng) địa phương, họ có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép => Họ là lực lượng lãnh đạo nông dân đứng lên đấu tranh chống bọn PK phương Bắc.
+ Nông dân công xã bị chia thành nông nô, nông dân lệ thuộc và nô tì (Nô tỳ là tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội.)
Chúng thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị nước ta?
- Mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, luật lệ phong tục Hán vào nước ta.
Theo em, phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách văn hoá đó, nhằm mục đích gì?
=> tiếp tục thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc ta.
Kết quả việc đồng hoá này như thế nào?
- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và giữ phong tục, tập quán của mình: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy....
Vì sao dù bị đồng hóa người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?
Nguyên nhân: Trường học do chính quyền đô hộ mở để dạy tiếng Hán, nhưng chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ ko có điều kiện cho con em mình đi học, vì vậy họ vẫn giữ được phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên vì được hình thành xây dựng vững chắc từ lâu đời, nó trở thành bản sắc riêng của DT Việt và có sức sống bất diệt.
Chuyển ý :không cam chịu kiếp sống nô lệ, chịu sự chèn ép, bóc lột tàn bạo, chính sách đồng hóa, nhân dân ta đã liên tiếp vùng lên khởi nghĩa. 
Nguyên nhân gì làm cho cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ?
Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô; Nhân dân ta căm thù quân đô hộ => quyết tâm đứng lên chống lại chúng.
Em hiểu biết gì về bà Triệu ? (SGK)
Tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái Triệu Quốc Đạt- một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định-Thanh Hóa). Là người có sức khoẻ, có chí lớn, mưu trí. Năm 19 tuổi bà đã cùng anh trai mài gươm luyện tập võ nghệ, chiêu tập nhiều binh sĩ trên đỉnh núi Nưa chuẩn bị khởi nghĩa. Mến mộ bà, nghĩa quân ngày đêm luyện tập chờ ngày nổi dậy.
Câu nói của bà Triệu có ý nghĩa gì ?
Ý chí bất khuất, kiên quyết đấu tranh giàng độc lập DT.
Diễn bến khởi nghĩa bà Triệu ?
- Năm 248 khởi nghĩa bà Triệu bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc –T.Hoá), 
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh quân Ngô ở Cửu Chân, đánh khắp Giao Châu.
Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
Khởi nghĩa bị THẤT BẠI. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng, bấy giờ bà mới có 23 tuổi. 
Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại ?
Lực lượng chênh lệch, quân Ngô mạnh nhiều kế hiểm độc.
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng có ý nghĩa như thế nào ?
Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết giành lại độc lập của dân tộc ta.
HS: Quan sát kênh hình 46.
HS: Đọc bài ca dao, liên hệ nhân dân ghi nhớ công ơn bà Triệu ( ĐẶT tên đường )- Bà Triệu mất, nhưng hình ảnh Bà luôn sống mãi trong lòng dân người Việt. Nhân dân ta đời đời biết ơn Bà Triệu.
Qua hành động, sự hy sinh anh dũng của Bà Triệu, theo em, mỗi người HS chúng ta cần có trách nhiệm và hành động gì ?
Cố gắng học hành, rèn luyện, bảo vệ các di tích lịch sử .
Chốt bài : Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô, bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân chống lại, song vì lực lượng quá chênh lệch, quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế, nên khởi nghĩa thất bại.
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I – VI
+Xã hội:
Từ thế kỷ I -> VI người Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp nắm đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn.
+Văn hóa:
- Mở trường dạy chữ Hán.
- Đưa văn hóa, luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
=> Đồng hoá dân tộc ta.
4. Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)
+ Nguyên nhân:
Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô
+ Diễn biến:
- Năm 248 khởi nghĩa bà Triệu bùng nổ ở Thanh Hoá.
- Đánh ra khắp Giao Châu .
- Giặc: Huy động lực lượng vừa đánh vừa mua chuộc, chia rẽ nội bộ của ta.
+ Kết quả : Thất bại 
+Ý nghĩa: Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết giành lại độc lập của dân tộc ta.
* Bài tập: (bảng phụ)
Nội dung câu hỏi
Đáp án
Dưới chính sách cai trị của nhà Hán, nhà Ngô, xã hội nước ta phân hóa ntn?
Chính quyền đô hộ mở trường học chữ Hán ở nước ta nhằm mục đích gì?
Do đâu mà cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ?
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm nào ?
Đầu tiên, nghĩa quân đánh chiếm các thành ấp ở đâu ?
Sau đó, nghĩa quân đánh ra khắp đâu ? 
Toàn thể Giao Châu đều bị làm sao ? 
Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở đâu ?
Quân Ngô lo sợ cử sáu nghìn quân sang đàn áp, do ai chỉ huy ?
Chúng vừa đánh vừa mua chuộc và... còn thủ đoạn nào nữa ?
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho điều gì ?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_1920.docx
Bài giảng liên quan