Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Xuân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.

2. Kĩ năng: HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ

 - HS : SGK, bảng con

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

doc46 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ.
+ Những động vật đẻ con: sư tử, hươu cao cổ.
+ Những động vật đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng.

1. Chọn các từ trong ngoặc( sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ trong các câu cho phù hợp
 Hoa là cơ quan ..của những loài thực vật có hoa. Cơ quan .đực gọi làcơ quan sinh dục cái gọi là
2. Viết chú thích vào hình cho đúng
3 đánh dấu nhân vào cột cho đúng
Tên cây
Thụ phấn nhờ gió
Thụ phấn nhờ côn trùng
Râm bụt


Hướng dương


Ngô



4. Chọn các cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào chỗ trống trong các câu sau
- Đa số các loài vật chia thành hai giống..Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo raCon cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra..
- Hiên tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là.hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành., mang những đặc tính của bố và mẹ
5.
Tên động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
Sư tử


Chim cánh cụt


Hươu cao cổ


Cá vàng




3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- HS nêu:
+ Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
+ Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
 = Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
2. Kĩ năng: Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: Trân trọng những việc làm tốt của bạn bè.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4.
 - HS : Các câu chuyện đã chuẩn bị
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
 - Cho HS thi kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đọc về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
+ HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Tìm được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- Kể về một việc làm tốt của bạn em.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
 - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
(Giúp đỡ HS M1,2 kể được câu chuyện)
* Cách tiến hành:
- HS kể theo nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Theo câu hỏi gợi ý
* Câu hỏi gợi ý
+ Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó?
+ Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục? 
+ Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu?
+ Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó?
- Đại diện nhóm kể.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn.
- HS cả lớp theo dõi, bình chọn
3. Hoạt động ứng dụng (2’)

- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- Qua bài học em thấy có rất nhiều bạn nhỏ làm được nhiều việc tốt/Các bạn nhỏ thật tốt bụng...
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Chuẩn bị tiết sau
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Chiếc hộp bí mật" với nội dung là đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi cuối bài:
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
- Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? 
- Vì sao Út muốn được thoát li ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
+ Rải truyền đơn.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS M4 bài thơ 
- Cho HS luyện đọc trong nhóm
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.
- HS đọc cho nhau nghe ở trong nhóm.
- HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong SGK sau đó chia sẻ trước lớp
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+ Anh chiến đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
+ Qua lời tâm tình anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh ?
- GV cho HS nêu nội dung chính của bài.
- Qua tìm hiểu nội dung bài học, em có băn khoăn thắc mắc gì không ?
- GV: Mùa đông mưa phùn gió bấc, thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn cấy lúa lúc gió mưa.
- GV: Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh. Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của người mẹ nơi quê nhà.
- HS thảo luận nhóm TLCH và chia sẻ trước lớp
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ thầm tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
+ Tình cảm mẹ với con: 
 Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
+ Tình cảm của con với mẹ:
 Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.
 + Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.
- HS nêu: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
- Thưa thầy, em không biết mưa phùn, gió bấc là gì ?
- Cách nói so sánh của anh chiến sĩ có gì hay ?
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: đọc đúng câu hỏi, các câu kể; đọc chậm 2 dòng thơ đầu, nhấn giọng, nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ.
- Luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS theo dõi
- HS nghe
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? 

+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / 
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Về nhà luyện đọc diễn cảm toàn bài và đọc cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------
Toán
PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách chia số tự nhiên, số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng:
	- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của phép chia hết, chia có dư
*Cách tiến hành:
 * Phép chia hết
- GV viết phép tính lên bảng a : b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Em hãy nêu các tính chất của phép chia?
* Phép chia có dư
- GV viết lên bảng phép chia 
 a : b = c( dư r)
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?

- a là số bị chia, b là số chia, c gọi là thương.
- Tính chất của phép chia: 
+ a : 1 = a
+ a: a = 1 ( a khác 0 )
+ 0 : b = 0 ( b khác 0 )
- HS nêu thành phần của phép chia.
- Số dư bé hơn số chia ( r < b)
 
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
*Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm
+ Bạn hãy nêu cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01; 0,001
+ Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào ?
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân

- Tính rồi thử lại (theo mẫu)
- Cả lớp làm vở, 2HS lên bảng làm bài.
a) 8192 : 32 = 256
thử lại : 256 x 32 = 8192
b)
- Tính
- HS làm bài , chia sẻ, nhắc lại cách chia hai phân số
- Tính nhẩm
- HS tự giải và trao đổi bài kiểm tra cho nhau.
a) 25 : 0,1 = 250 b) 11 : 0,25 = 44
 25 x 10 = 250 11 x 4 = 44
 48 : 0,01 = 4800 32 : 0,5 = 64	
 48 x 100 = 4800 32 x 2 = 64	
 95 : 0,1 = 950 75 : 0,5 = 15,0
 72 : 0,01 = 7200 125 : 0,25 = 500
 - Muốn chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10; 100; 1000
-  ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
a) 
b) 10
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Qua bài học vừa rồi, em biết được điều gì ?
- Qua bài học và rồi em biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS về nhà tự rèn kĩ năng chia bằng các bài toán tương tự.
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------
Khoa học
MÔI TRƯỜNG
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
2. Kĩ năng: Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, ham tìm hiểu khoa học.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
 - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào?
+ Môi trường nước gồm những thành phần nào?
+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?
+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?
+ Vậy theo bạn, môi trường là gì ?
- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,).
 Hoạt động 2 : Thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi :
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- GV gọi một số em trình bày
- GV nhận xét 
 - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK và trình bày.
- Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật động vật sống trên cạn và dưới nước. Không khí và ánh sáng.
- Môi trường nước thực vật động vật sống ở dưới nước như cua, cá, ốc, rong, rêu, tảo...nước không khí, ánh sáng.
- Môi trường làng quê gồm con người động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số công cụ giao thông, nước, không khí, ánh sáng..
- Môi trường đô thị gồm con người....nhà cửa phố xá...
- Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy,)
- HS thảo luận nhóm
- HS giới thiệu với bạn.
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)
- Môi trường bao gồm những thành phần nào?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Tài nguyên thiên nhiên”.
- Vẽ một bức tranh cổ động mọi người bảo vệ môi trường.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tập Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
2. Kĩ năng: Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn .
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ ghi các lỗi phổ biến trong bài làm của HS 
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS chuẩn bị
2. Hoạt động trả bài văn:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn 
* Cách tiến hành:
*Nhận xét chung bài làm của HS:
- Gọi HS đọc lại đề bài
- Nhận xét chung
Ưu điểm:
GV đánh giá về các mặt:
+ Hiểu và viết đúng yêu 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_xuan.doc