Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉvào số 12, số 3, số 6.

- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.

- Biết giải bài toán có gắn liền với các số đo.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xem đồng hồ và giải toán về đại lượng.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1a, 2, 4 (a,b).

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng phụ, phiếu bài tập.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr.
*Cách tiến hành: 
+ GV giao nhiệm vụ
+ GV trợ giúp HS M1
+TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 2a: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên gắn giấy ghi sẵn nội dung bài tập lên bảng.
- Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu 2 nhóm thi điền nối tiếp. Mỗi học sinh chỉ điền vào một chỗ trống. Nhóm nào xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.
- Gọi học sinh chia sẻ bài làm.
- Chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3a: TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3a, tổ chức cho học sinh thi điền vào chỗ trống. 
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
* HS thực hiện theo YC
+ Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài, tương tác với bạn
-HS chia sẻ trước lớp
- Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm lại bài.
- Làm bài theo hình thức nối tiếp.
- 4 học sinh tiếp nối đọc lại bài làm của nhóm mình. 
Dự kiến đáp án: Trăng, trăng, trăng, trăng, chăng.
- Học sinh tham gia chơi.
Dự kiến đáp án: Trồng trọt, chăn nuôi, trĩu quả, cá trôi, cá chép, cá trắm chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp.
- Học sinh lắng nghe.
6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
/?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Đọc lại các quy tắc chính tả ch/tr.
/?/ Qua bài học, bạn có ý kiến đề xuất gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp tham khảo
7. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Ghi nhớ các quy tắc chính tả: ch/tr.
- Viết tên một số tên cây cối có phụ âm: ch/tr.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai lỗi chính tả trong bài về nhà viết lại bài cho đúng. Xem trước bài chính tả sau: Đàn bê của anh Hồ Giáo.
TOÁN
TIẾT 167: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉvào số 12, số 3, số 6.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có gắn liền với các số đo.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xem đồng hồ và giải toán về đại lượng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1a, 2, 4 (a,b).
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng phụ, phiếu bài tập.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với Ban CT.HĐTQ tổ chức Trò chơi: Đố bạn
+TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi 
+Nội dung chơi: đưa ra một số phép tính có phép nhân, phép chia để học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về đại lượng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉvào số 12, số 3, số 6.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có gắn liền với các số đo.
*Cách tiến hành: 
-GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
-YC. HS thực hành một số bài tập 
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Quay mặt đồng hồ đến các vị trí trong phần a của bài và yêu cầu học sinh đọc giờ.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: Làm việc cá nhân – N2- Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4: Làm việc cá nhân –N4- Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà
- Đọc câu a: Chiếc bút bi dài khoảng 15... và yêu cầu học sinh suy nghĩ để điền tên đơn vị vào chỗ trống trên.
- Nói chiếc bút bi dài 15 mm có được không? Vì sao?
- Nói chiếc bút bi dài 15 dm có được không? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b, sau đó chữa bài
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: 
Bài tập 3: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 4 (c,d,e): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
*HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp (N2).
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Đọc giờ:
+ Đồng hồ A chỉ 3 giờ 30 phút 
+ Đồng hồ B chỉ 5 giờ 15 phút 
+ Đồng hồ C chỉ 10 giờ, 
+ Đồng hồ D chỉ 8 giờ 30 phút.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh chia sẻ:
Bài giải
Can to đựng số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 (l)
Đáp số : 15l 
-Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài cá nhân ->Trao đổi trong nhóm 4.
- Học sinh lắng nghe.
- Trả lời: Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
- Vì 15 mm quá ngắn, không có chiếc bút bi bình thường nào lại ngắn như thế.
- Không được vì như thế là quá dài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên
-Dự kiến KQ báo cáo:
Bài giải
Bạn Bình còn số tiền là:
1000 – 800 = 200 (đồng)
Đáp số: 200 đồng
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại nội dung tiết học.
- Trò chơi: Quay đúng, quay nhanh:
-Nội dung chơi: Thi quay kim đồng hồ
 + Nội dung: TBHT nêu đồng hồ chỉ các số giờ như sau:
 9 giờ 15 phút; 8 giờ; 11 giờ 30 phút; 3 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Giải bài toán sau: Viết mm hoặc cm thích hợp vào chỗ chấm:
 a. Chiều dài quyển sách Toán 2 khoảng 183.....
 b. Thước kẻ dài khoảng 30 .....
 c. Chiếc bút chì của em dài khoảng 25...
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp, học thuộc bảng chia 3.Xem trước bài: Ôn tập về đại lượng( Tiếp theo)

TOÁN
TIẾT 168: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết thời gian được giành cho một số hoạt động.
- Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: bảng phụ, phiếu.
	- Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi Đố bạn:
+Nội dung chơi: TBHT nêu bài toán để học sinh nêu kết quả:
 + Xe thứ nhất chở 37l dầu. Xe thứ nhất chở được ít hơn xe thứ hai là 4l. Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu lít dầu?
- Tại sao bạn có đáp án như vậy? (...)
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo).
-Học sinh lắng nghe phổ biến cách chơi,
- Học sinh chủ động tham gia chơi
- Học sinh cùng tương tác
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết thời gian được giành cho một số hoạt động.
- Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
*GV trợ giúp HS hạn chế
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 1: Làm việc cá nhân-> N2 -> Cả lớp
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2 (cột 1,2,4): Làm việc cá nhân –> Nhóm 4-> Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. 
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài -> tương tác với bạn.
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nêu miệng kết quả:
Trong các hoạt động trên Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh chia sẻ
Bài giải
Hải cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Đáp số: 32 kg.
- Học sinh nhận xét.s 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh chia sẻ
Bài giải
 Nhà phương cách xã Định Xá số ki-lô-mét là:
20 - 11 = 9 (km)
Đáp số: 9 km.
- Học sinh tương tác, nhận xét.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên
+Dự kiến KQ báo cáo:
Bài giải
Bơm xong lúc:
9 + 6 = 15 (giờ)
15 giờ hay là 3 giờ chiều
Đáp số: 3 giờ chiều
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Chơi trò chơi: Gọi thuyền
 ND: TBHT đưa ra từng hoạt động và thời gian đã được quay trên đồng hồ, các bạn sẽ phải cho biết thời gian dành cho một số hoạt động đó (Dự kiến)
 + Ăn tối 6 giờ 15 phút
 + Xem phim hoạt hình 7 giờ 
 + Học bài 7 giờ 30 phút
 + Đi ngủ 9 giờ 30 phút 
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
 - Giải bài toán: Trạm bơm Ân Thi phải bơm nước trong 7 giờ và bắt đầu bơm từ lúc 7 giờ 30 phút. Vậy đến ........giờ thì đạt số lượng bơm xong? 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai. Xem trước bài: Ôn tập về hình học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ TRÁI NGHĨA – TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng (Bài tập 1); nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước (Bài tập 2).
- Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A) (Bài tập 3).
2. Kỹ năng: Giúp học sinh mở rộng vốn từ ngữ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBHTđiều hành trò chơi Xì điện
-Nội dung chơi: TBHT tổ chức cho học sinh xì điện để đặt câu với các từ ngữ chỉ nghề nghiệp đã được học ở tiết trước.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
*Mục tiêu: 
- Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng (Bài tập 1); nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước (Bài tập 2).
- Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A) (Bài tập 3).
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
*GV trợ giúp HS hạn chế
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh lên chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân –> Cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh nêu miệng.
- Giáo viên nhận xét phần bài làm của học sinh.
Bài 3: TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3, tổ chức cho học sinh thi đú nối từ chỉ nghề nghiệp ở cột A với công việc ở cột B.
+Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài -> tương tác với bạn.
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh chia sẻ kết quả:
+ Những con bê cái: Như những bé gái rụt rè, ăn nhỏ nhẹn từ tốn.
+ Những con bê đực: Như những bé trai nghịch ngợm bạo dạn táo tợn ăn vội vàng ngấu nghiến, hùng hục
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nêu:
+ Trẻ con trái nghĩa với người lớn.
+ Cuối cùng trái nghĩa đầu tiên, bắt đầu.
+ Xuất hiện trái nghĩa biến mất, mất tăm
+ Bình tĩnh trái nghĩa cuống quýt, hoảng hốt
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tham gia chơi.
*Dự kiến đáp án: 
- Công nhân: Làm ra vải mặc, giày dép,...
- Nông dân: Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn,....
- Bác sĩ: Khám và chữa bệnh.
- Công an: Giưa trật tự làng xóm, phố phường, bảo vệ nhân dân.
- Người bán hàng: Bán bút, sách, bánh kẹo, ....
- Học sinh lắng nghe.

3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
/?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Tìm các cặp từ trái nghĩa sau và đặt câu với hai cặp từ trái nghĩa đó:
 Trẻ con/......... hiền lành/.......... rụt rè/......... bình tĩnh/.........
 Gan dạ/.......... Dài đưỡn/..... Cao vổng/........... Gầy còm/........
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021
TẬP VIẾT
ÔN CÁC CHỮ HOA A, M, N, Q, V (Kiểu 2)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết đúng chữ hoa A, M, N, Q, V kiểu 2 (mỗi chữ một dòng), viết đúng các tên riêng có chữ hoa kiểu 2: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh (mỗi tên riêng 1 dòng).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết một số chữ hoa kiểu 2. 
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ)
 - Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
*Mục tiêu: Ôn lại cho học sinh về chữ hoa (kiểu 2).
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên treo chữ a, m, q...chữ hoa (đặt trong khung).
 ()
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét và thực hành luyện viết
Việc 1: Luyện viết chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2):
- Sáng nay các em học viết chữ hoa gì?
- Hãy nêu quy trình viết chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2)?
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2).
Việc 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
+ Các chữ V, N, g, y, A, Q, H, C, M, h cao mấy li?
+ Con chữ t cao mấy li?
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?
+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Giáo viên lưu ý: 
- Giáo viên viết mẫu chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2) (cỡ vừa và nhỏ).
- Luyện viết bảng con chữ Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhận xét 
*Dự kiến ND chia sẻ:
- A, M, N, Q, V (kiểu 2):
- Đặt bút ở đường kẻ 5, viết nét móc xuôi và nét móc hai đầu nằm ngang.
- Cả lớp viết bảng con.
- Quan sát.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Cao 2 li rưỡi.
 + Cao 1 li rưỡi.
+ Các chữ i, ê, a, m, u, n, ô, c có độ cao bằng nhau và cao 1 li.
+ Dấu nặng đặt dưới con chữ ê trong chữ Việt, dấu ngã đặt trên con chữ ê trong chữ Nguyễn, dấu sắc đặt trên con chữ ô trong chữ Quốc và trên con chữ i trong chữ Chí, dấu huyền đặt trên con chữ ô trong chữ Hồ.
+ Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ.
- Quan sát.
- Học sinh viết chữ trên bảng con.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên đánh giá một số bài. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2) và viết tên các bạn trong lớp có phụ âm A,M,N. Q, V
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ khi viết chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2)
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Viết các từ “ Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.” kiểu chữ sáng tạo.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài viết và tự luyện viết thêm cho đẹp.
TOÁN
TIẾT 169: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đếm hình, kẻ, vẽ hình.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: Bài tập 1,2,4.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức cho học sinh Trò chơi: Đố bạn: 
-Nội dung chơi: TBHT đọc bài toán để học sinh nêu kết quả:
 + Bao ngô cân nặng 55kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 8kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? (...)
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về hình học.
- Học sinh chủ động tham gia chơi
-Học sinh cùng tương tác
+ Bao gạo cân nặng 63kg.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
*Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ: 
+ YC HS thực hiện một số bài tập
+ GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_vo_thi_lan_huong.doc