Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Màu áo chú bộ đội. Cháu thương chú bộ đội. Trò chơi: Ai nhanh nhất - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thanh Hà

1. Tạo cảm xúc:

Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tập làm chú bộ đội”

Cô trò chuyện cùng trẻ về chú bộ đội:

+ Các con thấy trang phục của cô có gì đặc biệt?

+ Đây là trang phục của ai?

+ Thế các con biết gì về chú bộ đội ?

+ Để thể hiện tình yêu quê hương đất nước thì sau này lớn lên các con thích làm gì ?

2. Nội dung trọng tâm:

* Nội dung trọng tâm: Nghe hát “Màu áo chú bộ đội”.

- Cô giới thiệu bài hát “Màu áo chú bộ đội” – Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.

- Cô hát lần 1: Hát thể hiện tình cảm kết hợp nhạc

- Cô hát lần 2: Hát kết hợp nhạc và làm động tác minh họa.

Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về các chú bộ đội không ngại khó khăn gian khổ, không kể đêm hay ngày mưa hay nắng các vẫn canh giữ, bảo vệ tổ quốc, giữ cho tổ quốc của chúng ta luôn xinh đẹp như màu xanh của chiếc áo các chú đang mặc.

Đàm thoại:

+ Các con vừa nghe bài hát gì?

+ Nhạc và lời của ai?

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Màu áo chú bộ đội. Cháu thương chú bộ đội. Trò chơi: Ai nhanh nhất - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thanh Hà, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2018 – 2019
	Hoạt động học: Giáo dục âm nhạc
	Đề tài: NDTT: Nghe hát “Màu áo chú bộ đội”
	 NDKH: Vận động “Cháu thương chú bộ đội”
	 Trò chơi: Ai nhanh nhất
	Đối tượng: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi
	Thời gian: 30 – 35 phút
	Người dạy: Trần Thị Thanh Hà
	Ngày dạy: 19/ 12/ 2018
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
* Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài hát nghe “Màu áo chú bộ đội ” và tên tác giả Nguyễn Văn Tý .
– Trẻ cảm nhận sâu sắc nội dung, giai điệu của bài hát nghe và cùng cô minh họa theo bài hát để thể hiện tình cảm của mình.
– Trẻ hát và vận động minh họa bài hát: “Cháu thương chú bộ đội”.
- Biết cách chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
* Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc ở trẻ
– Trẻ có kỹ năng vận động một số động tác đơn giản minh họa cho bài hát.
* Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng và tự hào về các chú bộ đội ngày đêm canh gác giữ vững độc lập cho đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu, máy tính, loa máy tính, đàn oorgan
– Nhạc bài hát: “Màu áo chú bộ đội”, “Cháu thương chú bộ đội”.
- Phách tre, xắc xô; Vòng thể dục: 6 cái
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tập làm chú bộ đội”
Cô trò chuyện cùng trẻ về chú bộ đội:
+ Các con thấy trang phục của cô có gì đặc biệt?
+ Đây là trang phục của ai? 
+ Thế các con biết gì về chú bộ đội ?
+ Để thể hiện tình yêu quê hương đất nước thì sau này lớn lên các con thích làm gì ?
2. Nội dung trọng tâm:
* Nội dung trọng tâm: Nghe hát “Màu áo chú bộ đội”.
- Cô giới thiệu bài hát “Màu áo chú bộ đội” – Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
- Cô hát lần 1: Hát thể hiện tình cảm kết hợp nhạc
- Cô hát lần 2: Hát kết hợp nhạc và làm động tác minh họa.
Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về các chú bộ đội không ngại khó khăn gian khổ, không kể đêm hay ngày mưa hay nắng các vẫn canh giữ, bảo vệ tổ quốc, giữ cho tổ quốc của chúng ta luôn xinh đẹp như màu xanh của chiếc áo các chú đang mặc.
Đàm thoại:
+ Các con vừa nghe bài hát gì?
+ Nhạc và lời của ai?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
Giáo dục trẻ.
- Lần 3: Cho trẻ nghe và xem bài hát qua màn hình. Cô và trẻ cùng hưởng ứng theo giai điệu bài hát.
* Nội dung kết hợp:
- Hát, vận động: “Cháu thương chú bộ đội” của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến.
+ Cô đàn một đoạn trong bài hát “Cháu thương chú bộ đội” cho trẻ đoán.
+ Đoạn nhạc vừa rồi có trong bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Cho trẻ hát kết hợp đàn
+ Cho trẻ hát và vận động theo ý tưởng của trẻ dưới nhiều hình thức (vỗ tay, múa..).
- Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất”.
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, cô đặt 4-5 vòng. Những trẻ chơi đi vòng tròn quanh những vòng cô giáo đặt, khi nghe tín hiệu của cô (hoặc khi nghe tiết tấu yêu cầu của cô) thì nhảy vào vòng. Trẻ nào vào vong thì thắng cuộc. Trẻ nào không nhanh thì bị nhảy lò cò. + Cho trẻ chơi 3 - 4 lần
Cô bao quát.
+ Cô nhận xét quá trình chơi.
3. Kết thúc: Cô nhận xét chung.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ đoán
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docbai_giang_mam_non_lop_la_de_tai_mau_ao_chu_bo_doi_chau_thuon.doc
Bài giảng liên quan