Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.

- Hiểu nội dung: nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Ảnh rừng ngập mặn trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Bài cũ:

 HS đọc các đoạn trong bài Vườn chim,trả lời câu hỏi trong bài.

B. Bài mới

 HĐ1:Giới thiệu bài

 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a)Luyện đọc

 - Một HS khá đọc bài văn.

 - GV giới thiệu tranh ảnh về rừng ngập mặn.

 - HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài(3 đoạn)

 - Tìm hiểu nghĩa của các từ khó: rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - HS khá đọc cả bài

 - GV hướng dẫn cách đọc và đọc diễn cảm bài văn.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
?
 HĐ4: Củng cố,dặn dò
 - Thực hiện giúp đỡ người già và em nhỏ theo kế hoạch đã định
 - Ghi những việc mình làm cùng kết quả vào phiếu rèn luyện.
Buổi chiều: 
Tiết 1: Chính tả (nhớ- viết)
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Hành trình của bầy ong”.
- Ôn lại cách viết những tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c: bài tập 2,3
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Kiểm tra bài cũ
HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/c.
 B. Dạy bài mới
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ - viết 
- Một HS đọc trong trong SGK 2 khổ cuối của bài “Hành trình của bầy ong” cần viết chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm hai khổ thơ đó, chú ý những từ ngữ dễ viết sai: rong ruổi, rù rì, nối liền
- HS gấp SGK rồi viết bài chính tả. 
- GV chấm chữa một số bài
HĐ2: Hướng dẫn làm BT Chính tả 
+ Bài 1:	 HS làm bài tập vào vở.
- Chữa bài.
củ sâm, xanh sẫm
sương giá, sương mù
Say sưa, sửa chữa
cao siêu, siêu sao..
xâm nhập, xâm lược
công xưởng, hát xướng
xa xưa, ngày xưa...
xiêu vẹo, liêu xiêu

+ Bài 2: HS làm bài tập. 
- Lời giải: 
rét buốt, con chuột,
viết, tiết kiệm, chiết cành
buộc tóc, cuốc đất,
xanh biếc, quặng thiếc,

HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: Lịch sử
“ THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. MỤC TIÊU: HS :
- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:
 + Cách mạng tháng 8 thành công, nước ta giành độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta
 + Rạng sáng ngày 19 - 12 – 1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến
 + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong cả nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh họa trong SGK.
- HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương(nếu có)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Bài cũ
 - Vì sao nói:Ngay sau cách mạng tháng Tám,nước ta ở trong tình thế”nghìn cân treo sợi tóc”
 - Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói’ và “giặc dốt”
B. Bài mới
 HĐ1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
 - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
 - Sau ngày c/m tháng Tám thành công thực dân Pháp đã có hành động gì?
 - Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
 - Trước hoàn cảnh đó,Đảng,Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?
 HĐ2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - HS đọc SGK từ “Đêm 18 rạng 19-12-1946...nhất định không chịu làm nô lệ”
 - Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
 - Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
 - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện điều gì?
 - Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
 HĐ3: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
 - HS thảo luận trong nhóm 4: Thuật lại cuộc chiến đấu của quân dân thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
 - Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
 - Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến?
 HĐ4: Củng cố, dặn dò
Nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến?
GV nhận xét giờ học
Tiết 3: Kĩ thuật
	CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN(T2)
I. MỤC TIÊU: HS :
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm khâu, thêu, hoặc nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Một số sản phẩm khâu thêu đã học
 - Tranh ảnh của các bài đã học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HĐ1: Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
 - HS nhắc lại cách đính khuy và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
 - Nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
 HĐ2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
 - GV nêu mục đích yêu cầu làm sản phẩm tự chọn.
 - Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của các nhóm.
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị.
 - Các nhóm HS trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
 - GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
 - GV ghi tên các sản phẩm đã chọn và kết luận 
 - Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ học sau.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò
 Nhận xét tiết học
 Thứ 3 ngày 3 tháng 12 năm 2019
Buổi sáng: 
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS : 
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân 
- Biết vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Bài cũ:
 - HS chữa bài làm thêm
 - Nêu tính chất nhân một tổng với một số, một hiệu nhân với một số
 B. Luyện tập
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4
+ Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
Ví dụ : 654,72 + 306,5 - 541,02 = 961,22 - 541,02 = 420,2
+ Bài tập 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu tính bằng hai cách:
Ví dụ: ( 22,6 + 7,4) x 30,5
 = 30 x 30,5 = 915
 ( 22,6 + 7,4) x 30,5
 = 22,6 x 30,5 + 7,4 x 30,5
 = 689,3 + 225,5
 = 915 
+ Bài tập 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Ví dụ : 8,32 x 4 x 25 
 = 8,32 x ( 4 x 25)
 = 8,32 x 100
 = 832
+ Bài tập 4: HS tự đọc đề toán, làm bài rồi chữa bài .
+ Bài tập 5: Tính nhẩm kết quả tìm x 
Ví dụ : 8,7 x x = 8,7 
 x = 1
HĐ2: Chấm và chữa bài
 Bài 1: Lưu ý HS thứ tự thực hiện phép tính.
 Bài 2: Cho HS làm theo hai cách.
 Bài 3: HS tính nhẩm rồi nêu kết quả.
 Bài 4: Hướng dẫn HS giải theo hai cách.
 HĐ3: Củng cố dặn dò
 - Ôn lại cách giải toán bằng quan hệ tỉ lệ.
 - Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 2: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1, xếp các từ ngữ chỉ hành động với môi trường vào nhóm thích hợp theo y/c bài tập 
- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
*GDBVMT: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A.Bài cũ :
 - Đặt một câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối với những từ ngữ nào trong câu.
 B. Bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 + Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1. GV gợi ý nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học
 - HS trao đổi theo cặp. 
 - HS nói tên đề tài mình chọn viết
 - HS viết bài và đọc bài viết
 - HS làm bài và phát biểu ý kiến
 - GV chấm điểm một số bài.
 * GV kết luận :Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều động vật và thực vật.Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
 + Bài 2: HS đọc nội dung bài tập.
 - HS làm bài trong VBT.
Hành động bảo vệ môi trường
Hành động phá hoại môi trường
Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
Phá rừng, xả rác bữa bãi,đốt nương, săn bắt thú rừng, buôn bán động vật hoang dã...
 - Liên hệ các hành động trên ở địa phương em
 - GV: em cần có những hành động đúng để bảo vệ môi trường
 + Bài 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập: Mỗi em chọn một cụm từ ở BT2 làm đề tài, viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
 - HS viết bài. GV giúp đỡ HS yếu.
 - HS đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Tiết 3,4: Tiếng Anh
 (GV chuyên trách dạy)
Buổi chiều: 
Tiết 1: Địa lí
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tình hình phân bố của một số nghành công nghiệp:
 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển
 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển
 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
- HSKG: Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ
*GDTNMTBĐ: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở những khu công nghiệp khai thác nguồn lợi từ biển 
*GDSDNLTK&HQ: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bản đồ kinh tế VN.
 - Lược đồ công nghiệp VN
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Bài cũ
 - Kể tên một số ngành công nghiệp nước ta và sản phẩm của các nghành đó?
 - Nêu đặc điểm của nghề thủ công nước ta?.
 - Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào?
 B.Bài mới
 HĐ1: Sự phân bố của các ngành công nghiệp.
 - HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
 - Tìm trên lược đồ nơi có ngành khai thác than, dầu mỏ, a-pa tít,công nghiệp nhiệt điện,thủy điện.
 - GV tổ chức cho HS ghép kí hiệu vào lược đồ (Tổ chức cho hai đội ghép nối tiếp).
 - GV nhận xét cuộc thi.
 HĐ2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phát triển của một số ngành công nghiệp.
 - HS trình bày kết quả trước lớp bài tập trong sách giáo khoa
 HĐ3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
 - HS hoàn thành BT trong VBT:
 + Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
Các trung tâm công nghiệp của nước ta.

Trung tâm rất lớn
Trung tâm lớn
Trung tâm vừa
..
.
..

 + Nêu các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
 HĐ4: Củng cố,dặn dò
 - GV tổng kết giờ học.
Tiết 2: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
- Kể được việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường . Qua đó giáo dục HS về ý thức BVMT
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ:
 - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện của tuần trước
B. Bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài:
 HĐ2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
 - HS đọc 2 đề bài của tiết học.
 - HS nêu y/c của đề bài: kể một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
 - HS đọc thầm gợi ý trong SGK.
 - HS nối tiếp nhau đọc tên câu chuyện các em chọn kể.
 - GV: Câu chuyên em kể cần thể hiện rõ hành động bảo vệ môi trường là hành động nào?
 - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện mình định kể.
 HĐ3:Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 - Kể chuyện trong nhóm.
 - Kể chuyện trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm.Bình chọn người kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
 - Qua mỗi câu chuyện kể GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS
 HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học 
Tiết 3: Thể dục
ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG- TRÒ CHƠI “ AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện năm động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, học mới động tác thăng bằngcủa bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn". HS biết cách chơi và tham gia chơi 
II. CHUẨN BỊ 
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi , kẻ sân chơi trò chơi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1: Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chổ vỗ tay.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
HĐ2: Phần cơ bản 
a. Ôn 5 năm động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
b. Học động tác thăng bằng: 5- 6 lần.
 GV làm mẫu động tác hai lần - HS tập.
c. Ôn 6 động tác thể dục đã học:
 HS ôn theo tổ, GV theo dõi HS tập và sửa sai cho HS.
d. Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
 - GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần.
 - Cho HS chơi chính thức 3-5 lần.
HĐ3: Phần kết thúc 
- Cho HS thả lỏng hoặc hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 Thứ 4 ngày 4 tháng 12 năm 2019
Buổi sáng : 
Tiết 1: Tập đọc
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.
- Hiểu nội dung: nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Ảnh rừng ngập mặn trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Bài cũ:
 HS đọc các đoạn trong bài Vườn chim,trả lời câu hỏi trong bài.
B. Bài mới
 HĐ1:Giới thiệu bài
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a)Luyện đọc
 - Một HS khá đọc bài văn.
 - GV giới thiệu tranh ảnh về rừng ngập mặn.
 - HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài(3 đoạn)
 - Tìm hiểu nghĩa của các từ khó: rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - HS khá đọc cả bài
 - GV hướng dẫn cách đọc và đọc diễn cảm bài văn.
 b)Tìm hiểu bài 
 - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? (Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm,...lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vở khi có gió, bão, sóng lớn)
 - Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? (Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều)
 - Em hãy nêu tên các vùng có phong trào trồng rừng ngập mặn mà em biết? – HS nêu
 - Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? ( Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ lương hải sản nhiều, cacs loài chim trở nên phông phú)
 c)Luyện đọc lại
 - Ba HS nối tiếp đọc đoạn văn.
 - GV h/d cả lớp đọc đoạn văn thứ 3 trong bài.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò:
 - Bài văn cung cấp cho em thông tin gì?
 - GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: Tập đọc thư viên
 ĐỌC CẶP ĐÔI. VIẾT - VẼ
Tiết 3: Luyện từ và câu 
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các cặp quan hệ từ theo y/c của bài tập
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp, biết đầu biết tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn
- Qua các ngữ liệu của bài tập nâng cao ý thức về BVMT cho HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Bài cũ
 HS đọc kết quả bài tập 3 tiết LTVC trước(Viết đoạn văn khoảng 5 câu về bảo vệ môi trường)
 B. Bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 + Bài 1:
 - HS đọc nội dung bài tập 1, tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn.
 - HS phát biểu ý kiến
 + Bài 2: HS đọc y/c bài tập.
 - HS làm bài theo cặp.
 - HS chữa bài: HS nêu được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu để giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ.
 - GV và cả lớp nhận xét.
 + Bài 3:
 - Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 3.
 - HS làm bài cá nhân,phát biểu ý kiến.
 *GV kết luận: 
 - Cần sử dụng từ chỉ quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ.
 - Nhờ có những hoạt động thiết thực, kịp thời nên công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt
 HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
Tiết 4: Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Bài cũ
 HS giải bài 4.
 B. Bài mới:
 HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 a) GV nêu VD để dẫn tới phép chia STP cho số tự nhiên.
 - Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiên phép chia bằng cách chuyển về phép chia hai số tự nhiên.
 - GV cho HS nhận xét về cách thực hiện phép chia.
 b) GV nêu VD 2 rồi HS tự thực hiện phép chia.
 - HS tự nêu cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 HĐ2: HS thực hành
 - HS làm vào vở bài tập
 + Bài 1: Hướng dẫn HS cách ước lượng để thực hiện phép chia nhanh
 HĐ3: Chữa bài
 + Bài 1: HS nêu kết quả tính
 + Bài 2: 2 HS chữa bài ở bảng
 + Bài 3: Giải
Trung bình mỗi ngày của hàng bán được số mét vải là:
342,3 : 6 = 57,05 (m)
Đáp số: 57,05 m
 HĐ4: Củng cố,dặn dò
Học thuộc quy tắc phép chia STP cho số tự nhiên .
Nhận xét giờ học
Buổi chiều: GV chuyên trách dạy
 Thứ 5 ngày 5 tháng 12 năm 2019
Buổi sáng:
Tiết 1: Thể dục
ĐỘNG TÁC NHẢY.TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện sáu động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, học mới động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài.
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số". HS biết cách chơi và tham gia chơi 
II. CHUẨN BỊ 
 - Một còi,kẻ sân chơi trò chơi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chổ vỗ tay.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
HĐ2: Phần cơ bản 
a. Ôn 6 năm động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
b. Học động tác nhảy
GV làm mẫu động tác hai lần - HS tập.
c. Ôn 7 động tác thể dục đã học:
HS ôn theo tổ, GV theo dõi HS tập và sửa sai cho HS.
d. Trò chơi “Chạy nhanh theo số".
- GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần.
- Cho HS chơi chính thức 3-5 lần.
HĐ3: Phần kết thúc 
- Cho HS thả lỏng hoặc hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Tiết 2: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU
- Nắm được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn,trong đoạn văn
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Bài cũ
 - GV kiểm tra kết quả ghi lại quan sát một người mà em thường gặp.
 - GV nhận xét, chấm điểm kết quả ghi chép của HS.
 B. Bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài:
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
 +Bài tập 1:
 - HS đọc nội dung bài tập 1.
 - HS trao đổi theo cặp .
 - HS thi trình bày miệng trước lớp.
 - Cả lớp,GV chốt lại ý kiến đúng.
 +Bài tập 2: GV nêu y/c bài tập 
 - HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp.
 - HS đọc kết quả ghi chép. Cả lớp nhận xét.
 - GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người
 - Một số HS đọc .
 - HS lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật dựa trên kết quả quan sát.
 * Gv lưu ý: Em phải chọn những đặc điểm nổi bật của người đó để tả nhằm phân biệt người đó với người khác
 - HS trình bày dàn ý đã lập.GV và cả lớp nhận xét.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
Tiết 3: Âm nhac
 (GV chuyên trách dạy)
Tiết 4: Tin học
 (GV chuyên trách dạy)
Buổi chiều:
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết phép chia STP cho số tự nhiên.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. Bài cũ
 Gọi HS chữa bài: Đặt tính rồi tính:
 a. 45,5 : 12 b. 112,56 :21
 c. 294,2 :73 d. 323,36 : 43
B. Bài mới
 HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 + Bài 1 :HS làm rồi chữa bài trên bảng lớp.
 + Bài 2: HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính trong biểu thức
 - Một HS làm một phép tính.
 + Bài 3:-HS đọc đề toán, xác định dạng toán.
 - HS tóm tắt bài toán.
 - GV gợi ý: 
 * Khi chuyển từ hộp thứ nhất sang hộp thứ hai thì tổng cả hai hộp có thay đổi hay không? (không thay đổi)
 * có thể giải bài toán bằng mấy cách? (2 cách)
 - HS giải vào vở
Bài giải
Hộp thứ nhất hơn hộp thứ hai số kg chè là:
1,2 + 1,2 = 2,4 (kg)
Hộp thứ nhất có số kg chè là:
(13,6 + 2,4) : 2 = 8 (kg)
Hộp thứ hai có số kg chè là:
13,6 - 8 = 5,6 (kg)
 Đ/S: Hộp thứ nhất: 8 kg
 Hộp thứ hai: 5,6 kg
 + Bài 4: HS nêu quy tắc và công thức một tổng chia cho một số
 (a + b ) : c = a : c + b : c
 - Bài làm thêm: May 14 bộ quần áo hết 25,9 m vải. Hỏi khi may 21 bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải?
 HĐ2: Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét giờ học
Tiết 2: Khoa học
ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nêu được một số tính chất và công dụng của đá vôi 
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS sưu tầm tranh, ảnh về các hang động đá vôi.
- Hình minh học trong SGK.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A.Bài cũ
 - Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nó?
 - Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
 - Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần chú ý điều gì?
 B. Bài mới 
 HĐ1: Tìm hiểu về đá vôi (Dùng phương pháp Bàn tay nặn bột)
 1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
 - Sau khi cho HS về nhà tìm hiểu một số vùng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2019_2020.doc