Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 22 đến 29 - Chủ đề: Đại Việt dưới Thời Trần (Thế kỉ XIII - XIV)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

 - Những nét chính về cuộc kháng chiến lần III , những trận đánh quyết định như Vân Đồn, Bạch Đằng.

-Tinh thần toàn dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc của quân và dân thời Trần qua các sự kiện nhân vật lịch sử cụ thể tiêu biểu.

2. Kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử .

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

 - Năng lực chuyên biệt:

+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.

+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III. PHƯƠNG TIỆN:

 Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Nguyên lần ba, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

 

docx37 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 22 đến 29 - Chủ đề: Đại Việt dưới Thời Trần (Thế kỉ XIII - XIV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ươc phần phía bắc Cham pa. Kế hoạch xâm lược Cham pa bước đầu phá sản.
2. Hoạt động 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
	- Mục tiêu: Biết được công tác chuẩn bị của nhà Trần.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, 
- Phương tiện: Máy chiếu.
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược ĐV, vua Trần đã làm gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. 
? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?
? Hội nghị này rất quan trọng, vì sao?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Hội nghị Bình Than : Bàn kế phá giặc 
- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc kháng chiến.
- 1285 : Hội nghị Diên Hồng : Ý chí tiêu diệt giặc của toàn dân ta 
- Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

 3. Hoạt động 3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi 
- Mục tiêu: Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai. 
- Phương pháp: Thảo luận cá nhân, nhóm.
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu HS tường thuật diễn biến của cuộc kháng chống quân Nguyên lần hai.
- Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực, Thoát Hoan đã làm gì ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. 
? Trận chiến này ta đạt được những kết quả gì?
? Nêu cách đánh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
a. Diễn biến: (sgk)
b. Kết quả:
- Nhân lúc quân giặc gặp khó khăn, nhà Trần cho quân tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi .
- Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước .
- Thoát Hoán chui vào ống đồng trốn về nước, Toa đô bị chém đầu.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về âm mưu xâm lược Cham pha và Đại Việt của quân Nguyên, công tác chuẩn bị và cuộc kháng chiến của nhà Trần chống quân Nguyên.
	- Thời gian: 3 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
	1.Nhận biết:
Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, người tự giương lá cờ “Phá cường địch báo hoàng ân” là
A.Trần Quốc Tuấn. B. Phạm Ngũ Lão
 	 C.Trần Khánh Dư. D.Trần Quốc Toản .
Câu 2: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào:?
 	A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần I. 
 	B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần II. 
 	C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần III. 
 	D. Vào thời điểm sau khi đánh tan quân Nguyên.
Câu 3: Tháng 5-1288, quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu?
 	A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. B.Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương 
 	C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu. D.Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng.
2.Thông hiểu:
 	Câu 4: Hành động thể hiện ý chí quyết chiến của quân đội nhà Trần là
 A. tổ chức duyệt binh.
 B. tổ chức hội nghị Bình Than . 
 C. các chiến sĩ đều thích trên tay hai chữ “Sát Thát”
 D. tổ chức hội nghị Diên Hồng.
	Câu 5: Sát thát” có nghĩa là
 A. quyết chiến . B. đoàn kết.
 C. chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. D. giết giặc Mông Cổ.
 3.Vận dụng:
Câu 6: Một trong các cách đánh giặc của nhà Trần ở lần hai giống lần nhất là 
 A. tiến công để tự vệ.
B. dân biểu xin hàng.
C. cho sứ giả cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
 D. thực hiện ‘vườn không nhà trống” ở kinh thành Thăng Long
	- Dự kiến sản phẩm	 
Câu
1
2
3
4
5
6
ĐA
D
B
A
C
D
D
	3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- HS biết nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị của nhà Trần để chống quân Nguyên thắng lợi. Cách đánh giặc của nhà Trần trong lần hai
 	2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành 
 Câu hỏi: - Việc chuẩn bị của nhà Trần chống quân xâm lược có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến? (1258)
 - Em hãy nhận xét cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên lần hai.
 + HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
 	- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
 	- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi. 
 	3. Dự kiến sản phẩm:
 - Việc chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Nhà Trần có quân đội mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến, các tầng lớp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình nên một lực lượng cả nước đánh giặc.
 - Cách đánh giặc của nhà Trần trong lần hai:
 + Chỉ tổ chức chặn giặc ở vùng biên giới rồi rút quân để bảo toàn lực lượng.
 + Thực hiện vườn không nhà trống ở kinh thành Thăng Long.
 + Phá vỡ thế gọng kìm của chúng và đẩy chúng vào thế bị động.
Học sinh về chuẩn bị mục III.
************************************ 
Tiết 26
II.3 CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1288)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:
 - Những nét chính về cuộc kháng chiến lần III , những trận đánh quyết định như Vân Đồn, Bạch Đằng. 
-Tinh thần toàn dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc của quân và dân thời Trần qua các sự kiện nhân vật lịch sử cụ thể tiêu biểu.
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử .
3. Thái độ: 
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 - Năng lực chuyên biệt: 
+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.
+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. PHƯƠNG TIỆN: 
 Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Nguyên lần ba, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1 Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo án word.
 - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần ba, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
 - Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ .
 2. Chuẩn bị của học sinh
 - Đọc trước sách giáo khoa.
 - Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước:
 + Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.
 + Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần ba.
 + Tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Trình bày âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên?
3.Bài mới:
 3.1 Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới. 
 - GV cho học sinh xem tranh 
 Em hãy cho biết bức tranh này là hình ảnh của ai? ( Trần Hưng Đạo) 
 Em biết gì về vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
- GV dẫn dắt HS đi vào bài học
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt .
 - Mục tiêu: Âm mưu của nhà Nguyên ở lần III và sự chuẩn bị của nhà Trần
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm
- Phương tiện 
+ Ti vi, máy vi tính.
 - Thời gian: 10 phút.
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục 1.
- Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận câu hỏi.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS.
+ N1,2: Vì sao đã hai lần xâm lược ĐV đều thất bại nhưng vua vẫn tiếp tục xâm lược lần ba ?
 + N 3,4: Nêu những dẫn chứng về việc quân Nguyên chuẩn bị cho cuộc xâm lược ĐV ?-Cho hs đọc chữ nhỏ và nhận xét câu nói của vua Nguyên
+ N5,6: Qua sự chuẩn bị của vua Nguyên nói lên điều gì? Trước nguy cơ đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì ?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt .
a. Hoàn cảnh :
 -Vua Nguyên quyết tâm xâm lược ĐV lần III
 - Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.
b. Diễn biến : 
 -12-1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công ĐV .
 -Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ .
2. Hoạt động 2: 2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. 
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của trận Vân Đồn.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, hoạt động cá nhân.
- Phương tiện 
+ Ti vi, máy vi tính.
 - Thời gian: 10 phút.
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục 2.
- HS Trình bày diễn biến trận Vân Đồn theo lược đồ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.
- HS Trình bày diễn biến trận Vân Đồn theo lược đồ
- Kết quả của trận Vân Đồn ntn?
- Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các nhóm. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. 
a. Diễn biến :
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục
- Khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta đánh dữ dội.
b. Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm .
3. Hoạt động 3: 3. Chiến thắng Bạch Đằng.
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của trận Bạch Đằng, nhận xét cách đánh của quân ta
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện 
+ Ti vi, máy vi tính.
 - Thời gian: 15 phút.
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục 3 và trả lời các câu hỏi: 
- Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên ntn ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. 
- Đợi mãi không thấy lương đến, Thoát Hoan đã làm gì ?
- Trước tình thế đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì ?
- Dựa vào đâu mà vua Trần và TQT chọn sông BĐ làm nơi mai phục ?
- HS tường thuật diễn biến qua lược đồ .
- Hãy nêu ý nghĩa của trận BĐ năm 1288 ?
Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần III ? Có gì giống và khác so với hai lần trước ?
- So sánh với cách đánh của Ngô Quyền năm 938?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 3. Chiến thắng Bạch Đằng: 
- Hoàn cảnh :
- Tháng 1-1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long .
 - Ta thực hiện Kế hoạch “vườn không nhà trống” .
- Diễn biến: SGK
- Kết quả: Tiêu diệt phần lớn quân giặc, Ô Mã Nhi bị bắt sống
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: diễn biến của cuộc kháng chiến lần ba
+ Hiểu được thái độ của của nhà Trần đối với kẻ thù.
+ Phân tích cách đánh giặc của nhân dân ta trong lần thứ ba so sánh với lần hai. HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập. 
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
1.Nhận biết:
Câu 1: Bị thất bại sau hai lần xâm lược Đại Việt, thái độ của vua Nguyên là
A. không dám xâm lược Đại việt. B. cho sứ sang cống nạp
 C. đề nghị cho con trai sang ở rể. D. quyết tâm đánh Đại Việt lần ba.
Câu 2: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra trong những năm
 A. 1285 - 1286. B. 1286 - 1287 . C. 1287 - 1288 D. 1288 - 1289 
Câu 3: Tác giả của khúc khải hoàn ca “Tụng giá hoàn kinh sư” là
 A. Trần Hưng Đạo. B. Trần Quang Khải . C. Trần Thủ Độ. D. Trần Thái Tông.
Câu 3: Với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân ta đã bắt sống tướng nào của quân Nguyên?
 A. Hốt Tất Liệt. B. Toa Đô . C. Thoát Hoan. D. Ô Mã Nhi.
Câu 4: Hãy chọn đáp án nối đúng
 Nhân vật
Sự kiện
1. Trần Khánh Dư
a. Chỉ huy trận Bạch Đằng
2. Trần Hưng Đạo
b.“ Lá cờ thêu 6 chữ vàng”
3. Trần Quốc Toản
c.“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
4. Trần Thủ Độ
d.Tiêu diệt đoàn thuyền lương
 
 A. 1-.b, 2 - a , 3 - d, 4 – c. B. 1-.a, 2 – b, 3- d, 4 – c.
 C. 1-.c, 2 - a , 3 - d, 4 – b. D. 1-.d, 2 - a , 3 - b, 4 – c.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn, giải thích các sự kiện của thế giới ngày nay.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. (tùy theo thời gian giáo viên hỏi 1 trong các câu hỏi sau và có thể yêu cầu HS về tìm hiểu thêm ở nhà)
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành 
 Câu hỏi: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có khác lần hai?
 - Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp gì?
+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi. 
 3. Dự kiến sản phẩm:
 *Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có khác lần hai:
 - Tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để dồn chúng vào thế bị động
 - Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà nguyên đối với nước ta.
 * Công lao của Trần Quốc Tuấn:-
 - Chỉ huy cuộc kháng chiến.
 - Là nhà lí luận quân sự tài ba, là tác giả của bộ “Binh thư yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”
 - Là người tổ chức và chỉ đạo cuộc phản công trong cuộc kháng chiến lần hai chống quân Nguyên.
 - Là người quyết định tổ chức trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên 
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Chuẩn bị bài mới 
- Nêu nguyên nhân tháng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
************************************ 
Tiết 27 
II.4 NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN .
 I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên, quân dân ĐV đều thắng lợi . Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâmlược Mông Nguyên .
2. Kỹ năng: Phân tích so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung .	
	3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về truyền thống đoàn kết dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về công cuộc bảo vệ đất nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc khãng chiến của ông cha ta.
II. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện: Tranh ảnh, lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
 - Lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
 - Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tướng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
 	V. Tiến trình dạy học 
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
	3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Thời gian: 2 phút.
 - Tổ chức hoạt động
 - GV cho học sinh đọc câu : “ Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói này? Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân
 - Dự kiến sản phẩm 
 Tạo điều kiện để dân phát triển là kế sách lâu dài và quan trọng nhất để giữ nước. Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua ba lần khãng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu và mặc dù tương quan lực lượng luôn nghiên về quân giặc nhưng quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang và có ý nghĩa gì đối với đất nước, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.
 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 1. Hoạt động 1 Nguyên nhân thắng lợi.
	- Mục tiêu: Học sinh nắm được các nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của quân dân và dân ta tro

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_22_den_29_chu_de_dai_viet_duoi_th.docx
Bài giảng liên quan