Giáo án Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

- Biết tô chữ viết hoa P, Q theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng từ, câu: cá heo, vun vút; Quê hương em tươi đẹp chữ viết thường, cỡ nhỏ; đúng kiểu, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu hoặc bảng phụ. Bìa chữ mẫu O, Ô, Ơ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ đã học.

- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

- GV đưa lên bảng chữ in hoa P, Q. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa P, Q.

- GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ P, Q in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa P, Q, tập viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.

2. Khám phá và luyện tập( Sử dụng Clouldbook)

2.1. Tổ chữ viết hoa P, Q

- GV đưa lên bảng chữ mẫu viết hoa P, Q, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tố” theo từng nét):

+ Chữ P viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK 6, tô từ trên xuống dưới, đầu móc công vào phía trong. Nét 2 là nét cong trên, đặt bút từ ĐK 5 tô theo đường cong vòng lên, cuối nét lượn vào trong, dừng bút gần ĐK 5.

+ Chữ Q viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét cong kín (giống chữ O), đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái để tô nét cong, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến ĐK

 

docx27 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 và một số hành vi nguy hiểm, có thể bị điện giật. 
Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị điện giật. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGKĐựo đức 1. 
Tranh ảnh, video clip về một số đồ dùng có sừ dụng điện và một số hành vi không an toàn, có thể bị điện giật. 
Một số đồ dùng để chơi đóng vai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 2: Chơi trò “An toàn hay nguy hiểm”
Mục tiêu: HS được củng cố, khắc sâu về các hành vi an toàn và không an toàn khi sử dụng điện. 
Cách tiến hành:
GV phô biên cách chơi:
+ GV gọi một HS xung phong làm người điều khiển trò chơi. 
+ Người điều khiển trò chơi đứng phía trên bảng và nêu các hành động khi sử dụng điện. Cả lớp sẽ hô to “An toàn! An toàn!”, nếu đó là hành động an toàn; và hô “Nguy hiểm! Nguy hiểm!”, nếu đó là hành động nguy hiểm. Ai hô sai sẽ phải đứng ra ngoài không được chơi tiếp. 
HS chơi trò chơi. 
Cả Lớp vỗ tay, khen những bạn chơi giỏi, luôn xác định đúng hành động an toàn và nguy hiếm. 
Vận dụng
Vận dụng trong gỉờ học: GV cùng HS quan sát các ổ cắm và thiết bị điện trong lớp xem đã bảo đảm an toàn chưa để báo cho nhà trường để kịp thời xử lí, nếu cần thiết. 
Vận dụng sau giờ học:
Hướng dẫn HS:
Nhờ bố mẹ hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số thiết bị điện trong gia đình. 
Nhắc bố mẹ kiểm tra các ổ điện và các thiết bị điện trong nhà để kịp thời thay thế hoặc gia cố lại cho an toàn. 
Thực hiện: Không thò tay, chọc que vào ồ điện; không nghịch dây điện; không lại gần bốt điện, tủ điện, trèo lên cột điện. 
Tống kết bài học
HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Đe phòng tránh bị điện giật, em cần thực hiện đúng cách sử dụng điện an toàn đã học. 
GV cho HS cùng đọc lời khuyên tpong SGK Đạo đức 1, trang 77. 
- Yêu cầu 2 - 3 HS nhắc lại lời khuyên. 
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực và hiệu quả. 
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI 
 (2 tiết) 
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
 * Về nhận thức khoa học: 
Ôn lại nội dung đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
 Vận dụng kiến thức về hiện tượng thời tiết để đưa ra cách ứng xử phù hợp. 
II. Chuẩn bị:
 - Các hình trong SGK.
 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp).
 - Tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (do HS sưu tầm theo nhóm). 
III.Hoạt động dạy học ( Sử dụng Clouldbook)
Em đã học được gì về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết?
Hoạt động 1: Thi đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện thượng thời tiết 
* Mục tiêu 
- Củng cố các kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên. 
* Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
Lưu ý: các em đặt câu hỏi tránh trùng lặp và đa dạng về loại câu hỏi, về nội dung.
 Nhóm trưởng chỉ định các bạn trong nhóm luân phiên đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày, ban đêm và các hiện tượng thời tiết. 
- GV tổ chức hoạt động chung cả lớp: 
GV nêu tình huống: Ví dụ một bạn mới đi du lịch ở nước ngoài hoặc ở một tỉnh, thành phố khác, HS sẽ cần đặt các câu hỏi cho bạn để tìm hiểu về thời tiết ở nơi đó. 
Hai đội tham gia chơi sẽ có thời gian khoảng 2 phút để chuẩn bị các câu hỏi. Sau đó chơi dưới hình thức “chơi tiếp sức ”, các câu hỏi không trùng lặp với các câu đã nêu,
 Đội nào nếu được nhiều câu hỏi, các câu hỏi phong phú và phù hợp hơn với tình huống sẽ thắng.
 Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn hình ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết
 * Mục tiêu
 - Củng cố lại kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết.
 * Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. 
Các nhóm được giao nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết từ tiết học trước. 
- Các nhóm sắp xếp, trưng bày tranh ảnh ở một vị trí được giao trong lớp học. Cách bố trí sản phẩm do từng nhóm tự lựa chọn sao cho đẹp, khoa học. 
- Cả lớp tham quan khu vực của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhómtrình bày và trao đổi, thảo luận,.
 2. Cần làm gì để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau? 
Hoạt động 3: Trao đổi với các bạn về việc nên làm và không nên làm để sức khoẻ khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh
 * Mục tiêu 
Củng cố, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
 * Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi về nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng lạnh ; ghi lại kết quả chung của nhóm để chia sẻ với cả lớp. 
- Tuỳ vào thực tế, GV có thể để các nhóm tự đưa ra cách trình bày kết quả hoặc gợi ý cho các em một phương án trình bày. Ví dụ sử dụng bảng: Việc nên làm.Việc không nên làm.Trời nắng, Trời mưa,Trời nóng,Trời lạnh.
Lưu ý: Các nhóm cũng có thể trình bày theo những cách khác.
 - Các nhóm tiến hành thảo luận tìm mối quan hệ về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
 - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV mời đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt.
 Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống 
* Mục tiêu 
Thực hành vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau vào xử lí tình huống. 
* Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
 - Từng nhóm trao đổi, đưa ra ý kiến xử lí trong tình huống đã cho ; đưa ra kịch bản trình bày tình huống ; phân công các bạn đóng vai một bạn đóng vai bố, một bạn đóng vai bạn nhỏ trong tình huống, ngoài ra có thể có các nhân vật khác (tuỳ vào sự sáng tạo của từng nhóm).
- Sau khi các nhóm chuẩn bị xong, GV tổ chức cho các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống. Các nhóm khác quan sát, nhận xét về phần trình bày của nhóm bạn.
CHÍNH TẢ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Tập chép bài thơ Rùa con đi chợ, không mắc quá 1 lỗi.
- Làm đúng BT điền ng/ ngh vào chỗ trống; tìm và viết đúng chính tả 1 tiếng có vần uôi, 1 tiếng có vần uây trong bài Cuộc thi không thành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ: cái kéo, cặp sách, thước kẻ. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập 
2.1. Tập chép 
- Cả lớp đọc trên bảng bài thơ Rùa con đi chợ.
-GV hỏi HS về nội dung bài thơ (Bài thơ kể chuyện rùa con đi chợ mua hạt giống về gieo trồng. Rùa bò chậm nên đi từ đầu xuân, mùa hè mới đến cổng chợ).
- GV chỉ từng tiếng dễ viết sai cho cả lớp đọc. VD: đầu xuân, cổng chợ, hoa trái, bộn bề, hạt giống, trồng gieo .
- HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, chép lại bài; tô các chữ hoa đầu câu,
- HS viết xong, đối chiếu bài để soát và chữa lỗi. 
- GV có thể chiếu bài của HS lên màn hình, chữa những lỗi HS thường mắc.
2.2. Làm bài tập chính tả. 
a) BT 2 (Em chọn chữ nào: ng hay ngh?) 
- 1 HS đọc YC của BT; nói lại quy tắc: ngh +e, ê, i, iê, ng+ các chữ khác. 
- HS làm bài trong vở Luyện viết 1, tập hại.
- (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp. Đáp án: ngang, nghe, ngay ngắn. (Có thể tổ chức cho 2 tốp HS thi tiếp sức).
- Cả lớp đọc các câu văn, dòng thơ đã hoàn chỉnh. Sửa bài theo đáp án (nếu sai).
b) BT 3 (Tìm trong bài đọc và viết lại)
- 1 HS đọc YC./ Cả lớp đọc thầm bài Cuộc thi không thành, tìm nhanh 1 tiếng có vần uôi, 1 tiếng có vần uây, viết vào vở Luyện viết 1, tập hai.
- 1 HS báo cáo kết quả: Viết 2 tiếng: đuôi, nguẩy. Đọc 2 câu văn: có vần uôi, có vần uây.
- Cả lớp đọc lại 2 câu văn: Hai cậu phải quay đuôi về đích như mình. / Cá ngúng nguẩy. 
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những bạn viết sạch đẹp, cẩn thận.
Tập đọc
ANH HÙNG BIỂN CẢ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu câu chuyện nói về những đặc điểm của loài cá heo, ca ngợi cá heo thông minh, tài giỏi, là bạn tốt của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Cuộc thi không thành. / HS 1 trả lời câu hỏi: Vì sao cuộc thi của ba bạn không thành? /HS 2 trả lời câu hỏi: Cuộc thi muốn thành thì ba bạn phải chấp nhận điều gì?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 
1.1. Nói về cá heo
- GV hỏi HS biết gì về cá heo. HS phát biểu: đã xem cá heo trên phim ảnh, đã xem cá heo biểu diễn, cá heo là bạn tốt của con người,...
- GV: Cá heo là một trong số các loài động vật thông minh và thân thiện nhất hành tinh. Cá heo là loài động vật có vú, sinh con và nuôi con bằng sữa. Cá heo ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Cá heo có khả năng hiểu được ngôn ngữ, hành vi đơn giản của con người, có khả năng nhận ra mình trong gương. Khi huấn luyện viên dạy một chú cá heo các động tác cơ bản, chúng có thể truyền lại động tác ấy cho đồng loại. 
1.2. Giới thiệu bài
- GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài đọc Anh hùng biển cả – bài đọc cung cấp những hiểu biết thú vị về loài cá heo.
2. Khám phá và luyện tập ( Sử dụng Clouldbook)
2.1. Luyện đọc 
a) GV đọc mẫu, giọng ngưỡng mộ, cảm phục.
b) Luyện đọc từ ngữ: tay bơi, nhanh vun vút, thông minh, dẫn tàu thuyền, săn lùng, huân chương. Giải nghĩa: tay bơi (bơi rất giỏi).
c) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 8 câu.
- HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu dài: Một chú cá heo ở Biển Đen từng được thưởng huân chương / vì đã cứu sông một phi công. Nó giúp anh thoát khỏi lũ cá mập / khi anh nhảy dù xuống biển / vì máy bay bị hỏng.
TIẾT 2
d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu/ 4 câu); thi đọc cả bài. 
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi. 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài. 
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+ GV: Cá heo có đặc điểm gì khác loài cá? / HS: Cá heo không đẻ trứng như cá mà sinh con và nuôi con bằng sữa.
+ GV: Vì sao cá heo được gọi là “anh hùng biển cả”? / HS: Cá heo được gọi là anh hùng biển cả vì nó là tay bơi giỏi nhất ở biển, thông minh, làm nhiều việc giúp con người. .
+GV: Chọn một tên gọi khác mà em thích để tặng cá heo. / Mỗi HS có thể chọn 1 tên bất kì: a) Bạn của con người b) Tay bơi số một c) Người lính thuỷ đặc biệt.
- (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp. 
2.3. Luyện đọc lại 
- 2 HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thi đọc cả bài. 
3. Củng cố, dặn dò
- Bài đọc này giúp em biết thêm điều gì?
- Đọc lại bài đọc cho người thân nghe.
Thứ 4 ngày 28 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
 HOA KẾT TRÁI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu nội dung bài thơ: Mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng, đều kết quả ngọt lành tặng con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý hoa, đừng hái hoa tươi để hoa đơm bông kết trái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc bài Anh hùng biển cả. / HS 1 trả lời câu hỏi: Vì sao cá heo được gọi là anh hùng biển cả? /HS 2 trả lời câu hỏi: Chọn một tên gọi khác mà em thích để tặng cá heo.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 
1.1. Cả lớp hát bài Quả (Nhạc và lời: Xanh Xanh)
1.2. Giới thiệu bài
Quả cà, quả mướp, quả lựu,... những loài quả mà các em thấy thường ngày đều được làm nên từ những bông hoa (HS quan sát tranh minh hoạ các loài hoa trong bài). GV: Mỗi loài hoa đều có những màu sắc, hương vị, vẻ đẹp riêng,... nhưng chúng giống nhau: đều làm nên những trái cây, những thứ quả ngon lành. Bài thơ Hoa kết trái sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của các loài hoa.
2. Khám phá và luyện tập( Sử dụng Clouldbook)
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu, giọng vui, sôi nổi, tình cảm. Nhấn giọng (tự nhiên, biểu cảm), các từ ngữ nói về đặc điểm của mỗi loài hoa: tim tím, vàng vàng, chói chang, đỏ, nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh.
b) Luyện đọc từ ngữ: kết trái, tim tím, hoa mướp, hoa lựu, chói chang, đốm lửa, hoa vừng, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh, hoa tươi,... Giải nghĩa: kết trái (hình thành trái, quả từ hoa). GV giới thiệu một vài bông hoa mang đến lớp (nếu có) - hoa cà, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ.
c) Luyện đọc dòng thơ 
- GV: Bài đọc có 12 dòng thơ.
- Đọc tiếp nối hai dòng thơ một cá nhân, từng cặp). GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp nhanh giữa các từ ngữ trong dòng thơ: Hoa cà / tim tím – Hoa mướp / vàng vàng - Hoa lựu/ chói chang. Đọc liền hơi các dòng thơ: Đỏ như đốm lửa - Rung rinh trong gió – Này các bạn nhỏ – Đừng hái hoa tươi – Hoa yêu mọi người – Nên hoa kết trái..
d) Thi đọc 2 đoạn (8 dòng / 4 dòng); thi đọc cả bài. 
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
a) 3 HS tiếp nối nhau đọc YC của 3 BT.
b) BT1 
- GV chỉ từng vế câu ở mỗi bên cho cả lớp đọc. / HS làm bài. 
- 1 HS báo cáo kết quả (đọc từng câu thơ).
- Cả lớp đọc lại: a) Hoa cà - 3) tim tím. b) Hoa mướp - 1) vàng vàng. c) Hoa lựu - 4) đỏ như đốm lửa. d) Hoa mận - 2) trắng tinh.
c) BT 2
- 1 HS đọc mẫu./ GV chỉ M, giải thích: Mỗi loài hoa trong bài đều cho một thứ quả hoặc hạt. VD: Hoa vừng cho hạt vừng. Từ hạt vừng có thể làm dầu vừng và làm kẹo vừng, mè xửng là những loại kẹo rất thơm ngon. Còn những loài hoa khác thì sao?
- HS trao đổi, nói kết quả. GV nhận xét hoặc bổ sung. VD: 
+ Hoa cà kết thành quả cà. Quả cà dùng để làm món nấu, món xào hoặc đem muối, làm món cà muối.
+ Hoa mướp kết thành quả mướp có thể xào, nấu canh. 
+ Hoa lựu kết thành quả lựu, ăn vừa ngọt vừa rộn rốt chua.
+ Hoa đỗ kết thành quả đỗ. Quả đỗ có thể luộc hoặc xào. Nếu để già, có thể bóc vỏ lấy hạt. Hạt đỗ xanh dùng để nấu chè hoặc làm các loại bánh đậu xanh, bánh chưng / bánh tét, bánh nếp), nấu xôi,...
+ Hoa mận kết thành quả mận, Quả mận tươi ngon có thể ăn ngay hoặc dùng làm mứt mận, ô mai mận,...
d) BT 3
- GV: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ điều gì? (HS: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ đừng hái hoa tươi để hoa kết trái). GV: Bài thơ ca ngợi mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng đều kết quả ngọt lành tặng cho con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý, bảo vệ hoa, đừng hái hoa để hoa đơm bông kết trái.
2.3. Luyện đọc lại
- Một vài HS thi đọc bài thơ trước lớp. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc hay: đọc đúng từ, câu, rõ ràng, biểu cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe, hỏi người thân những loại hoa nào kết thành quả, quả nào ăn được. 
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa”; chuẩn bị cho tiết kể chuyệnCuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon.
Toán
Bài 69. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật.
Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Đồng hồ giấy có kim giờ, kim phút.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động
HS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập phép cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100 đế tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.
HS chia sẻ trước lớp: Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được. GV hướng dần HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngừ của các em.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập( Sử dụng Clouldbook
Bài 1
HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.
GV nên giúp HS nhận biết sự liên hệ giữa các phép tính cho trong bài để thực hiện tính nhấm một cách hợp lí.
Bài 2
Đặt tính rồi tính:
HS đặt tính rồi tính ra vở hoặc ra nháp.
Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
HS nhận xét khó khăn, sai lầm (nếu có) khi đặt tính và tính kết quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục.đặ đặ
Tính: GV hướng dẫn HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.
Bài 3
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được tạo thành từ những hình nào. Có bao nhiêu hình mỗi loại? (HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi. kết quả vào vở: Có 7 hình vuông, 9 hình tròn, 7 hình tam giác, 3 hình chữ nhật)
HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân, chẳng hạn: Trong bức tranh này có 9 hình tròn.
Bài 4
HS thực hiện các hoạt động sau:
Quan sát rồi tìm và nêu ra đồng hồ chỉ đúng 3 giờ.
Lưu ỷ: HS phân biệt kim phút và kim giờ. Để chọn được giờ theo đúng yêu cầu cần giữ nguyên kim phút ở vị trí số 12.
Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng 2 giờ; 11 giờ.
HS thực hiện các thao tác sau:
+ Đọc tình huống “Ngày sách Việt Nam".
+ Xem tờ lịch, đối chiếu với số chỉ ngày, nhìn vào dòng chữ chí tháng, sau đó
đọc thứ rồi trả lời câu hỏi.
HS thực hiện các thao tác sau:
+ Đọc tình huống “Tuần lễ văn hoá đọc”; “Khai mạc ngày 21 tháng tư”; “Kết thúc vào thứ mấy?”.
+ Suy luận: 1 tuần lễ có 7 ngày; từ thứ tư này đến thứ ba tuần sau là tròn 7 	+ Trả lời câu hỏi: Nếu khai mạc ngày 21 tháng tư (thứ tư) thì kết thúc vào
ngày thứ ba tuần sau.
Chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra và nói kết quả.
Bài 5
HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trù để tìm câu trả lời cho bài toán
đặt ra, giải thích tại sao).
HS viết phép tính thích họp và trả lời:
Phép tính: 85 - 35 = 50.
Trả lời: Thanh gồ còn lại dài 50 em.
HS kiểm tra phép tính và kết quả. Nêu câu trả lời.
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính
ra nháp rồi kiểm tra kết quả.
4. Hoạt động vận dụng
Bài 6
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
HS chọn con vật cao nhất và lí giải theo cách suy nghĩ của cả nhân mình.
Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về chiều cao của các con vật trong bức tranh.
HS nhận xét các câu trả lời của bạn.
5. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?
 Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
	GÓC SÁNG TẠO 
TRƯNG BÀY QUÀ TẶNG Ý NGHĨA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết trưng bày sản phẩm Quà tặng ý nghĩa để các bạn xem và bình chọn.
- Biết giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn; biết trao tặng sản phẩm với thái độ trân trọng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sản phẩm quà tặng của HS. ĐDHT phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm (viên nam châm, hồ dán, kẹp hoặc ghim, băng dính,...). .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài
Trong tiết Góc sáng tạo tuần trước, mỗi em đã hoàn thành sản phẩm Quà tặng ý nghĩa. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày, giới thiệu, bình chọn các quà tặng. Chúng ta sẽ xem quà tặng của ai được đánh giá cao.
2. Luyện tập ( Sử dụng Clouldbook)
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của tiết học
4 HS tiếp nối nhau đọc các YC của tiết học: 
- HS 1 đọc YC 1. Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát tranh ảnh trong SGK.
- HS 2 đọc YC 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn, đọc lời dưới 3 tranh). GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm.
- HS 3 đọc YC 3. GV lưu ý: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên bảng lớp để cả lớp bình chọn tiếp.
- HS 4 đọc YC 4; cùng 1 bạn nữa đóng vai HS và cô giáo, đọc lời trao tặng và cảm ơn.
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 7 phút. 
2.2. Trưng bày

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.docx