Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đọc viết các số có ba chữ số.

- Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục , các đơn vị và ngược lại.

- Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về ít hơn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao

tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Sách giáo khoa. Viết trước nội dung bài tập 2 lên bảng, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc38 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập chung.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết đọc viết các số có ba chữ số.
- Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục , các đơn vị và ngược lại.
- Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
*Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng, tổ chức cho học sinh thi nối số với cách đọc tương ứng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Viết số 842 lên bảng và hỏi: Số 842 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy, đơn vị.
- Hãy viết số này thành tổng trăm, chục, đơn vị.
- Nhận xét và rút ra kết luận: 842 = 800 + 40 + 2
- Yêu cầu học sinh tiếp tục lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: 
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và thực hiện YC
- Học sinh cùng tương tác
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
Dự kiến đáp án:
Câu a 939 Câu e 484
Câu b 650 Câu g 125
Câu c 745 Câu h 596
Câu d 307 Câu i 811
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Số 842 gồm 8 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
- 2 học sinh lên bảng viết số, dưới lớp quan sát.
- Học sinh lên bảng làm bài:
a) 965 = 900 + 60 + 5
 477 = 500 + 70 + 7
 618 = 600 + 10 + 8
 593 = 500 + 90 + 3
 401 = 400 + 1
b) 800 + 90 + 5 = 895
 200 + 20 + 2 = 222
 700 + 60 + 8 = 768
 600 + 50 = 650
 800 + 8 = 808
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
+Dự kiến KQ báo cáo:
a) 462; 464; 466; 468.
b) 353; 355; 357; 359
c) 815; 825; 835; 845
4. HĐ vận dụng (2 phút) 
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Trò chơi: Bắn tên
 + Nội dung chơi: GV đưa các phép tính: 35 + 23 68 + 6 95 – 15 52 - 8
- GV tổng kết trò chơi, khen
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Giải bài toán sau: Trường Tiểu học Quảng Đức quyên góp được 365 quyển vở và trường tiểu học Quảng Long quyên góp được ít hơn trường tiểu học Quảng Đức là 45 quyển vở. Hỏi trường tiểu học Quảng Long quyên góp được bao nhiêu quyển vở.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA V (Kiểu 2)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết đúng chữ hoa V kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Việt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Việt Nam thân yêu (3 lần)
2. Kỹ năng: Hiểu nội dung câu ứng dụng: Việt Nam thân yêu.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Mẫu chữ V(cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ)
 - Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể 
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Theo dõi.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ V kiểu 2 hoa (đặt trong khung).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: 
+ Chữ V hoa cao mấy li? 
+Chữ hoa V gồm mấy nét? 
Việc 2: Hướng dẫn viết:
- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ hoa V gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản –1 nét móc hai đầu (trái – phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
- Nêu cách viết chữ:
+ Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y (nét móc hai đầu, đặt bút trên ĐK5, dừng bút ở ĐK2).
 + Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở ĐK6.
 + Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ, dừng bút ở đường kẻ 6. - Giáo viên viết mẫu chữ V cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. 
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Việt Nam thân yêu.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
+ Các chữ V, h, y cao mấy li?
+ Con chữ t cao mấy li?
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?
+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Giáo viên lưu ý: 
- Giáo viên viết mẫu chữ V (cỡ vừa và nhỏ).
- Luyện viết bảng con chữ Việt.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.

- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhận xét, so sánh hai kiểu chữ 
*Dự kiến ND chia sẻ:
+ Cao 5 li.
+ Chữ hoa V gồm 1 nét viết liền.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe.
- Quan sát và thực hành.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
+ Cao 2 li rưỡi.
+ Cao 1 li rưỡi.
+ Các chữ i, ê, a, m, â, n, u có độ cao bằng nhau và cao 1 li.
+ Dấu nặng đặt dưới con chữ ê trong chữ Việt.
+ Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ.
- Quan sát.
- Học sinh viết chữ Việt trên bảng con.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ V cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Việt cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên đánh giá một số bài. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ V
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ khi viết chữ V.
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Viết chữ hoa “V ”, và câu “ Việt Nam thân yêu” kiểu chữ sáng tạo.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài viết và tự luyện viết thêm cho đẹp.
TẬP ĐỌC
LƯỢM
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc đáng yêu và dũng cảm.
	- Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc ít nhất 2 khổ thơ. 
2. Kỹ năng: Đọc đúng các câu thơ 4 chữ, biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. Chú ý các từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trỗ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.
* ANQP: Ca ngợi tinh thần mưu trí, dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam chống giặc ngoại xâm.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
*GD.QPAN: Ca ngợi tinh thần mưu trí, dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam chống giặc ngoại xâm
II. CHUẨN BỊ: 
. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng ghi sẵn bài thơ.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- GV kết hợp với Ban HT tổ chức TC: Hái hoa dân chủ
-TBHT điều hành
-Nội dung chơi: đọc và trả lới câu hỏi bài: Bóp nát quả cam.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
-Gv kết nối ND bài; Treo tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là Lượm, một chú bé liên lạc rất dũng cảm của quân ta. Mặc dù tuổi nhỏ nhưng Lượm đã đóng góp rất tích cực cho công tác chống giặc ngoại xâm ở nước ta. Nhắc đến thiếu nhi nhỏ tuổi mà anh dũng, chúng ta không thể quên Lượm. Trong giờ tập đọc này, các con sẽ được làm quen với Lượm qua bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.
- Giáo viên ghi tựa bài: Lượm.
- Học sinhchủ động tham gia.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trỗ..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô (mũ chào mào), thượng khẩn, đòng đòng. 
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
a.GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài: Giọng vui tươi, nhí nhảnh nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả ngoại hình, dáng đi của chú bé: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huých sáo, nhảy, vụt qua, sợ chi, nhấp nhô.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trỗ.
*Đọc từng khổ thơ (đoạn )
- Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn học sinh chia bài thành 3 đoạn.
+ Chia nhóm -> YC đọc từng đoạn trong nhóm
- Giảng từ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô (mũ chào mào), thượng khẩn, đòng đòng.
+ Đặt câu với từ : loắt choắt, ca lô (mũ chào mào)
- GV trợ giúp, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ câu,...
 Luyện câu (dự kiến):
 + Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng (... )
Ngoài ra cần nhấn giọng ở các từ Thượng khẩn
* GV kết hợp HĐTQ tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp.
 - Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4
- HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
- Học sinh đọc bài
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm -> chia sẻ 
-HS đọc-> giải nghĩa từ:
+HS đặt câu: Cái xắc
Ví dụ: Chị em có cái xắc rất xinh. 
-Học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách đọc 
-Học sinh đọc bài theo sự điều hành của nhóm trưởng
+Đọc bài, chia sẻ cách đọc
- Đại diện nhóm thi đọc
-Thi đua giữa các nhóm
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung: Hiểu ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc đáng yêu và dũng cảm.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ
-YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi 
- GV trợ giúp HS hạn chế
=>Tương tác trong nhóm
-TBHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
+Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu?
+ Lượm làm nhiệm vụ gì?
+Lượm dũng cảm như thế nào?
+ Công việc chuyển thư rất nguy hiểm, vậy mà Lượm vẫn không sợ.
+ Gọi 1 học sinh lên bảng, quan sát tranh minh hoạ và tả hình ảnh Lượm.
+ Con thích những câu thơ nào? Vì sao?
+ Khích lệ trả lời (HS M1).
- Nội dung bài là gì?
*GV kết luận rút nội dung.
*GDQPAN: Ca ngợi tinh thần mưu trí, dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam chống giặc ngoại xâm
*GV giáo dục học sinh biết dũng cảm trong cuộc sống thường ngày
-HS nhận nhiệm vụ
-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm
+Tương tác, chia sẻ nội dung bài 
- Đại diện nhóm chia sẻ: 
- Lớp đọc thầm bài 
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, cái chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, vừa đi vừa nhảy.
- Lượm làm liên lạc, chuyển thư ra mặt trận. 
- Đạn bay vèo vèo mà Lượm vẫn chuyển thư ra mặt trận an toàn.
+ Lượm đi giữa cánh đồng lúa, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên đồng.
- 5 đến 7 học sinh được trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Học sinh trả lời theo ý hiểu cá nhân.
-HS ghi nhớ,
4. HĐ Học thuộc lòng bài thơ (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc thuộc lòng được bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- GV gọi 1HS M4 đọc bài
- GV kết hợp với TBHT tổ chức cho học sinh đọc bài
- Cho học sinh chia nhóm thi đọc thuộc....
- Giáo viên nhận xét và cùng nhóm bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Lưu ý: Đọc đúng: M1, M2; Đọc thuộc, hay: M3, M4
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc trong nhóm
+ Học sinh đọc theo sự điều hành của trưởng nhóm 
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc -> học thuộc lòng.
-Học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.

4. HĐ vận dụng, ứng dụng (2 phút)
+ Bài thơ ca ngợi ai?
=> Bài thơ ca ngợi Lượm, một thiếu nhi nhỏ tuổi nhưng dũng cảm tham gia vào việc nước.
+ Qua bài học, bạn biết thêm được điều gì?
+ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
5. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
 - Đọc diễn cảm bài thơ cho cả nhà cùng nghe. 
- Tìm các văn bản có chủ đề ca ngợi những chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm ....để luyện đọc thêm.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Người làm đồ chơi
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TIẾT 163: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết cộng trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1 (cột 1,3), bài tập 2 (cột 1,2,4), bài tập 3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: bảng phụ, phấn màu.
	- Học sinh: sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết:
+Nội dung chơi: TBHT đọc vài phép tính cộng hoặc trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 để học sinh nêu kết quả: 
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cộng trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
*GV trợ giúp HS hạn chế
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 1 (cột 1,3):
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 2 (cột 1,2,4):
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3: 
- Có bao nhiêu học sinh gái?
- Có bao nhiêu học sinh trai?
- Làm thế nào để biết tất cả trường có bao nhiêu học sinh?
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 2 (cột 2): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. 
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài -> tương tác với bạn.
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả:
30 + 50 = 80
20 + 40 = 60
90 – 30 = 60
8
 – 70 = 10
300 + 200 = 500
600 – 400 = 200
500 + 300 = 800
700 – 400 = 300
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- 3 lượt học sinh lên bảng làm, mỗi lượt 3 em, mỗi em một ý.
 34
+ 62
 96
 425
+ 361
 786
 968
- 503
 465
 64
+ 18
 82
 37
+ 37
 74
 90
- 38
 52
 765
- 315
 450
 566
- 40 
 526
 600
+ 99
 699
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu.
s 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Có 265 học sinh gái.
- Có 224 học sinh trai.
- Thực hiện phép tính cộng số học sinh gái và số học sinh trai với nhau.
- Học sinh lên bảng làm bài (dự kiến KQ)
Bài giải
Số học sinh trường đó có là:
265 + 234 = 499 (học sinh)
 Đáp số: 449 học sinh.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên
* Dự kiến KQ báo cáo:
 68
- 25
 43
 72
- 36 
 36
 286
+701
 887
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên
* Dự kiến KQ báo cáo:
Bài giải
Bể thứ hai chứa được số lít nước là:
865 – 200 = 665 (l)
 Đáp số: 665l
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Qua bài học, bạn có ý kiến đề xuất gì?
- Tổ chức chơi trò chơi Gọi thuyền với nội dung sau
 33 + 45 83 + 6 42 - 7 80 – 36 (...) 
- Giáo viên chốt lại nội dung ôn tập. 
4. HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Bài toán: Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi quyên góp được 263 quyển vở ô ly và trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám quyên góp được ít hơn trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi là 64 quyển vở ô ly. Hỏi trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám quyên góp được bao nhiêu quyển vở ô ly?
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà ôn lại nội dung kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về phép cộng phép trừ (Tiếp theo)
CHÍNH TẢ: (Nghe- viết)
 LƯỢM
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ theo thể thơ 4 chữ.
 - Làm bài tập 2a; bài tập 3a.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả s/x.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen những em tuần trước viết bài tốt.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Lắng nghe.
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài thơ để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
+ Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
*Giáo viên giao nhiệm vụ:
+YC HS thảo luận một số câu hỏi
+GV trợ giúp đối tượng HS hạn chế
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_vo_thi_lan_huong.doc