Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 31 đến 33 - Chủ đề 12: Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu (3 tiết) - Năm học 2020-2021 - Trần Tiến Dũng

- Yêu cầu học sinh quan sát H 12.2 và H12.3 sách học MT 5 tìm hiểu tham khảo cách thực hiện tạo hình sản phẩm từ các chất liệu khác nhau

*Gv tóm tắt: Có thể tạo hình sản phẩm mĩ thuật dựa trên những vật liệu tìm được hoặc có ý tưởng rồi tìm vật liệu phù hợp để tạo hình hoặc sắp đặt sản phẩm

*Cách tạo hình sản phẩm trên bìa cứng

+Vẽ phác tạo hình ảnh muốn thể hiện

+Dùng keo dán dính các chất liệu vào hình đã phác tạo hình ảnh, hình ảnh phụ

+Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp (có thể là màu, giấy màu,.)

*Cách tạo hình dựa trên vật liệu sẵn có

+Từ vật liệu sẵn có tưởng tượng sắp đặt, thêm bớt, tạo hình để tạo ra một sản phẩm mĩ thuật bất kì theo ý tưởng, nội dung của cá nhân, của nhóm.

- Gv giới thiệu một số video tạo hình, sắp đặt một số sản phẩm mĩ thuật (nếu có)

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 31 đến 33 - Chủ đề 12: Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu (3 tiết) - Năm học 2020-2021 - Trần Tiến Dũng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 31, 32, 33(dạy tiết 3)
Thứ hai, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Chủ đề 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU (3 Tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh biết được sự đa dạng của các chất liệu trong tạo hình và cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau.
- Học sinh hiểu được cách tạo hình từ nhiều chất liệu và tạo được sản phẩm theo ý thích.
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: 
+ Tạo hình 3 chiều-Tiếp cận theo chủ đề
+Điêu khắc-Nghệ thuật tạo hình không gian.
- Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện
- Sách học Mĩ thuật lớp 5
- Sưu tầm một số tranh được tạo hình bằng nhiều chất liệu khác nhau: tranh cát, tranh lá cây, tranh xé dán, tranh vải vụn, ...
- Một số hình ảnh tạo hình 2D, 3D...
- Video minh họa cách thực hiện tạo hình một số sản phẩm (nếu có)
- Học sinh chuẩn bị: sách Học mĩ thuật, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, keo dán, kéo, vỏ hộp, bìa cứng,....
IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra đồ dùng học tập...
Tiết 1
*Khởi động
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Sắp đặt tạo hình từ vật tìm được”
- Cách thực hiện: giáo viên chuẩn bị một số lá cây khô, vải vụn, dây, đá sỏi...
- Yêu cầu của trò chơi: Từ những chất liệu trên 2 nhóm lên tham gia tưởng tượng, sắp đặt để có thể tạo ra một sản phẩm bất kỳ (vd: con vật, đồ vật...)
- Thời gian thực hiện trò chơi khoảng 2 phút, 1 phút thuyết trình về hình vừa sắp đặt tạo hình
- Sau đó gọi 2 nhóm học sinh lên tham dự trò chơi 
+ Gv mời 2 nhóm lên tham gia trò chơi
- Sau khi kết thúc giáo trò chơi giáo viên giới thiệu vào chủ đề bài học: “Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu”
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Gv tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu học sinh quan sát H12.1 sách học MT5 và một số tranh, sản phẩm giáo viên đã chuẩn bị thảo luận nhóm.
*Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở
? Các sản phẩm được thể hiện bằng chất liệu gì?
?Các sản phẩm được làm từ chất liệu nào?
?Các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào?
? Trên các sản phẩm độ đậm, nhạt của mà sắc được thể hiện như thế nào?
*Giáo viên tóm tắt: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu, chất liệu khác nhau để tạo hình, sắp đặt để tạo hình sản phẩm mĩ thuật (đất, đá, sỏi, vỏ ốc, vỏ sò, dây len, rơm, rạ, vải vụn, lá cây,...)
- Sản phẩm mĩ thuật có thể được tạo bởi một loại chất liệu hoặc kết hợp nhiều loại chất liệu với nhau.
2. Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu học sinh quan sát H 12.2 và H12.3 sách học MT 5 tìm hiểu tham khảo cách thực hiện tạo hình sản phẩm từ các chất liệu khác nhau
*Gv tóm tắt: Có thể tạo hình sản phẩm mĩ thuật dựa trên những vật liệu tìm được hoặc có ý tưởng rồi tìm vật liệu phù hợp để tạo hình hoặc sắp đặt sản phẩm
*Cách tạo hình sản phẩm trên bìa cứng
+Vẽ phác tạo hình ảnh muốn thể hiện
+Dùng keo dán dính các chất liệu vào hình đã phác tạo hình ảnh, hình ảnh phụ
+Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp (có thể là màu, giấy màu,...)
*Cách tạo hình dựa trên vật liệu sẵn có
+Từ vật liệu sẵn có tưởng tượng sắp đặt, thêm bớt, tạo hình để tạo ra một sản phẩm mĩ thuật bất kì theo ý tưởng, nội dung của cá nhân, của nhóm.
- Gv giới thiệu một số video tạo hình, sắp đặt một số sản phẩm mĩ thuật (nếu có)
Tiết 2
3. Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu học sinh thực hành cá nhân hoặc nhóm để tạo hình sản phẩm theo ý thích
- Yêu cầu thảo luận để lựa chọn chất liệu phù hợp và thảo luận hình thức để tạo hình sản phẩm
*Câu hỏi gợi mở:
? Em, nhóm em đã chuẩn bị những vật liệu gì?
? Em, nhóm em sẽ sắp đặt sản phẩm mĩ thuật gì từ những vật liệu đó?
?Em sẽ tạo hình sản phẩm như thế nào?
- Trong quá trình học sinh thực hành nhóm, cá nhân giáo viên quan sát gợi ý thêm
Tiết 3
4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gv hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình, nhóm mình. Gợi ý học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau
- Gv đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh khắc sâu kiến thức phát triển kỹ năng thuyết trình và tự đánh giá:
? Cảm nhận của em như thế nào khi được trải nghiệm tạo hình sản phẩm mĩ thuật bằng nhiều chất liệu khác nhau?
?Em, nhóm em tạo được sản phẩm gì? Sản phẩm đó được tạo bằng những vật liệu gì?
?Em tạo hình dựa vào hình dáng vật liệu tìm được hay đã có ý tưởng từ trước...?
?Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao em thích?
?Em có nhận xét gì về sản phẩm của bạn?
- Gv gợi ý học sinh tạo thêm các sản phẩm khác theo ý thích bằng cách kết hợp các chất liệu sẵn có trong cuộc sống.
* Gv nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề
- Dặn dò ...
- Học sinh thực hiện
- Học sinh chuẩn bị
- Học sinh nghe
- Học sinh tham gia trò chơi
- Học sinh thực hiện theo nhóm
- Học sinh quan sát thảo luận để biết về sự phong phú của chất liệu, hình thức và cách thể hiện, thấy được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật tạo hình từ những chất liệu khác nhau như: Vỏ hộp, lá cây, vải vụn, vỏ sò, mút xốp, sợi len, đất nặn, sỏi đá
Thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật tạo hình...
Tìm hiểu cách thể hiện (tạo hình, sắp đặt)
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát thảo luận, tìm hiểu cách thực hiện tạo hình sản phẩm.
- Học sinh nghe, quan sát
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thực hành tạo sản phẩm theo cá nhân, theo nhóm
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh thuyết trình, giới thiệu, nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Hs nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_5_tuan_31_den_33_chu_de_12_thu_nghiem_v.doc