Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Mèo đi câu cá

* Cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của con vật”. Trò chuyện cùng trẻ:

+ Các con vừa chơi trò chơi gì?

+ Khi nhắc tới con mèo thì các con nhớ đến bài thơ gì?

+ Bạn nào thuộc bài thơ “Mèo đi câu cá” lên đọc tặng cô và các bạn?

- Mời 1 trẻ lên đọc thơ

- Cho cả lớp đọc cùng cô 1 lần

* Cô đọc bài thơ qua máy chiếu

 

docx3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Mèo đi câu cá, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
LQVH: Thơ: “Mèo đi câu cá”
1. Kết quả mong đợi:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh.
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ và nhớ tên các nhân vật trong bài thơ.
- Thích nhập vai chơi các nhân vật trong bài thơ
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chú ý ngồi học, đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi đọc thơ.
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỷ lại vào người khác.
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, đoàn kết phối hợp khi nhập vai chơi.
2.Chuẩn bị:
- Mũ mèo cho cô và trẻ.
- Máy tính, màn hình proxter
- Bài hát “Mèo đi câu cá”, bài hát “Rửa mặt như mèo”
- 2 cái cần câu, 2 giỏ bằng tre.
- Mô hình ao cá, dòng sông
- Mũ thỏ
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của con vật”. Trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Khi nhắc tới con mèo thì các con nhớ đến bài thơ gì?
+ Bạn nào thuộc bài thơ “Mèo đi câu cá” lên đọc tặng cô và các bạn?
- Mời 1 trẻ lên đọc thơ
- Cho cả lớp đọc cùng cô 1 lần
* Cô đọc bài thơ qua máy chiếu
+ Các con vừa nghe bài thơ gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Bài thơ kể về ai?
* Trích dẫn, đàm thoại:
- Trong bài thơ có những nhân vật nào?
- Anh em mèo trắng rủ nhau đi đâu?
- Mèo em câu ở đâu? Thế còn mèo anh?
- Điều đó được thể hiện qua những câu thơ nào?
+) Trích: “Anh em mèo..
  ra sông cái”
- Trời hôm đó thế nào?
- Gió thổi làm mèo anh thấy thế nào?
- Và Mèo anh đã làm gì?
- Vì ngủ nên Mèo anh đã quên làm gì?
- Vì sao mèo anh không câu cá?
+) Trích: “Hiu hiu
 ..em rồi”
- Giải nghĩa từ “ hiu hiu” : Gió thổi rất nhẹ, vắng lắng gây cảm giác buồn ngủ. 
- Mèo em đã thấy điều gì? Tâm trạng của mèo em thế nào?
- Mèo em nghĩ gì?
- Mèo em đã làm gì? Mèo em vì mãi chơi nên đã quên làm gì?
+ Trích: “Mèo em 
 ..vui chơi”
- Giải nghĩa từ “Hớn hở”: Thể hiện sự vui mừng, thoải mái.
- Lúc ông mặt trời đi ngủ thì anh em mèo làm gì?
- Kết quả của hai anh em mèo ntn? Vì sao? 
+ Trích: “Lúc ông mặt trời..
 meo meo”
- Giải nghĩa từ: “Hối hả”: Thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng. “Lều gianh” có nghĩa là nhà làm bằng tranh
- Qua bài thơ các con học được điều gì?
- Thế khi đang học, đang làm việc gì đó có ai rủ chúng mình đi chơi, đi ngủ thì các con sẽ làm gì?
- Giáo dục trẻ: Vì mãi chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không có gì để ăn. Các con nhớ không được lười biếng, không được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ, siêng năng thì mới trở thành con ngoan trò giỏi của ông bà, bố mẹ và thầy cô.
- Cho trẻ hát, vận động “Rửa mặt như mèo” về đội hình chữ U
* Cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ:
- Cho cả lớp đọc 2 lần ( Lần 2 đọc to – nhỏ)
- Cho tổ đọc thơ nối tiếp 
- Cho nhóm, cá nhân đọc
* Cho trẻ chơi đóng kịch
- Mời 1 nhóm trẻ lên đóng kịch
- Cho cả lớp cùng chơi đóng kịch. 
* Cho trẻ nghe và vận động bài hát “Mèo đi câu cá” của nhạc sĩ Phạm Tuyên ra sân
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Bắt chước tiếng kêu con vật
- Mèo đi câu cá
- Trẻ lên đọc
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Mèo đi câu cá
- Thái Hoàng Linh
- Anh em mèo trắng
- Mèo anh, mèo em, thỏ
- Đi câu cá
- Em ngồi bờ ao, anh ra sông cái
- Trẻ đọc đoạn thơ “Anh em ..
 . Sông cái”
- Mát mẻ, gió thổi hiu hiu
- Buồn ngủ
- Ngủ
- Quên câu cá
- Nghĩ đã có em câu rồi
- Trẻ lắng nghe
- Thấy các bạn thỏ, hớn hở
- Anh câu cũng đủ
- Chơi với các bạn, quên câu cá
- Trẻ lắng nghe
- Quay về lều
- Giỏ 2 anh em không có cá. Vì mãi chơi, ỷ lại nhau
- Trẻ lắng nghe
- Chăm chỉ làm việc, không ỷ lại vào người khác
- Không đi
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát chuyển đội hình
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đóng kịch
- Trẻ vận động và ra sân
 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_de_tai_meo_di_cau_ca.docx
Bài giảng liên quan