Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 46: Những chuyển biến kinh tế - Xã hội ở Việt Nam và phong trào chống Pháp từ đầu thế kỉ đến năm 1918 (Tiếp) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thủy

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

 + Gíao án, tranh ảnh trong SGK.

 + Các tư liệu về cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX

 + Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

1. Chuẩn bị của học sinh:

 + Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK, sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

 + Sưu tầm tài liệu có liên quan đến cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), tranh ảnh các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX

 + Tập thuyết trình trước lớp

 

doc8 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 46: Những chuyển biến kinh tế - Xã hội ở Việt Nam và phong trào chống Pháp từ đầu thế kỉ đến năm 1918 (Tiếp) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 03 tháng 04 năm 2021
Tiết 46 Chủ đề
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ ĐẾN NĂM 1918 (Tiếp)
(Tích hợp hai bài 29, 30 thành một chủ đề )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc 
	 2. Năng lực: 
+Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp.
+Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện lại sự kiện khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam.
+Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác kênh hình,, tư liệu, sử dụng sơ đồ; phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn
3. Phẩm chất
- Yêu nước, chăm chỉ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
 	+ Gíao án, tranh ảnh trong SGK.
 	+ Các tư liệu về cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX
 	+ Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
Chuẩn bị của học sinh:
 + Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK, sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
 + Sưu tầm tài liệu có liên quan đến cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), tranh ảnh các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX
 + Tập thuyết trình trước lớp
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- Trình bày được, thời gian, mục đích, nội dung, cách tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam 
- Giải thích được mục đích thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương
Đánh giá tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào
Những chuyển biến về kinh tế xã hội
Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác.

- Lý giải được sự chuyển biến của xã hội Việt Nam do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam 
- Phân tích được địa vị xã hội, thái độ chính trị cuả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối tk XIX- đầu tk XX.
- Đánh giá được tác động của CTKT thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế việt Nam

Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Nêu được thời gian, mục đích, hình thức hoạt động của phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
 Giải thích được vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới 
- So sánh được sự khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu tk XX với phong trào yêu nước cuối tk XIX về mục đích, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh.
Nhận xét được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó.
	IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI
	Câu hỏi nhân biết
	1. Nêu chính sách khai thác của TDP trong các ngành nông nghiệp,công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính
	2. Nêu những chính sách VH - GD của thực dân Pháp ở Việt Nam?
	3. Nêu tên các giai cấp tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị
4.Nêu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành ?
	Câu hỏi thông hiểu
Bộ máy cai trị của TDP ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Tổ chưc bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ X I X đầu thế kỷ X X có đặc điểm gì?
Các chính sách khai thác thuộc đại của thực dân Pháp nhằm mục đích gì?
Chính sách VH - GD của Pháp nhằm mục đích gì?
Giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao? Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?
Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị, họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?
 Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?
Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?
Kết quả những hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài?
	Câu hỏi vận dụng
1.Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?
2.Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đông Dương đầu thế kỷ XX và rút ra hệ thống chính quyền của Pháp
3.Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..
4.Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?
5.Vẽ sơ đồ về các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
6.Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau: Giai cấp, nghề nghiêp, thái độ chính trị
Câu hỏi vận dụng cao
1.Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?
2.Đầu thế kỷ XX Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó? Vì sao ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?
3.Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn? Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?
4.Chủ trương đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập, đào tạo cán bộ trong phong trào Đông Du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh, cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay?
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời điểm 
Thời lượng
Nội dung cụ thể
Thiết bị DH, Học liệu

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP (1897-1914)
 
Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
45
5p
Giới thiệu chủ đề

15p
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
15p
2. Chính sách kinh tế.

10p
3. Chính sách văn hóa, giáo dục


Những chuyển biến về kinh tế xã hội
Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm

46
15p
1. Các vùng nông thôn
Hình ảnh nông dân thời Pháp Thuộc
15p
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
Hình ảnh công nhân thời pháp thuộc
15p
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc


Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX đến 1918
Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm

47
15p
1.Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất:
a. Phong trào Đông Du
- Tranh Phan Bội Châu
- Tranh lưu học sinh của phong trào Đông du
15p
b. Đông kinh nghĩa thục
- Tranh ảnh sỳ phu trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
15p
c. Cuộc vận động Duy tân

Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm

48
10p
2 Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên( 1917) 

10p
Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi đi tìm đường cứu nước
- Bến cảng nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Lược đồ hành trình cứu nước NAQ
25p
Tổng kết chủ đề
Sơ đồ, bảng biểu liên quan
VI. TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
Trình bày những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Phápđối với nhân dân ta?
3. Bài mới:
3.1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về chính sách khai thác thuộc địa
b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem 2 bức ảnh ( H.98.99) để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm học tập: 
d) Cách thức tiến hành hoạt động:
Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới 
- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, XH VN có những chuyển biến sâu sắc Vậy đó là những chuyển biến như thế nào. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 ở mục II.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM
	a) Mục tiêu: Trình bày được sự phân hóa của xã hội Việt Nam
	b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
	c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
	 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Các vùng nông thôn.
-Mục tiêu: HS nắm được chính sách khai thác của Pháp đã làm xã hội VN thay đổi
-Phương thức: Hoạt động nhóm
-Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau
Nhóm 1,2
 - Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao? 
Nhóm 3,4
 - Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?
- Bước 2: Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khich HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đến các nhóm theo dõi
- Bước 3: HS báo cáo thảo luận
- Bước 4: HS nhận xét đánh giá kết quả của bạn
-HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi.
-Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
-GV chuyển ý
Mục 2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
-Mục tiêu: HS nắm được Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
Phương thức: Hoạt động nhóm
- Bước 1: Gv chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu 
- Nhóm 1, 2: ?Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..
- Nhóm 3, 4: ?Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?
- Nhóm 5, 6: ?Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
- Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đến các nhóm theo dõi
- Bước 3: HS báo cáo thảo luận
- Bước 4: HS nhận xét kết quả của bạn
-GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của Hs; chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho HS
*GV giới thiệu chuyển ý
Mục 3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
-Mục tiêu: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
-Phương thức: Hoạt động nhóm
- Bước 1: Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu sau
-Nhóm 1, 2: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19?
-Nhóm 3, 4:Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó 
-Nhóm 5, 6: Vì sao đầu TK XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?
Nhóm 7, 8: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?
- Bước 2: HS đọc SGK thực hiện yêu cầu
-GV đến các nhóm theo dõi
- Bước 3: HS báo cáo thảo luận
- Bước 4:HS nhận xét, đánh giá kết quả của bạn
-GV bổ sung phần nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hs; chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho HS.
1. Các vùng nông thôn:
- Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp.
- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.
- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:
+ Tư sản
+ Tiểu tư sản thành thị.
+ Công nhân.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
- Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường TBCN ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam.
- Các trí thức nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước.
=> Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP:
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
	c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
	d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Câu 1.Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?
Câu 2. Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau:
Giai cấp, tầng lớp
Nghề nghiệp
Thái độ chính trị









Câu 5. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo yêu cầu dưới đây:
Phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
 
 
 
 
 
 
Dự kiến sản phẩm
Giai cấp, tầng lớp
Nghề nghiệp
Thái độ chính trị
Tư sản
Nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ thủ công
Tiềm lực kinh tế họ yếu ớt, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Tiểu tư sản
các chủ xưởng nhỏ và viên chức cấp thấp
Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
Công nhân
công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp và nông dân
Họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

Phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
Phong trào Đông du (1905-1909)
Giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ
Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước
Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì (1908)
Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập
Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Chống đi phu, chống sưu thuế
Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động
 	3.3.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 	* Mục tiêu:
 	- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
 	- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.
 	 *Tổ chức thực hiện:
GV: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
1. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn? Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?
Gợi ý
Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Do đó, chính sách đưa học sinh, cán bộ đi học tập nước ngoài rất được chú trọng. Đó là chính sách để chúng ta học hỏi thêm những tiên tiến, công nghệ mới từ bên ngoài để về áp dụng phát triển đất nước.
sản.
 	* Hướng dẫn học sinh học bài:
 	- Học bài, làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài mới, bài 30 mục I: Phong trào yếu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất (Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi liên quan)

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_46_nhung_chuyen_bien_kinh_te_xa_h.doc
Bài giảng liên quan