Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020

2.2. Hướng dẫn HS nghe viết bài chính tả

- 2 HS đọc bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.

- HS nêu nội dung bài: Bài văn cho biết Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hy sinh ông có một câu nói khẳng khái, lưu danh muôn thuở: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

- 2 HS lên bảng viết các từ: khảng khái, thống đốc, Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ. Lớp viết nháp.

- HS nêu cách trình bày bài văn xuôi.

-Nhắc nhở tư thế ngồi viết.

- GV đọc cho HS viết bài vào vở.

- HS viết bài vào vở.

- Cho HS tự soát lỗi.

- Thu vở, nhận xét.

 

doc41 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 đọc thầm lại đoạn văn, HS làm việc nhóm 2: tìm các câu ghép và xác định các vế câu trong từng câu ghép.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến, GV cùng lớp chốt lời giải đúng.
Câu
Vế 1
Vế 2

1
Trời/ xanh thẳm
biển/ cũng xanh thẳm như dâng lên cao, chắc nịch.
2
 Trời/ rải mây trắng nhạt
biển/ mơ màng dịu hơi sương.

3
Trời/ âm u mây mưa,
biển/ xám xịt ,nặng nề

4
Trời/ ầm ầm dông gió. 
biển/ đục ngầu giận dữ.
5
Biển / nhiều khi rất đẹp
ai/ cũng thấy như thế.
Bài 2: HSKG	
- Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không? Vì sao? 
- HS phát biểu ý kiến cá nhân.
- Gv nhận xét và chốt ý: Không thể tách mỗi vế câu ghép ở bài tập 1 thành các câu đơn vì mỗi vế của câu thể hiện 1 ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế khác trong cùng 1 câu.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS suy nghĩ, tự làm bài vào vở.
- 4 em làm bài ở bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Ví dụ:
+ Mùa xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
+ Mặt trời mọc, sương tan dần.
+ Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, độc ác.
+ Vì trời mưa to, nên đường ngập nước.
	3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
- Câu ghép là câu thế nào ? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài; chuẩn bị bài: “Cách nối các vế câu ghép”.
__________________________________
Buổi chiều
Tiết 1
Địa lí
CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này , HS :
- Nhớ tên các châu lục, đại dương
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á
- Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á.
II. CHUẨN BỊ
- Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên châu á
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Vị trí địa lí và giới hạn
- HS quan sát hình 1 để nêu tên các châu lục, đại dương trên trái đất; vị trí địa lí và giới hạn của châu á.
- HS báo cáo kết hợp chỉ vị trí địa lí và giới hạn của châu á trên bản đồ treo tường.
- GV kết luận : Châu á nằm ở bán cầu Bắc; có 3 phía giáp biển và đại dương.
-HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu để nhận xét về diện tích của châu á
- GV kết luận : Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới , gấp 5 lần châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam cực.
	2.3. Đặc điểm tự nhiên
- Làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm
- HS quan sát H3, sử dụng phần ghú giải để nhận biết các khu vực của châu á, yêu cầu 2 HS đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ . Sau đó cho HS nêu tên theo kí hiệu a,b,c,d,đ của H2, rồi tìm chữ tương ứng ở các khu vực trên H3
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Yêu cầu HS nhắc lại cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu á.
- Kết luận : Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp
- Sử dụng H3 nhận biết kí hiệu núi và đồng bằng
- 1 số HS đọc tên các dãy núi và đồng bằng
- Kết luận: Châu á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
	3. Củng cố, dặn dò 
-Tổng kết nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học 
_______________________________
Tiết 2
Kể chuyện
CHIẾC ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU
	Nhằm giúp hs:
	- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
	- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt công việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến công việc riêng của mình. 
	- HSKG kể được toàn bộ câu chuyện, giọng kể tự nhiên, linh hoạt.
II. CHUẨN BỊ
	- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1.Ổn định
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
- Em đã được nghe kể, được đọc những câu chuyện nào về Bác Hồ?
- 3 - 5 HS nối tiếp nêu: Chiếc rễ đa tròn, Qua suối, Ai ngoan sẽ được thưởng,
- GV chốt:Tiết kể chuyện đầu tiên của chủ điểm Người công dân là câu chuyện về Bác Hồ. Truyện có tên là Chiếc đồng hồ. Qua câu chuyện, Bác Hồ muốn nói đến trách nhiệm gì của người công dân? Bác muốn khuyên chúng ta điều gì? Các em cùng nghe cô kể chuyện. 
	2.2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể lần 1: (không sử dụng tranh)
- Kết hợp giải nghĩa từ tiếp quản, đồng hồ quả quýt.
- HS lắng nghe.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ tranh.
- HS quan sát tranh, nghe kể.
- Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? (Vào năm 1954)
- Mọi người dự hội nghị bàn tán về chuyện gì? ( Mọi người bàn tán về chuyện đi học lớp tiếp quản Thủ đô)
- Bác Hồ mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để làm gì? (Để nói về công việc của mỗi người, để mọi người hiểu công việc nào cũng đáng quý.)
- Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất? – HS nối tiếp phát biểu.
	2.3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS lập nhóm 4, nêu nội dung từng tranh sau đó từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
+ Tranh 1: Được tin TW rút bớt 1 số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
+ Tranh 2: Giữa lúc đó, BH đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
+ Tranh 3: Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra 1 chiếc đồng hồ quả quýt. Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ 1 cách hóm hỉnh.
+ Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện
- 2 nhóm 4 HS thi kể chuyện trước lớp.
- 1- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HSKG trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
+ Nhận xét cách nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ?
- GV nhận xét chung. 
	3. Củng cố, dặn dò
- Câu chyện muốn nói với chúng ta những gì? Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng: mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý. Do vậy, khi nhận công việc được phân công, mỗi người chúng ta đều phải phấn đấu hoàn thành công việc được giao. 
- Nhận xét tiết học.	
- Dặn HS về nhà thực hành tập kể câu chuyện theo đề bài.
- Chuẩn bị: “Kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh”.
________________________________
Tiết 3
Thể dục
 TUNG VÀ BẮT BÓNG - TRÒ CHƠI"BÓNG CHUYỀN SÁU".
I. Mục tiêu
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Làm quen trò chơi Bóng chuyền sáu. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Chuẩn bị
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- Chuẩn bị còi, dây nhảy, bóng cho nhóm 6.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu 
- Yêu cầu tập hợp lớp.
- GV phổ biến mục đích – yêu cầu.
- Yêu cầu chạy chậm 1 hàng dọc trên sân trường.
- Yêu cầu cả lớp xoay khớp cổ chân, gối, hông, vai. 
- Yêu cầu hs chơi trò chơi “Chạy ngược chiều theo tín hiệu”
2. Phần cơ bản 
a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 
- GV chia tổ luyện tập. Mỗi tổ nhận 2 quả bóng luyện tập.
- Yêu cầu các tổ thi tung và bắt bóng.
b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Cho hs ôn theo tổ.
- Mời một số học sinh lên biểu diễn. GV nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu các tổ luyện tập, biểu diễn.
c) Làm quen với trò chơi “Bóng chuyền sáu”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi: Chia các bạn nam (nữ) thành 2 đội, 2 đội trưởng ở mỗi đội đứng ở giữa sân chuẩn bị tranh bóng. Hai em nhảy lên tranh bóng rồi chuyền ngay cho bạn (chuyền một), bạn được bóng chuyền ngay cho bạn tiếp theo (chuyền hai). Tiếp tục chuyền được 6 bạn là thắng được 1 điểm, giao lại bóng cho đội bạn. Đội nhiều điểm là thắng cuộc.
- YC chơi thử rồi chơi chính thức
3. Phần kết thúc
- YC cả lớp đi thường và hát.
- YC học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh ôn tung và bắt bóng ở nhà.
________________________________
Tiết 4 ( Dạy bù tuần 20 )
Chính tả
NGHE- VIẾT:CÁNH CAM LẠC MẸ
I. MỤC TIÊU
	- HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
	- HS làm được bài tập 2a.
	- HSKG làm thêm bài 2b.
II. CHUẨN BỊ
	- HS: vở bài tập Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
- 2 HS lên bảng viết: tỉnh giấc, lim dim, tháng giêng. Lớp viết vào vở nháp.
- HS nhận xét.
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Hướng dẫn HS nghe viết bài chính tả 
- GV đọc bài Cánh cam lạc mẹ.
 - 2 HS đọc bài.
- Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang. Tiếng cánh cam gọi mẹ khàn đặc trên lối mòn.
- Những con vật nào đã giúp cánh cam? Bọ dừa, cào cào, xén tóc.
- Bài thơ cho em biết điều gì? Cánh cam lạc mẹ nhưng được sự che chở, yêu thương của bạn bè.
- 2 HS lên bảng viết các từ: gai góc, kêu ran, khản đặc, xén tóc,... Lớp viết nháp.
- HS nêu cách trình bày bài thơ. (Lùi vào 2 ô, để cách 1 dòng giữa các khổ thơ.)
-Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự soát lỗi.
- Thu vở, nhận xét.
	2.3. Phân biệt r/d/gi; o/ô
	Bài 2: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh câu chuyện “Giữa cơn hoạn nạn”	(N2)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập theo cặp.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
+ Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò.
+ Hành khách  ra sức tát nước, cứu thuyền.
+ Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra.
+ Một người khách  giấu nổi tức giận, bảo:
+ Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?
- 1 HS đọc lại mẩu chuyện.
- Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? Anh chàng vừa ngốc nghếch vừa ích kỉ không hiểu ra rằng: nếu thuyền chìm thì bản thân anh ta cũng chết.
	Bài 2b: HSKG	(Cá nhân)
	Tìm tiếng bắt đầu bằng o hay ô
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
 HS trình bày kết quả: đông/ khô/ hốc/ gõ/ ló/ trong/ hồi/ tròn/ một
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
	3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Giữa cơn hoạn nạn cho người thân nghe và chuẩn
___________________________
Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2019
Tiết 1
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết tính diện tích hình tam giác, hình thang (BT1, BT2).
- HSKG biết giải bài toán có liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng phụ, phấn màu, thước kẻ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ
-Nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích hình tam giác,hình thang,hình thoi.
-HS chữa bài 2 SGK.
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Luyện tập thực hành
	- HS đọc thầm 1 lượt các bài toán trang 7VBT, xác định các vướng mắc nếu có.
	- Hướng dẫn:
	Bài 1:	HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để thực hiện bài toán. GV lưu ý trường hợp các số đo chưa cùng 1 đơn vị đo.
	Bài 2: 	
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác và cách tính diện tích hình thang.
- Hỗ trợ: 
+ Vẽ hình lên bảng và ghi các kích thước như trong SGK.
+ Chiều cao của hình thang ABCD chính là chiều cao của tam giác DMC
	Bài 3:
	Hs suy nghĩ nêu cách giải, gv chốt các bước giải:
	+ Tính diện tích hình chữ nhật lúc đầu
	+ Tính chiều dài sau tăng
	+ Tính diện tích hình chữ nhật sau tăng
	+ Tìm tỉ số phần trăm của diện tích hình chữ nhật lúc sau so với diện tích hình chữ nhật lúc đầu.
	+ Tính số phần trăm tăng thêm
	- HS làm bài vào vở
	- Treo bảng phụ, chữa bài
	3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
Bài 3: SGK
	- HS thảo luận các bước giải
	- GV chốt các bước làm đúng:
+ Tính diện tích của mảnh vườn.
+Tính 30% diện tích của mảnh vườn.
+ Tính số câu đu đủ trồng được.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Hình tròn. Đường tròn.
________________________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU
	- HS nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND Ghi nhớ). 
	- HS nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2. 
	- HSKG viết được đoạn văn có nhiều hơn một câu ghép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV: Giấy khổ to, mỗi tờ ghi một câu ghép trong BT1 phần Nhận xét.
Bảng nhóm. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ
	- 1 HS lên bảng: Thế nào là câu ghép. Cho ví dụ về câu ghép.
	- Nhận xét
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài.
	Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Các vế câu được ghép với nhau bằng cách nào? Bài Cách nối các vế câu ghép sẽ giúp các em biết các phương thức để nối các vế trong câu ghép.
	2.2. Tìm hiểu cách nối các vế câu ghép.
- 2 em đọc yêu cầu bài tập 1 và 2. Cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 2 rồi dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép, gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu (gạch mờ vào SGK).
- 4 học sinh làm giấy khổ to rồi trình bày kết quả.
1) Súng kíp của ta mới bắn được một phát / thì súng của họ đã bắn được năm sáu mươi phát.
2) Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn /, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn dược hai mươi viên.
3) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn / : hôm nay tôi đi học.
4) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre /, đây là mái đình cong cong / ; kia nữa là sân phơi.
- Lớp nhận xét.
- Mỗi câu ghép trên có mấy vế câu? Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào?
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Có những cách nào để nối các vế trong câu ghép? HS trả lời.
- GV chốt: 
Có hai cách nối các vế câu
 + Nối bằng những từ có tác dụng nối.
 + Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 
1 số em nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	2.3. Bài tập thực hành
	Bài 1: 
- 2 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm lại yêu cầu bài tập.
- Học sinh suy nghĩ chia sẻ trong nhóm 2.
- 3 nhóm làm vào giấy lớn, xong trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét.
	+ Đoạn a có 1 câu ghép, với 4 vế câu:
	a) Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi/ nó kết thành  to lớn/ nó lướt qua  khó khăn/ nó nhấn chìm  lũ cướp nước 
	®Bốn vế câu được nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy.
	+ Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu.
b) Nó nghiến răng ken két/, nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục.
® Ba vế câu nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy.
+ Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu.
c) Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền  xuôi dòng.
® Vế 1 và 2 nối trực tiếp bằng dấu phẩy, vế 2 và 3 nối với nhau bằng quan hệ từ “rồi”.
- GV nhận xét, chốt: có 2 cách nối các vế câu ghép.
	Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2.
- GV lưu ý HS: Đoạn văn tả ngoại hình của 1 người bạn phải có ít nhất 1 câu ghép. Viết đoạn văn một cách tự nhiên và kiểm tra xem đã có câu ghép chưa.
- HS thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập.
- Một số em nối tiếp đọc đoạn văn, chỉ ra câu ghép trong bài và các câu ghép đó nối các vế câu theo cách nào.
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có câu ghép.
	3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Công dân.
______________________________
Tiết 3
Tiết đọc thư viện
ĐỌC TO NGHE CHUNG – SẮM VAI
_________________________________
Tiết 4
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI)
I. MỤC TIÊU
-HS nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1)
- HS viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở bài tập 2.
- HSKG viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho 1 trong 4 đề ở bài tập 2.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ
- Bài văn tả người gồm có mấy phần? Là những phần nào?
- Có những kiểu mở bài nào? (Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp)
-Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
	+ Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người hay sự vật định tả.
	+ Mở bài gián tiếp: nói một việc khác từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả.
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Xác định các kiểu mở bài.
- HS đọc bài tập 1
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Đoạn mở bài a là đoạn mở bài cho kiểu bài nào? (Đoạn mở bài cho bài văn tả người.)
+ Người định tả là ai? (Người định tả là người bà trong gia đình.)
+ Người định tả được giới thiệu như thế nào? (Người định tả được giới thiệu trực tiếp: Em yêu nhất là bà)
+ Kiểu mở bài đó là gì? (Mở bài trực tiếp)
+ Ở đoạn mở bài b, người định tả được giới thiệu như thế nào? (Người định tả không được giới thiệu trực tiếp mà qua hoàn cảnh: về quê, đi ra cánh đồng chơi, không khí ở đây thật trong lành, có nhiều hoạt động hấp dẫn bạn nhỏ rồi bạn nhỏ mới nhìn thấy bác Tư đang cày ruộng.)
+ Vậy đây là kiểu mở bài gì? (Mở bài gián tiếp)
+ Cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau? HS trả lời.
- GV chốt: 
+ Đoạn a: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp người định tả (giới thiệu trực tiếp người bà trong gia đình).
+ Đoạn b: Mở bài gián tiếp, giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân cày ruộng).	
	2.3 Thực hành viết đoạn mở bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ chọn đề bài 
- 1 số em nói đề bài mình đã chọn.
- HS viết 2 đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp. HSKG viết thêm 1 kiểu mở bài gián tiếp.
- 2 em viết vào giấy lớn, trình bày, lớp nhận xét.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài, cả lớp nhận xét.
	3. Củng cố, dặn dò
- 2 HS nhắc lại cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn tả người.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn mở bài vào vở.
 Chuẩn bị: “Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài)”.
_____________________________
Buổi chiều tiết 1 + 2 + 3 giáo viên bộ môn soạn và dạy
Tiết 4 ( Dạy bù tuần 20)
Đạo đức
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T2)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được thế nào là yêu quê hương
- HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để tham gia xây dựng quê hương.
- HS yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- HSKG biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
KNS: -Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương). 
 -Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những hành vi, quan điểm, việc làm không phù hợp với quê hương).
 -Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
 -Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ
- Hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương?
- Bản thân em đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- HS trả lời:
+ Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.
+ Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương. 
+ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. 
+ Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê. 
+ Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm. 
- GV: Chúng ta bày tỏ tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể. Đó là những hành động, việc làm để xây dựng và bảo vệ quê hương được đẹp hơn.
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Bày tỏ thái độ (bài tập 2) 
- 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV nêu từng ý kiến trong bài tập.
a) Tham gia xây dựng quê hương là biểu hiện của tình yêu quê hương. 
b) Chỉ cần tham gia xây dựng ở nơi mình đang ở. 
c) Chỉ người giàu mới cần có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương. 
d) Cần phải giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương. 
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
Tán thành với những ý kiến (a), (d); không tán thành với các ý kiến (b), (c).
- GV kết luận:Tham gia xây dựng quê hương; giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương là những biểu hiện của tình yêu quê hương.
	2.3. Xử lí tình huống
- HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của BT3
- Đại diện nhóm trình bày.
 (a): Bạn Tuấn có thể góp sách, báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp,
(b): Bạn Hằng

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2018_2019.doc
Bài giảng liên quan