Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2).

- Làm đúng BT(3) a/b.

II. Đồ dùng dạy - học

Bảng phụ viết các từ ngữ của BT2

III. Các hoạt động dạy - học

1. Bài cũ

Một HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: lâu năm, nứt nẻ, dùi trống, dịu giọng.

2. Dạy bài mới

Hoạt động 1. Giới thiệu bài

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe - viết

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: những từ nào trong bài chính tả được viết hoa?

- HS tự viết những chữ mình dễ mắc lỗi.

b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.

c. Chấm, chữa bài

Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam Á.

- GV đọc cho 1 HS viết trên bảng lớp, các HS khác viết vào vở: Bru-nây.

- Cả lớp hoàn thành bài tập vào vở.

Bài tập 3 (lựa chọn): - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.

- HS làm bài vào vở. Cho 1 HS lên bảng làm bài.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.

Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò

GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài học sau.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau.
- Biết giải bài toán có đến hai phép tính.
II. Bài tập 
Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số liền sau của 68 457 là: 
A. 68 467 B. 68 447 C. 68 456 D. 68 458 
Câu 2: Các số 48617; 47861; 48716; 47816 Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 48 617; 48716; 47 861; 47 816.
B. 48 716; 48 617; 4 861; 47 816.
C. 47 861; 47 816 ; 48 617; 48 716.
D. 48 617; 48716 ; 4 816 ; 47 861 
Câu 3: Kết quả các phép cộng 36 528 + 49347 là: 
A. 75 865; B. 85 865; C. 75 875; D. 85 875 
Câu 4: Kết quả của phép tính trừ 85371 - 9046 là: 
A: 76 325, B. 86 335 C. 75 875. D. 86 325
Phần II: Làm các bài tập sau
Câu 1: Đặt tính rồi tính:
 21628 x 3 15250 : 5
Câu 2: Ngày đầu cửa hàng bán được 230m vải. Ngày thứ hai bán được 340m vải. Ngày thứ ba bán được 1/3 số m vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu m vải.
III.Chữa bài.	
Luyện từ và câu
TIẾT 33	 NHÂN HOÁ
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học 
Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả BT1 hoặc bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ 
GV đọc cho một HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở hai câu liền nhau, ngăn cách với nhau bằng dấu hai chấm trong BT1 tiết LTVC tuần 32 (Đầu đuôi là... đến hai cái trụ chống trời!).
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: - 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT và các đoạn thơ, đoạn văn trong BT.
HS trao đổi theo nhóm để tìm các sự vật được minh hoạ và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 (đoạn a), các nhóm cử người trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV gián phiếu hoặc bảng phụ, ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả:
Sự vật
Nhân hoá
Nhân hoá các từ ngữ
chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá các từ ngữ chỉ
hoạt động,đặc điểm của người
Mầm cây

 tỉnh giấc
Hạt mưa

 mải miết, trốn tìm
Cây đào
 mắt
 lim dim,cười

- HS làm việc độc lập để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 (đoạn b), các em chỉ cần ghi tên các sự vật được nhân hoá, cạnh đó viết những từ ngữ dùng để nhân hoá chúng. VD: cơn dông - kéo đến; lá gạo - múa lên, reo lên...
- GV mời 1 HS trình bày, mỗi em tìm hình ảnh nhân hoá và cách nhân hoá trong một câu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả trên phiếu.
Sự vật được
nhân hoá
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động,đặc điểm của người
Cơn dông

kéo đến
Lá (cây)gạo
 anh em
múa, reo, chào
Cây gạo

thảo, hiển, đứng, hát

- HS nêu cảm nghĩ của các em về các hình ảnh nhân hoá: Thích hình ảnh nào? Vì sao?
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS chú ý: Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Nếu chọn đề tả một vườn cây, các em có thể tả một vườn cây trong trường, ở làng quê, vườn cây nhỏ nhà mình hoặc nhà hàng xóm. 
- GV mời một vài HS nhắc lại tên những bài thơ có những câu thơ tả vườn cây, xem đó như gợi ý cho các em làm bài (VD: Quạt cho bà ngủ. Ngày hội rừng xanh. Bài hát trồng cây. Mặt trời xanh của tôi...)
- HS viết bài. GV chọn đọc một số bài cho cả lớp nghe và nhận xét.
VD: Trên sân thượng nhà em có một vườn cây nhỏ trồng mấy cây hoa phong lan, hoa giấy, hoa trạng nguyên. Ông em chăm chút cho vườn cây này lắm. Mấy cây hoa giấy, hoa trạng nguyên hiểu lòng ông nên chúng rất tươi tốt. Mỗi sáng ông lên sân thượng, chúng vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón ông. Chúng khoe với ông những cánh hoa trắng muốt, những cánh hoa hồng nhạt hoặc những chiếc lá đỏ rực.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
GV yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết. 
Thứ 4 ngày 5 tháng 5 năm 2021
Tập đọc
TIẾT 99	MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ; (HSKG bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm).
- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ)
II. Đồ dùng dạy - học 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ 
2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cóc kiện Trời và TLCH về ND từng đoạn.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài (giọng tha thiết, trìu mến).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc hai dòng thơ: 2 lần.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Bốn nhóm thi đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu của bài thơ, trao đổi nhóm 2, TL các câu hỏi
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
+ Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?
- HS đọc thầm hai khổ thơ cuối của bài thơ, trả lời các câu hỏi
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
+ Em có thích gọi lá cọ là mặt trời không? Vì sao?
Hoạt động 4. Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm. 
- HS thi đọc từng khổ thơ, cả bài thơ. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, hay nhất.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò.
- GV hỏi Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện đọc TL bài thơ.
Toán
TIẾT 162	ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc, viết được số trong phạm vi 100 000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
II. Đồ dùng dạy - học 
Có thể sử dụng phấn màu, bảng phụ thể hiện bài tập 1, 4.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Ôn tập các số đến 100 000
Bài 1: a) HS nêu nhận xét rồi làm bài. Chẳng hạn, HS nêu Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 10 000, rồi viết các số thích hợp vào các vạch tương ứng.
Bài 2: HS làm bài rồi chữa bài. GV hướng dẫn HS đọc đúng quy định, đặc biệt với các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1, 4, 5.
Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài theo mẫu. Tập cho HS nêu bằng lời rồi viết tổng (phần a) hoặc viết số (phần b). Chẳng hạn, phần a) có thể nêu bài mẫu như sau Số 9725 gồm 9 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị nên viết được thành:
9725 = 9000 + 700 + 20 + 5.
Bài 4: Cho HS nêu nhận xét về đặc điểm từng dãy số để giải thích lí do viết các số còn thiếu vào chỗ chấm.
Kết quả làm: a) 2005; 2010; 2015; 2020; 2025.
b) 14300; 14400; 14500; 14600; 14700.
c) 68000; 68010; 68020; 68030; 68040.
Hoạt động 2. Củng cố, dặn dò
GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà ôn bài.
	Tập Viết
TIẾT 33	ÔN CHỮ HOA Y
I. Yêu cầu cần đạt
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng), P, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà/Kính già, già để tuổi cho (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS NK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học
- Mẫu chữ viết hoa Y.
- Tên riêng Phú Yên và câu Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho viết trên dòng ô li ( cỡ nhỏ )
III. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ 
- Hai HS nhắc lại tên riêng Đồng Xuân và các câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn /Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người đã viết ở tiết Tập viết tuần trước, giải thích tên riêng và câu tục ngữ ấy.
- Hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp : Đồng Xuân.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS viết trên nháp.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ viết hoa có trong BT ứng dụng: P, Y, K. 
- GV viết mẫu chữ Y.
- HS tập viết chữ Y trên nháp.
b. Luyện viết tên riêng :
- HS đọc từ ứng dụng. GV giải thích: Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung.
- HS viết từ ứng dụng trên nháp.
 c. Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đọc câu ứng dụng. GV giải thích: Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già. Sống tốt với mọi người thì sẽ được đền đáp.
- HS tập viết các chữ Yêu, Kính trên nháp.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
GV nêu yêu cầu viết bài, HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi nhắc nhở.
Hoạt động 4. Chấm, chữa bài
GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò
Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết.
	Chính tả
TIẾT 65	Nghe - viết: CÓC KIỆN TRỜI
I. Yêu cầu cần đạt
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học 
Bảng phụ viết các từ ngữ của BT2
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Bài cũ 
Một HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: lâu năm, nứt nẻ, dùi trống, dịu giọng.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: những từ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- HS tự viết những chữ mình dễ mắc lỗi. 
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam Á.
- GV đọc cho 1 HS viết trên bảng lớp, các HS khác viết vào vở: Bru-nây.
- Cả lớp hoàn thành bài tập vào vở.
Bài tập 3 (lựa chọn): - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào vở. Cho 1 HS lên bảng làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
Toán
TIẾT 163	 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định.
II. các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Thực hành 
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: GV cho HS tự làm bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách so sánh hai số (hoặc so sánh một biểu thức số và một số) bằng các ví dụ cụ thể trong bài tập.
 VD: Số 27469 bé hơn số 27470 (27469 < 27 470), vì hai số này đều có năm chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều là 2, các chữ số hàng nghìn đều là 7, các chữ số hàng trăm đều là 4, nhưng chữ số hàng chục có 6 < 7 nên 27469 bé hơn 27470.
- GV tập cho HS biết nhận xét, chẳng hạn nếu 27469 27469 
- Tương tự với các trường hợp khác HS tự làm bài.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài GV khuyến khích HS nêu cách chọn ra số lớn nhất. Chẳng hạn, ở phần a): bốn số này đều có các chữ số hàng chục nghìn là 4; chữ số hàng nghìn của 42360 là 2, của ba số còn lại đều là1, mà 2 > 1; vậy 42360 là số lớn nhất trong bốn số.
Bài 3, 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chữa bài tương tự như bài 2.
Bài 5: Cho HS nêu nhiệm vụ làm bài. 
- HS quan sát (so sánh) xem trong bốn nhóm A, B, C, D, các số trong nhóm số nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, sau đó khoanh vào chữ đặt trước nhóm số đó.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- Ta thấy với ba số 8763; 8843; 8853. Có 8763 < 8843 < 8853, nên nhóm C được viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Ta khoanh vào chữ C. 
*GV chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài. 
Chính tả
TIẾT 66	Nghe - viết: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. Yêu cầu cần đạt
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học 
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ 
GV đọc HS viết vào nháp, 2 em lên bảng viết Đông Nam Á, Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào. GV nhận xét, sửa sai. 
2. Bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Gọi 2 em đọc đoạn viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK.	
- GV hỏi Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- HS viết đúng lúa non, giọt sữa, phảng phất,..... vào vở nháp, 2 em viết ở bảng lớp
- Nhận xét sửa sai.
b. GV đọc HS viết bài
c. Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 (Lựa chọn)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở. GV theo dõi.
- 2 em đọc câu đố sau khi đã điền vào chỗ chấm. Lớp nhận xét.
- GV đưa tranh HS quan sát, giới thiệu thêm. Đưa ra kết quả đúng
Bài tập 3 (Lựa chọn)
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- GV chia lớp thành các nhóm. HS thảo luận theo nhóm để tìm từ, viết vào vở nháp.
- Các nhóm trình bày kết quả. Nhóm nào tìm được từ đúng thì nhóm đó thắng.
- GV chốt lại lời giải đúng, HS chữa bài vào vở BT.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT2b.
 Tập làm văn
TIẾT 33	 GHI CHÉP SỔ TAY
I. Yêu cầu cần đạt
Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
 II. Đồ dùng dạy - học 
Tranh, ảnh một số loài động vật quí hiếm được nêu trong bài; Truyện tranh Đô- rê- mon; 1 vài tờ giấy khổ A4.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ 
Gọi 2 HS đọc bài viết tuần 32.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: - Gọi HS nêu YC bài. 1 em đọc cả bài A lô, Đô - rê- mon...
- Gọi 2 HS đọc phân vai.
- GV giới thiệu tranh, ảnh về các loại động, thực vật quí hiếm được nêu trong bài báo (nếu có); cho HS xem truyện tranh Đô- rê- mon
Bài tập 2: - Gọi HS nêu YC. GV phát giấy A4 cho 1 vài HS viết bài.
- Cho HS trao đổi theo cặp để viết những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon; GV nhắc HS cách viết.
- Yêu cầu HS viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở.
- Gọi 1 số em đọc kết quả ghi chép của mình của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét về bài làm trên giấy A4 dán ở bảng. GV chốt lại lời giải đúng. Cả lớp viết bài vào sổ tay.
- GV chấm 1 số bài viết, nhận xét về các mặt nội dung, hình thức...
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học. Dặn HS mua sổ tay để ghi chép những thông tin thú vị, bổ ích.
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 65	 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- HSKG: Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.
II. Đồ dùng dạy - học 
Các hình trong SGK; quả địa cầu; tranh ảnh do GV và HS sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau. Một số hình vẽ phóng to tương tự như H1-SGK 124 (không có màu) và 6 dải màu (như các màu trên H1 - SGK 124).
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1. Làm việc theo cặp 
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 124 trong SGK và thảo luận nhóm các câu hỏi sau 
- Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 
- Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? 
- Kể tên các đới khí hậu từ X.đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả TL. Nhóm khác nhận xét,bổ sung. 
*GV kết luận Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Hoạt động 2. Thực hành theo nhóm 
Bước 1: GV hướng dẫn HS chỉ vị trí các đới khí hậu nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu.
- HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu.
- GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu.
- GV dùng phấn màu tô đậm 4 đường đó. 
- GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. 
Bước 2: HS làm việc theo nhóm 
- Chỉ trên địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong khí hậu nào.
- HS trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. 
- HS tập trình bày trong nhóm các hình ảnh tự nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau. 
Bước 3: - Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS nhận xét phần trình bày của từng nhóm. 
*GV kết luận Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới thường nóng quanh năm; ôn đới ôn hoà, có đủ bốn mùa. Hàn đới rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng. 
Hoạt động 3. Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu 
Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự hình 1 trang 124 SGK (nhưng không có màu) và 6 dải (như các màu trên hình 1 trang 124 SGK) 
Bước 2: HS trong nhóm bắt đầu trao đổi và dán các dải màu vào hình vẽ. 
Bước 3: - HS trưng bày SP của các nhóm. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. 
- Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp nhóm đó thắng.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét về ý thực học tập của HS. Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2021
Toán
TIẾT 164 	ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.
- Biết giải toán bằng hai cách.
II. Hoạt động dạy - học
1. Bài cũ 
1 HS làm bài 1SGK. So sánh:
27 469 ..... 27 470; 85 100 .... 85 099;	30 000 ..... 29 000 + 1000
- HS nhận xét, nhắc lại cách so sánh. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi.
- Gọi HS chữa bài HS nối nhau đọc kết quả, lớp nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm:
 VD: 20 000 x 3 = ? 
Nhẩm : 2 chục nghìn x 3 = 6 chục nghìn, vậy 20 000 x 3 = 60 000
Bài 2: - Bài tập yêu cầu gì? (Đặt tính rồi tính)
- HS nêu những chú ý khi đặt tính và tính.
- HS làm vào vở. 4 HS làm 4 cột ở bảng phụ. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Một số HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
Bài 3: - 1 HS đọc đề bài.
- GVnêu câu hỏi Đề bài cho biết cái gì? Đề bài hỏi cái gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt đề vào vở:
Có: 80 000 bóng đèn
Chuyển lần 1: 38 000 bóng đèn
Chuyển lần 2: 26 000 bóng đèn
Còn lại .......... ..bóng đèn?
- GV nhắc nhở HS giải bằng 2 cách khác nhau.
- HS làm vào vở. 2 em làm vào bảng phụ bằng 2 cách khác nhau.
- Chữa bài
Cách1: Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu là:
 80 000 - 38 000 = 42 000 (bóng đèn)
 Trong kho còn lại số bóng đèn là:
 42 000 - 26 000 = 16 000 (bóng đèn)
 Đáp số: 16 000 bóng đèn
Cách 2: Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là:
 38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng đèn)
 Số bóng đèn còn lại trong kho là:
 80 000 - 64 000 = 16 000 (bóng đèn)
 Đáp số: 16 000 bóng đèn 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 66	 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được
vị trí trên lược đồ.
- HSNK : Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy - học 
Các hình trong SGK trang 126, 127.
- Tranh ảnh về lục dịa và đại dương ( nếu có).
- Một số lược đồ phóng to, tương tự lược đồ hình 3 trong SGK trang 127; 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa nhỏ ghi tên của một châu lục hoặc một đại dương.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Thảo luận cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
Bước 2: GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu màu xanh lơ hoặc xanh lam, thể hiện phần nước.
- GV hỏi Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.
Bước 3: GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh (nếu có) để cho HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.
- Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Đại dương Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
*Kết luận Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm
Bước 1: HS trong nhóm làm việc theo gợi ý sau
+ Có mấy c

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.doc