Giáo án Lớp 1 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Xuân

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được

 * Về nhận thức khoa học:

- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau.

- Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió.

 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

 Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng).

II. Chuẩn bị:

 - Các hình trong SGK,

 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1,

 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp) ; một số bản tin dự báo thời tiết.

III.Hoạt động dạy học

Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:

- GV cho cả lớp hát bài Trời nắng, trời mưa.

- Sau đó GV hỏi:

+ Bài hát nhắc tới những hiện tượng thời tiết nào?

+ Tại sao khi trời mưa thỏ lại phải chạy mau?

 – Từ đó dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết.

 

doc36 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ghe bạn kể về mình: Ở lớp, bạn đã ngoan thế nào.
* Nếu còn thời gian, GV có thể hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ cuối hoặc cả bài thơ tại lớp.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV dặn HS về nhà kể cho người thân: Hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?
- Nhắc lại YC không quên mang sản phẩm cho tiết Trưng bày Em là cây nến hồng, chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của thước kẻ.
TOÁN
I. MỤC TIÊU
 Bài 73. ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1OO
Học xong bài này, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau:
Ôn tập tông hợp về đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.
- Phát triên các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Một số thẻ số (như bài 2 trang 162 SGK, bài 3 trang 163 SGK).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bí ẩn mỗi con số” theo nhóm hoặc cả lớp:
- Một HS viết ra 5 số (mỗi số chứa một thông tin bí mật và có ý nghĩa nào đó liên quan đến ngươi viết) rồi đưa cho các bạn trong nhóm xem.
- Các HS khác đọc số, suy nghĩ, dự đoán và đặt câu hỏi để biết những số bạn viết ra có bí ẩn gì. Mỗi số được đoán 3 lần, ai giải mã được nhiều số bí ẩn nhất người đó thắng cuộc.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: 
HS quan sát tranh đếm số lượng mỗi loại quả rồi đọc kết quả cho bạn nghe.
HS nhận xét cách đếm của bạn và chia sẻ cách đếm khác nếu có.
Bài 2
a) HS thực hiện theo cặp: Cùng nhau rút ra một thẻ số bất kì, rồi đọc mỗi số đó.
b)HS thực hiện tìm sô thích họp trong ô ? rồi ghi kết quả vào vở:
25 gồm 2 chục và 5 đơn vị, ta viết 25 = 20 + 5;
64 gồm 6 chục và 4 đơn vị, ta viết 64 = 60 + 4;
80 gồm 8 chục và 0 đơn vị, ta viết 80 = 80 + 0. HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nói kết quả.
Bài 3
Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.
Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em.
Bài 4
HS quan sát các số 67, 49, 85, 38 để tìm số bé nhất, số lớn nhất rồi sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5
HS quan sát hình và dự đoán trong hình có bao nhiêu chiếc cốc. Sau đó, đếm để kiểm tra lại dự đoán của mình.
GV nhận xét: Trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng đếm chính xác được mọi thứ mà dùng nhiều kĩ năng ước lượng. Em đã bao giờ ước lượng số
lượng chưa? Kể cho bạn nghe những tình huống em thấy người ta dùng ước lượng trong cuộc sống.
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Để có thể đếm đúng số lượng, so sánh chính xác hai số em nhấn bạn điều gi?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: đểm số lượng, nêu số tương ứng, sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh hai số, ước lượng số lượng đồ vật H.S có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ9: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 21: Giữ gìn môi trường xanh, sạch (tiết 2)
MỤC TIÊU:Học sinh có khả năng:
Nhận biết được môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp.
Biết đề xuất những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch đẹp.
Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch đẹp.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một số hình ảnh/ video về môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp (như rác thải bừa bãi nơi công cộng, trên đường, bãi biển, mặt sông, hồ, ao bị ô nhiễm)
Học sinh: chuẩn bị sẵn bài thơ, bài hát về Bác Hồ; những việc bảo vệ môi trường.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
KHỞI ĐỘNG
-GV cho HS hát : HS hát bài: Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
-HS hát
15’
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 3: Kể về một vài địa điểm chưa sạch, đẹp và đề xuất việc cần làm để bảo vệ môi trường
-GV cho HS quan sát tranh SHS và hỏi:
+Tranh vẽ gì?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
-Gọi HS trả lời
-GV cùng HS thống nhất câu trả lời.
-GV cho HS kể về một số địa điểm chưa sạch, đẹp ở địa phương em đang sinh sống.
-GV nhận xét.
-Cho HS thảo luận nhóm đôi và nêu việc cần làm để các địa điểm mà em vừa kể trở nên sạch, đẹp.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
-GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
-GV chốt ý: Chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh, đặc biệt là khi đi nghỉ mát trên không xả rác ra bãi biển gây ô nhiễm, ảnh hưởng mĩ quan, làm chết động vật sống dưới biển.
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ cảnh bãi biển có nhiều rác thải.
- Tranh vẽ các bạn đang đi thu gom rác ở bãi biển
-HS trả lời cá nhân.(biển có nhiều rác; nhiều người đổ rác không đúng nơi quy định.
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm lên chia sẻ với các bạn
15’
THỰC HÀNH
Hoạt động 4: Xác định các hành động nên làm để giữ môi trường luôn sạch, đẹp
-GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2/SGK khai thác tranh để xem hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để khai thác tranh.
-Gọi đại diện nhóm trình bày
-GV cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét chung, chốt ý: những việc nên làm để bảo vệ môi trường sạch đẹp là: quét dọn lớp học sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi và việc không nên làm là: dẫm lên cỏ...
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.
-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
-HS trả lời:
+ Tranh 1: bạn nữ chạy giậm vào vườn hoa ở công viên – không nên làm.
+ Tranh 2: hai bạn đang quét và hốt rác ở sân trường – nên làm
-HS quan sát tranh.
2’
Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

Thứ năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Bài 21: LÀM QUEN ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN VÀO CẦU MÔN.
(3 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện TDTT và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn và tích cực tham gia tập luyện.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn. 
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, bóng mini, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung
LV Đ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu

 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
Nhận lớp
Khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
- Trò chơi “mèo đuổi chuột”
II. Phần cơ bản:
Hoạt động 1
* Kiến thức.
- Động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.
*Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “dẫn bóng”.
Hoạt động 2
*Kiến thức
- Ôn động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.
*Luyện tập
Hoạt động 3
*Kiến thức
- Ôn động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.
*Luyện tập
III.Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
5 – 7’
2 x 8 N
16-18’
2 lần
2 lần 
4 lần 
1 lần 
3-5’
4- 5’
Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GV HD học sinh khởi động.
- GV hướng dẫn chơi
Cho HS quan sát tranh
GV thực hiện động tác mẫu
GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- GV thổi còi cho HS tập.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức. 
- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
Nhắc lại cách thực hiện động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.
Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1.
Nhắc lại cách thực hiện động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.
Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1.
- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.
- VN ôn các động tác đã học và chuẩn bị bài sau. 

Đội hình nhận lớp 
 - Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.
- Đội hình HS quan sát tranh
HS quan sát GV làm mẫu
- Đội hình tập luyện đồng loạt. 
ĐH tập luyện theo tổ
 GV 
- Từng tổ lên thi đua, trình diễn
€€€€ ----------
€€€€ ----------
 €
HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
GÓC SÁNG TẠO
TRƯNG BÀY TRANH ẢNH “EM LÀ CÂY NẾN HỒNG”
(1 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Biết cùng các bạn và thầy cô trưng bày sản phẩm cho đẹp. 
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin sản phẩm của mình với các bạn và thầy cô. 
- Biết nhận xét, bình chọn sản phẩm mình yêu thích 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Ảnh hoặc tranh tự hoạ mỗi HS đã viết lời giới thiệu và trang trí. 
- Những viên nam châm, bút màu, bút dạ, kéo, hồ, keo dán,... 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài 
Trong tiết học này, các em sẽ trưng bày tranh ảnh Em là cây nến hồng; tham gia bình chọn sản phẩm yêu thích. Giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn và thầy cô.
2. Luyện tập
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 YC (4 bước) của bài học:
- HS 1 đọc YC1. Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát tranh, ảnh: một cách trưng bày sản phẩm của các bạn HS.
- HS 2 đọc YC 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn...). 
- HS 3 đọc YC 3; đọc lời tự giới thiệu làm mẫu của 3 HS (SGK).
- HS 4 đọc YC 4. GV: Sau giờ học, các em sẽ gắn tranh, ảnh của mình lên bảng nhóm ở góc học tập, để ở đó suốt tuần.
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8 phút. 
2.2. Trưng bày
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị những gì cho giờ học: ĐDHT, sản phẩm của tiết học trước có mang đến lớp không.
- GV chỉ cho các nhóm, tổ vị trí phù hợp để trưng bày. Có thể gắn tranh ảnh lên tường như một phòng tranh. Khuyến khích cách trưng bày mới lạ.
- Cả lớp đếm sản phẩm của mỗi tổ (1 tiêu chí thi đua).
2.3. Bình chọn 
Lần lượt từng tổ cùng xem sản phẩm của tổ mình và các tổ khác, bình chọn. Một tô xem trước. Các bạn trao đổi, bình chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình, một vài sản phẩm ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả. (GV đánh dấu những sản phẩm được đánh giá cao). Tiếp đến các tổ khác.
2.4. Tổng kết
GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được bình chọn (tranh, ảnh ấn tượng; trang trí, tô màu đẹp, lời giới thiệu hay). Kết luận về nhóm trưng bày đẹp (có đủ sản phẩm; sắp xếp hợp lý, sáng tạo).
2.5. Thưởng thức
- Từng HS có sản phẩm được chọn lần lượt giới thiệu trước lớp tranh, ảnh của mình; đọc lời tự giới thiệu bản thân. ..
- Cả lớp bình chọn những sản phẩm được nhiều bạn yêu thích. GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS, khéo léo động viên tất cả.
- Cả lớp hoan hô các bạn đã thể hiện xuất sắc trong tiết học. 
* HS gắn tranh, ảnh của mình lên bảng nhóm ở góc học tập, lưu giữ suốt tuần. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS, tổ HS đã làm nên một tiết học bổ ích, sáng tạo. 
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của thước kẻ.
KỂ CHUYỆN
CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của thước kẻ.
- Nhìn tranh, kế lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. 
- Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bút mực, bút chì, thước kẻ, tẩy.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Không nên kiêu căng, coi thường người khác. Cần khiêm tốn, chung sức với mọi người để làm được điều có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
GV đưa lên bảng tranh minh họa chuyện Hai tiếng kì lạ, mời 2 HS nhìn tranh. tiếp nối nhau kể lại câu chuyện (mỗi HS kể theo 3 tranh).
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán
- GV đưa lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Chuyện của thước kẻ. HS xem tranh, nói câu chuyện có những nhân vật nào. (Chuyện có 6 nhân vật: thước kẻ, bút mực, bút chì, tẩy, bà cụ, bác thợ mộc).
- GV: Các em hãy quan sát tranh 4: thước kẻ soi gương. Nhìn trong gương, các em sẽ thấy tay phải của thước kẻ thực ra là tay nào? (Tay phải của thước kẻ ở trong gương thực ra là tay trái). Tương tự, vạch đo của cái thước kẻ ở trong gương nằm ở bên phải, nhưng thực ra là ở bên trái của chiếc thước kẻ thực. Các em cần chú ý chi tiết này để hiểu câu chuyện.
1.2. Giới thiệu chuyện: Thước kẻ là một ĐDHT không thể thiếu của HS. Chiếc thước kẻ trong câu chuyện này rất kiêu căng. Nó luôn ưỡn ngực lên, đến nỗi trở thành một chiếc thước kẻ cong. Cuối cùng thì nó cũng đã hiểu đúng về mình. Các em hãy lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Nghe kể chuyện
GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Kể phân biệt lời các nhân vật. Lời bút mực và bút chì: phàn nàn, không vui. Lời thước kẻ: kiêu căng, tự mãn. Lời bác thợ mộc: từ tốn.
Chuyện của thước kẻ
(1) Thước kẻ, bút mực, bút chì và tẩy kết bạn. Chúng cùng nhau làm việc rất vui vẻ.
(2) Bỗng một hôm, thước kẻ nghĩ rằng nó quan trọng nhất, không có nó thì bút mực, bút chì không thể kẻ thẳng được. Nghĩ là mình oai lắm, nó cứ ưỡn ngực lên. Dần dần, nó trở thành chiếc thước kẻ cong.
(3) Một hôm, bút mực và bút chì phàn nàn: “Anh thước kẻ bị cong rồi. Đường kẻ của chúng ta cong quá!”. Thước kẻ đáp: “Tại các anh không biết vẽ, chứ tôi lúc nào cũng thẳng!”. Tẩy bảo: “Anh cứ soi gương thì biết!”.
(4) Thước kẻ soi gương. Nó sợ hãi thấy mình hơi cong. Nhưng rồi nó lại tươi tỉnh: “Cái thước kẻ ở trong gương kia không phải tôi. Vạch đo của tôi ở bên trái, còn vạch đo của cái thước kẻ kia ở bên phải. Các số ở đó còn ngược nữa!”.
(5) Thước kẻ trườn xuống bãi cỏ, hi vọng sẽ có bạn mới biết tài nó. Một bà cụ nhặt thước kẻ, định đem về làm củi. Nhưng thước kẻ la ầm lên nó không phải là củi. Bác thợ mộc thấy vậy, bèn nói: “Đây là cái thước kẻ gỗ. Nó hơi cong. Để tôi bào lại nó cho thẳng”.
(6) Phải qua nhiều đau đớn, thước kẻ mới thẳng trở lại. Các bạn vui vẻ đón nó trở về. Từ đó, nó luôn chăm chỉ cùng các bạn bút, kẻ những đường thẳng tắp.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. Có thể lặp lại câu hỏi với HS 2.
- GV chỉ tranh 1: Thước kẻ và các bạn làm việc cùng nhau như thế nào? (Thước kẻ và các bạn làm việc với nhau rất vui vẻ).
- GV chỉ tranh 2: Vì sao thước kẻ bị cong? (Thước kẻ nghĩ rằng nó quan trọng nhất, không có nó thì bút không thể kẻ thẳng. Nghĩ là mình oai lắm, nó cứ ưỡn ngực lên. Dần dần, nó trở thành chiếc thước kẻ cong).
- GV chỉ tranh 3: Bút mực và bút chì phàn nàn điều gì? (Bút mực và bút chì phàn nàn: Anh thước kẻ bị cong rồi nên đường kẻ của chúng ta cong quá!).
- GV chỉ tranh 4: Thước kẻ nói gì khi thấy mình trong gương? (Thước kẻ nói: Cái thước kẻ ở trong gương kia không phải tôi. Vạch đo của tôi ở bên trái, còn vạch đo của cái thước kẻ kia ở bên phải. Các số ở đó còn ngược nữa!).
- GV chỉ tranh 5, hỏi từng câu: Điều gì xảy ra khi thước kẻ bỏ đi? (Một bà cụ nhặt thước kẻ, định đem về làm củi. Những thước kẻ la ầm lên rằng nó không phải là củi). Bác thợ mộc nói gì với bà cụ? (Bác thợ mộc nói: Đây là cái thước kẻ gỗ. Nó hơi cong. Để tôi bào lại nó cho thằng).
- GV chỉ tranh 6: Sau khi được sửa lại, hình dáng và tính nết của thước kẻ có gì thay đổi? (Sau khi được sửa, thước kẻ đã thẳng trở lại. Các bạn vui vẻ đón nó trở về. Từ đó, nó luôn chăm chỉ cùng các bạn bút - kẻ những đường thẳng tắp).
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. 
b) 2 hoặc 3 HS nhìn 6 tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện.
* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện, không cần sự hỗ trợ của tranh.
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Câu chuyện này khuyên các em điều gì? (HS: Câu chuyện khuyên chúng ta phải khiêm tốn / không nên kiêu ngạo / phải đoàn kết,...). GV: Câu chuyện khuyên các em không nên kiêu căng, coi thường người khác. Cần khiêm tốn, chung sức với mọi người để làm được điều có ích.
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách bảo,
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 21. THỜI TIẾT ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
 * Về nhận thức khoa học: 
- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau.
- Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió.
 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng). 
II. Chuẩn bị:
 - Các hình trong SGK,
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1,
 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp) ; một số bản tin dự báo thời tiết.
III.Hoạt động dạy học 
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- GV cho cả lớp hát bài Trời nắng, trời mưa. 
- Sau đó GV hỏi: 
+ Bài hát nhắc tới những hiện tượng thời tiết nào? 
+ Tại sao khi trời mưa thỏ lại phải chạy mau?
 – Từ đó dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết.
Một số hiện tượng thời tiết
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết 
* Mục tiêu Chọn được trang phục phù hợp thời tiết. 
* Cách tiến hành
Bước 1: GV tổ chức cho HS học theo cặp
 HS làm việc theo cặp, quan sát các hình vẽ ở trang 137 (SGK) và trả lời câu hỏi: Hình thể hiện trang phục gì? Trang phục đỏ phù hợp với thời tiết nào? Vì sao? Sau đó mỗi bạn tự nhận xét hôm nay trang phục của bản thân đã phủ hợp thời tiết hay chưa? Vì sao? 
- HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS báo cáo kết quả thảo luận,
 - GV có thể hỏi thêm về những trang phục khác phù hợp với các điều kiện thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng, gió). 
- GV lưu ý các em sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Chẳng hạn:
 + Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón hoặc che ô (dù) để tránh bị ảnh năng chiếu thẳng vào đầu gây nhức đầu, sổ mũi, cảm năng. 
+ Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa đội nón hoặc che ô (dù) để người không bị ướt, bị lạnh tránh bị ho, sốt,
+... 
- HS làm cầu 1, 2, 3 của Bài 21 (VBT).
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 5: Vẽ tranh mô tả thời tiết mà em thích nhất
 * Mục tiêu
 Vận dụng được kiến thức về các dấu hiệu của thời tiết để vẽ tranh về thời tiết,
* Cách tiến hành
- HS lựa chọn chủ đề (kiểu thời tiết) để vẽ. 
- HS vẽ và tô màu vào tranh để thể hiện cảnh về thời tiết mà em đã chọn. - HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình, trong đó nêu lí do em thích vẽ tranh về thời tiết này. 
- GV có thể cho một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp. 
Sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 6: Quan sát tình huống và thảo luận về sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết
 * Mục tiêu
 Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết.
 * Cách tiến hành 
- HS làm việc nhóm, quan sát tình huống thể hiện qua các hình và trả lời các câu hỏi: 
+ Thời tiết vào lúc bạn An tan học so với lúc đi học thay đổi như thế nào? Nếu An không nghe lời mẹ thì điều gì sẽ xảy ra? 
+ Việc theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày có lợi ích gì? Nêu ví dụ.
 - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Qua phần trình bày của HS, GV tổng hợp lại và có thể mở rộng thêm lí do phải theo dõi dự báo thời tiết theo cá

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_thanh_xua.doc
Bài giảng liên quan