Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 5 đến 7 - Chủ đề: Các nước Châu Á - Năm học 2019-2020

- 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia ban đầu của 5 nước: Ma-lai-xi- a; In-đô-nê-xi-a; Phi- líp-phin; Xin- ga-po; Thái lan

- Trong thời kì mới thành lập, ASEAN có 2 văn kiện quan trọng là :

1. “Tuyên bố Băng Cốc” Mục tiêu: (8-1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế, văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

2. “ Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á”- Hiệp ước Ba-li ( 2-1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

docx10 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 5 đến 7 - Chủ đề: Các nước Châu Á - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Ngày soạn:6 / 10 / 2019
 Ngày dạy: Thứ 5/10,17,24/10/2019
 Lớp dạy:9A,B,C 
Tiết 5,6,7: CHỦ ĐỀ 
CÁC NƯỚC CHÂU Á
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1- Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm một cách khái quát tình hình các nước Châu Á: Qúa trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển hợp tác sau khi giành độc lập.
 - Các nước Đông Nam Á: Cuộc đấu tranh giành độc lập, sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
 - Tình hình một số nước của Châu Á: Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Sự phát triển của Nhật Bản.
2- Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng tổng hợp, phân tích và sử dụng bản đồ Đông Nam Á, bản đồ thế giới.
3- Tư tưởng: 
Giáo dục học sinh tinh thần quốc tế đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng xây dựng xã hội giàu đẹp. Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân ta và nhân dân các nước trong khu vực.
* Tích hợp môi trường : Xác định trên lược đồ vị trí các nước giành độc lập.
B. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
 - Bản đồ thế giới ( BĐ: Phong trào GPDT ở châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh)
 2- Học sinh: Chuẩn bị bài mới 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày những nét chính về phong trào độc lập của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX?
* Giới thiệu bài mới:
 Châu Á với diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, Châu Á có nhiều biến đổi sâu sắc, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập. Từ đó đến nay các nước đang ra sức củng cố độc lập, phát triển kinh tế, xã hội. Hai nước lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, vị thế của các nước này ngày càng lớn mạnh
 Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1:
- Gv dùng bản đồ Châu Á giới thiệu vị trí địa lý .
? Qua tìm hiểu, hãy cho biết Châu Á có đặc điểm gì về diện tích, dân số, tài nguyên ?
- Diện tích: Rộng nhất thế giới – gần 43.500.000 Km2 (gấp hơn 4 lần Châu âu).
- Dân số: Nhiều nhất thế giới => có nguồn lao động rẻ.
- Là châu lục giàu có về tài nguyên, nhiều dầu mỏ nhất thế giới (VD: Trung Đông – chiếm 2/3 trữ lượng dầu mỏ thế giới).
? Lịch sử Châu Á trước chiến tranh thế giới thứ II như thế nào.
? Sau năm 1945 phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á diễn ra như thế nào?
? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á lại phát triển mạnh mẽ và lan ra cả Châu Á ?
? Lập niên biểu các nước tuyên bố độc lập về đấu tranh giải phóng dân tộc ?
? Kết quả của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn này.
? Từ nửa sau thế kỷ XX tình hình Châu Á diễn ra như thế nào.
? Tại sao nửa sau thế kỷ XX tình hình Châu Á không ổn định? Dẫn chứng?
- GV: Giải thích “Chiến tranh lạnh”
? Sau khi giành được độc lập, các nước Châu á đã phát triển Kinh tế – XH như thế nào ? Kết quả.
- GV: Sau khi giành độc lập các nước Châu Á đã xây dựng đất nước theo nhiều con đường khác nhau:
+ TBCN: Xin-ga-po, In - đô - nê – xi- a, Thái lan
+ XHCN: Việt Nam, Lào, Trung quốc, Mông cổ
GV: Sự tăng trưởng KT nhanh chóng, khiến nhiều người dự đoán rằng “thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu á”. Trong đó: Ấn Độ là 1 ví dụ.
? Sự phát triển K.Tế của Ấn Độ từ 1945 đến nay như thế nào.
? Em có đánh giá nhận xét gì về lịch sử Châu á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- GV: dùng bản đồ Đông Nam Á.
? Xác định trên bản đồ vị trí, đặc điểm của khu vực Đông Nam Á
- H/s quan sát.
- Rộng 4,5 triệu Km2.
- Có 11 nước với 536 triệu người ( 2002)
? Kể tên các nước thuộc Đông Nam Á?
? Cho biết tình hình của các nước Đông Nam Á trước năm 1945?
? Nêu nét nổi bật của Đông Nam Á từ 1945 – 1950?
- H/s đọc dòng chữ nhỏ SGK – tr21.
? Lập niên biểu các nước tuyên bố độc lập về đấu tranh giải phóng dân tộc ?
? Từ những năm 50 các nước Đông Nam Á có sự phân hoá thế nào trong đường lối đối ngoại?
- Do Mỹ can thiệp 9/1954 Mỹ – Anh – Pháp thành lập SEATO.
- Mỹ mở chiến tranh VN, Lào, Căm – Pu – chia, In - đô - nê - xi – a, Miến Điện, thi hành chính sách hoà bình trung lập.
GV chuyển ý
? Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Tổ chức ASEAN thành lập thời gian nào?
? Bao nhiêu nước tham gia ? Mục tiêu.
? Trong thời kì mới thành lập, ASEAN có mấy văn kiện quan trọng ? Đó là những văn kiện nào ? 
 - GV: Đọc sơ lược nội dung tuyên bố Băng Cốc (1967).
GV: Giới thiệu hình 10.
- HS : đọc dòng chữ nhỏ sgk và nội dung của Hiệp ước Ba – li (1976).
? Tình hình ở Đông Dương từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX ? 
? Nền kinh tế của các nước ASEAN phát triển thế nào.
- Xin -ga -po: kinh tế hàng năm tăng 12%.
Thái Lan:1987–1990 mỗi năm tăng 11,4 %.
? Sơ lược tình hình chung của Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh.
- Tình hình được cải thiện rõ rệt.
- Mở rộng tổ chức ASEAN
? Cho biết thời gian và tên nước gia nhập ASEAN trong những năm tiếp theo (từ 6 nước phát triển thành 10 nước)?
? Tại sao có thể nói từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam á?
- H/s thảo luận nhóm (3 phút).
- GV: gọi đại diện nhóm trả lời.
- H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr25.
- GV: tổng hợp ý.
? Việc thành lập tổ chức ASEAN có ý nghĩa thế nào.
- Lần đầu trong lịch sử 10 nước Đông Nam á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
? quan sát hình 11; Hội nghị cấp cao ASEAN họp tại Hà Nội ( sgk) và nêu nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức này?
- GV: Đọc dòng chữ nhỏ SGK – tr25? 
Tình hình Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật ?
? Kết quả của cuộc nội chiến ?
? Thời gian và ý nghĩa của sự ra đời nước nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa 
Tiết 3
- H/s quan sát.
? Nêu hiểu biết của em về Nhật bản.
? Trong chiến tranh thế giới thứ hai Nhật ở phe nào.
? Sau chiến tranh tình hình Nhật ra sao.
- Lạm phát kéo dài 1945 - 1949.
- Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật tàn phá nặng nề đất nước.
 ? Nhật đã làm gì để giải quyết khó khăn.
? Nội dung của cuộc cải cách.
? Em có nhận xét gì về cải cách của Nhật bản.
- Những cải cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội
? Cải cách đó có ý nghĩa như thế nào.
? Quan sát lược đồ 17.Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai-sgk, xác định vị trí một số thành phố lớn.
? Nền kinh tế Nhật phát triển bắt đầu vào thời gian nào ? Tại sao?
? Cụ thể nền kinh tế phát triển thế nào.
GV: giới thiệu hình 18, 19, 20.
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế và sự phát triển KHKT của Nhật Bản.
? Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Nhật phát triển nhanh.
- H/s thảo luận (3 phút).
- Không phải chi tiền cho việc bảo đảm quốc phòng an ninh (Mỹ bảo hộ).
- ứng dụng những thành tựu tiến bộ KHKT , cử sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập
- Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản đóng một vai trò vô cùng quan trọng “ Trái tim sự thành công của nước Nhật” ... 
GV: giới thiệu nội dung SGV/ 42, Thầy cô giáo và cha mẹ Nhật Bản luôn giáo dục con: đất nước ta bị chiến tranh tàn phá, tài nguyên khan hiếm nên phải cần cù lao động và học tập mới thoát khỏi khó khăn. Nhấn mạnh những ưu điểm của người Nhật.
? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?
? Mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng nền kinh tế Nhật gặp hạn chế gì.
? Năm 90 thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật phát triển thế nào ? Dẫn chứng cụ thể.
- H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr39.
?
 Yêu cầu đặt ra cho kinh tế Nhật Bản là gì?
? Chính sách đối ngoại thể hiện như thế nào.
? Tại sao Nhật phải lệ thuộc vào Mỹ?
? Cho biết nội dung của hiệp ước này?
HS trình bày nội dung SGK/39
? Chính sách cơ bản của Nhật Bản trong đối ngoại là gì?
- GV: đọc tài liệu tham khảo SGV
? Mối quan hệ giữa Việt Nam với Nhật bản như thế nào.
- Nhật Bản là nước đầu tư rất nhiều vốn ODA cho Việt Nam để xây dựng kinh tế, phát triển giáo dục.
I. Tình hình chung.
a- Trước chiến tranh:
- Là các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
b- Sau chiến tranh
* Chính trị: 
- Sau 1945 cao trào giải phóng dân tộc dấy lên khắp Châu Á.
- Do truyền thống lịch sử lâu đời: yêu nước, yêu chuộng hoà bình, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Với truyền thống đó nhân dân các nước Châu á đã vùng dậy đánh đuổi Đế quốc thực dân.
+ Việt Nam: CM tháng 8/1945.
+ Lào: CM Tu – La tháng 10/1945.
+ Ấn Độ: Nhân dân Bom – bay tẩy chay hàng hoá Anh năm 1946.
- Cuối những năm 50 phần lớn các nước đã giành độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ, In - đô - nê - xi – a
- Nửa sau thế kỷ XX tình hình Châu Á không ổn định . Các nước đế quốc tiến hành xâm lược nhất là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.
+ Sau chiến tranh lạnh, lại xẩy xung đột, ly khai, khủng bố ở một số nước: Thái Lan, Ấn Độ, Pa-kitx- tan...
* Kinh tế: 
- Cũng từ nhiều thập kỉ qua, một số nước châu Á tăng trưởng nhanh về kinh tế tiêu biểu là Nhật, Xin-ga-po, Ấn Độ, Trung quốc, Hàn Quốc 
- Ấn độ phát triển nhanh chóng: CM xanh trong nông nghiệp, công nghệ phần mềm, thép, xe hơi...
=> Từ những nước thuộc địa phụ thuộc, hầu hết các nước này đã giành độc lập và xây dựng đất nước theo những con đường khác nhau và bước lên vũ đài chính trị thế giới. Góp phần quan trọng vào sự phát triển của lịch sử.
II. Tình hình Đông Nam Á
trước và sau 1945.
Tình hình chung
- Trước 1945, các nước Đông Nam Á, trừ Thái Lan, đều là thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Sau 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng:
+ Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào từ tháng 8- tháng 10 năm1945. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập.
- Từ những năm 1950 Mỹ can thiệp vào khu vực thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào GPDT đối với Đông Nam Á, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm luợc của Mỹ ở Việt Nam kéo dài tới 20 năm ( 1954-1975)
* Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước, hạn chế ảnh hưởng của các nước bên ngoài đối với khu vực.
- 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia ban đầu của 5 nước: Ma-lai-xi- a; In-đô-nê-xi-a; Phi- líp-phin; Xin- ga-po; Thái lan
- Trong thời kì mới thành lập, ASEAN có 2 văn kiện quan trọng là :
1. “Tuyên bố Băng Cốc” Mục tiêu: (8-1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế, văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
2. “ Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á”- Hiệp ước Ba-li ( 2-1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.
- Nguyªn t¾c:
- T«n träng chñ quyÒn, toµn vÑn l. thæ, kh«ng can thiÖp vµo néi bé cña nhau
- Gi¶i quyÕt mäi tranh chÊp b»ng
ph­¬ng ph¸p hoµ b×nh
- Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX , do vấn đề Cam-pu-chia, quan hệ giữa các nước ASEAN và 3 nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng .
- Từ những năm 70 kinh tế nhiều nước ASEAN phát triển mạnh: Xin-ga-po; Ma-lai-xi-a,Thái Lan.
* Từ “ASEAN 6”
phát triển thành “ASEAN 10”
- Sau chiến tranh lạnh nhất là khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. Xu hướng đầu tiên và nổi bật là mở rộng các thành viên của hiệp hội.
- 1984 Bru-nây tham gia tổ chức ASEAN.
* Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”:
- 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN.
- 9/1997 Lào, Mi – an – ma.
- 4/1999 Căm – pu – chia
- Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (diễn đàn khu vực ARF, 1994). Nhiều nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức trên như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mĩ
= > Xây dựng Đông Nam Á¸ hoà bình, ổn 
III. Một số quốc gia Châu Á
1. Trung Quốc (Mục II-2,3 không dạy)
* Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- Nội chiến kéo dài 3 năm (1946-1949)
- Kết quả : Tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng đã thua trận và phải rút chạy sang Đài Loan.
- Chiều 1/10/1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân Trung Quốc và thế giới.
2. Nhật Bản
* Tình hình Nhật Bản
sau chiến tranh.
- Nằm trong vành đai lửa, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, thường xuyên phải hứng chịu động đất
- Phe Phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Sau chiến tranh Nhật là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, bao trùm đất nước: Nạn thất nghiệp trầm trọng(13 triệu người), thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng...
- Mỹ vào chiếm Nhật.
- Nhật tiến hành cải cách dân chủ: Ban hành hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, thanh lọc phần tử phát xít, ban hành quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng).
=> Nước Nhật chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, là nhân tố quan trọng giúp Nhật có sự phát triển mạnh mẽ sau này.
* Nhật bản khôi phục
và phát triển kinh tế.
- Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, "thần kỳ" bắt đầu năm những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX: Công nghiệp tăng trưởng 15%, Nông nghiệp: cung cấp 80% nhu cầu lương thựcGDP tăng từ 20 tỉ USD (1950) lên 183 tỷ USD (1968) đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. 
 => Từ năm 70 thế kỷ XX, Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
- Nền kinh tế phát triển vì: Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lý hiệu quả của các xí nghiệp và công ty, vai trò điều tiết của chính phủ Nhật Bản (Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản).
- Nguyên liệu nhập nước ngoài.
- Cạnh tranh của Mỹ.
=> Trong thập kỷ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 âm 0.7%)
- Nền kinh tế Nhật đòi hỏi phải có cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ.
* Chính sách đối ngoại
của Nhật sau chiến tranh.
* Đối ngoại:
- Thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mỹ. Ký kết Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (9/1951).
- Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế.
+ Tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là Đông Nam á.
+ Vươn lên trở thành cường quốc chính trị xóa đi hình ảnh “ Một gã khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị”.

 * Củng cố 
 ? Tình hình chung (Nét nổi bật) của Châu Ánói chung và Đông Nam Á nói riêng.
 ? Hoàn cảnh ra đời, sự ra đời, nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và quá tình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN? VN gia nhấp ASEAN cơ hội và thách thức?
? Nét nổi bật củ Trung Quôc và Nhật Bản? 
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Kiến thức bài vừa học
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK 
 - Nắm vững:
 + Tình hình chung (Nét nổi bật) của Châu Ánói chung và Đông Nam Á nói riêng.
 + Hoàn cảnh ra đời, sự ra đời, nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và quá tình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN? VN gia nhấp ASEAN cơ hội và thách thức?
 + Nét nổi bật của Trung Quôc và Nhật Bản? 
2. Chuẩn bị tiết tiếp theo: Xem trước bài Các nước Châu Phi
-----------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_5_den_7_chu_de_cac_nuoc_chau_a_na.docx
Bài giảng liên quan