Bài giảng môn Hóa học Lớp 9 - Tuần 12, Tiết 2: Chủ đề "Kim loại điển hình Nhôm và Sắt"

HS1: Hoàn thành các phương trình hóa học

1) Fe + O2

2) Cu + Cl2

4) Al + HCl

5) Cu + AgNO3

HS2: Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại ?

HS3: Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại ?

- GV: Gọi đồng thời 2HS lên bảng, 1 HS đứng tại chỗ nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại.

- HS khác nhận xét và chữa bài.

 Các PƯHH trên minh hoạ cho tính chất hoá học nào của kim loại

ppt29 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Hóa học Lớp 9 - Tuần 12, Tiết 2: Chủ đề "Kim loại điển hình Nhôm và Sắt", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
NhiÖt liÖt chµo mõng 
c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o vÒ dù 
CHỦ §Ò m«n ho¸ häc 9 
 Gi¸o viªn thùc hiÖn : TrÇn ThÞ Hoµ 
 CHỦ ĐỀ: 
 MỘT SỐ KIM LOẠI ĐIỂN HÌNH:NHÔM VÀ SẮT 
 Thời gian thực hiện : Tuần 12 
 Số tiết : 2 
 Chương 2. Kim loại 
Tiết 21. Tính chất của kim loại 
Tiết 22. Dãy HĐHH của kim loại 
Tiết 23. Nhôm 
Tiết 24. Sắt 
Tiết 25. Hợp kim của sắt : Gang , thép 
Tiết 26. Sự ăn mòn kim loại 
Tiết 27. Luyện tập 
Tiết 28. Thực hành TCHH của nhôm ,sắt. 
Lí do chọn chủ đề : Nhôm và sắt là 2 kim loại điển hình ,có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống. 
Chủ đề : Một số kimloại điển hình : nhôm , sắt 
 CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ KIM LOẠI ĐIỂN HÌNH:NHÔM VÀ SẮT 
 I. MỤC TIÊU: 
1, Kiến thức: 
 - Biết được tính chất vật lí của nhôm và sắt. 
 - Biết được nhôm và sắt có tính chất hóa học chung của kim loại. 
 - Nhôm có tính chất hoá học khác sắt. 
 - Biết được ứng dụng của nhôm, sắt. 
 - Cách sản xuất Al, Fe trong công nghiệp. 
2, Kĩ năng: 
 - Dự đoán tính chất của Al, Fe. 
 - Phân biệt được nhôm và sắt dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng. 
 - Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng. 
 - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho học sinh. 
3, Thái độ: 
 - Thái độ nghiêm túc khi học tập 
 - Rèn tính cẩn thận, trung thực, tiết kiệm khi làm thí nghiệm. 
 - Thái độ hợp tác khi làm việc nhóm 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chính là bảo vệ thiên nhiên. 
4, Định hướng phát triển năng lực: Phân tích, tổng hợp 
 - Năng lực tái hiện , năng lực hợp tác nhóm. 
 - Năng lực tính toán hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 
 - Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của GV: 
Dụng cụ: ống hút, bình tam giác, nút cao su, kẹp gỗ, muỗng sắt, bộ đ/c khí. 
Hóa chất: dây Al, bột nhôm, dây sắt, đinh sắt; bình Cl2, dd NaOH, dd HCl ,TN đ/c Cl2, dd FeCl2; dd FeCl3 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Ôn tập các kiến thức về axit, tính chất vật lí, hóa học của kim loại. 
 - Thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại. 
Nội dung 
Loại câu hỏi/ bài tập 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng thấp 
Vậndụng cao 
Tính chất vật lí của kim loại. 
Câu hỏi/bài tập định tính 
- Nêu được tính chất vật lí của nhôm , sắt. 
- Biết cách sử dụng nhôm , sắt trong đời sống. 
Tính chất hóa học của kim loại. 
- Nêu được tính chất hóa học của nhôm , sắt. 
- Hoàn thành được các PTHH khác dựa vào tính chất hóa học của nhôm, sắt. 
- Viết được PTHH thực hiện chuỗi biến hóa điều chế kim loại. 
- Tách được kim loại ra khỏi hỗn hợp. 
III.Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành . 
Nội dung 
Loại câu hỏi/ bài tập 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng thấp 
Vậndụng cao 
Tính chất hóa học của kim loại. 
Bài tập định lượng 
- Tính được hàm lượng kim loại trong khoáng vật. 
- Tính được khối lượng, thể tích các chất trong phản ứng. 
- Tính được % về khối lượng các chất trong hỗn hợp. 
- Tính được khối lượng các chất trong hỗn hợp (các chất cùng PƯ). 
Bài tập thực hành/thí nghiệm 
- Dự đoán hiện tượng thí nghiệm và viết PTHH. 
- Phát hiện và giải thích được các hiện tượng liên quan đến kim loại Al,Fe trong đời sống. 
Sản xuất nhôm , sắt trong CN 
- Nguyên liệu, PTHH sx nhôm , sắt 
IV. CÂU HỎI ,BÀI TẬP : 
Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả: 
* Nhận biết: 
1/ Đồng là kim loại dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng người ta không dùng đồng làm dây cáp tải điện mà lại dùng dây nhôm. Vì sao? 
2/ Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? 
a/ K, Mg, Cu, Al, Zn. Fe	b/ Fe. Cu, K, Mg, Al, Zn 
c/ Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K	d/ Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe 
3/ Hoàn thành các phương trình hóa học sau: 
a/ Fe + CuSO4  
b/ Al + H2SO4  
c/ Fe + O2  
d/ Fe + S  
* Thông hiểu 
4/ Cho các kim loại sau: Cu, Al, Mg. Kim loại nào tác dụng được với 
a/ dung dịch HCl? 
b/ dung dịch CuSO 4 ? 
Viết phương trình phản ứng minh họa? 
5/ Hoàn thành các PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ phản ứng sau: 
a/ ..... + HCl  MgCl2 + H2 
b/ . ..... + AgNO3  Cu(NO3)2 + Ag 
c/ ..... + .......  ZnO 
c/ ..... + Cl2  CuCl2 
6/ Hòa tan hết 5,6 gam sắt trong dung dịch HCl. Thể tích khí hidro sinh ra (đktc) là: 
a/ 2,8 lít	b/ 5,6 lít	c/ 11,2 lít	d/ 2,24 lít 
* Vận dụng thấp 
7/ Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi: 
a. cho nhôm vào dung dịch đồng(II) clorua? 
b. cho natri vào dung dịch đồng(II) clorua? 
8/ Sô đa (Na2CO3) là chất được dùng để sản xuất chất tẩy rửa và chất làm sạch của công nghiệp dệt, công nghiệp thủy tinh. Từ Na em hãy viết PTHH điều chế sô đa? 
9/ Viết PTHH của chuỗi biến hóa sau: 
 Al  AlCl3  Al(OH)3  Al2O3 Al 
10/ Hòa tan a gam bột sắt vào 250ml dung dịch HCl có nồng độ x mol/lit, thu được 1,12 lít khí (đktc). Tính a và x?	 
* Vận dụng cao 
11/ Đề xuất thí nghiệm chứng minh Al là kim loại lưỡng tính? 
12/ Cho 10,5 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HCl loãng, dư người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). 
a/ Viết phương trình hóa học? 
b/ Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? 
13/ Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl 14,6%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 21,3 gam muối khan. 
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? 
b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng? 
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức . 
2. Kiểm tra bài cũ : 
? HS1: Hoàn thành các phương trình hóa học 
1) Fe + O2  
2) Cu + Cl2  
4) Al + HCl  
5) Cu + AgNO3  
? HS2: Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại ? 
? HS3: Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại ? 
- GV: Gọi đồng thời 2HS lên bảng, 1 HS đứng tại chỗ nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại. 
- HS khác nhận xét và chữa bài. 
? Các PƯHH trên minh hoạ cho tính chất hoá học nào của kim loại . 
3. Bài mới : 
Vào bài: Ở chủ đề trước cô cùng các em đã được tìm hiểu về tính chất của kim loại và mức độ hoạt động của kim loại. Vậy hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu chủ đề . Một số kim loại điển hình nhôm, sắt. 
 * Hoạt động 1 : Tính chất vật lí (5 ’ ) 
(1) Phương pháp : 
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan 
- Hoạt động nhóm , sử dụng kiến thức liên môn : vật lý. 
(2) Hình thức tổ chức hoạt động : 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
I. Tính chất vật lí : 
1. Nhôm : 
- Màu trắng bạc , có tính ánh kim . 
- Nhẹ ( khối lượng rêng là 2,7 gam/cm 3 ) 
- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt . 
- Có tính dẻo 
- Nóng chảy ở 660 o C 
- GV cho HS thảo luận nhóm (3’): 
+ Dựa vào kiến thức đã học trong môn vật lý , tính chất vật lý của kim loại và thí nghiệm kiểm chứng ,... để tìm ra tính chất vật lý của nhôm , sắt ? 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. 
- HS dựa vào kiến thức môn vật lý: biết t o n/c, D của nhôm, sắt, Fe là kl nặng, Al là kl nhẹ,sắt có tính nhiễm từ. 
- HS tự lựa chọn làm thí nghiệm kiểm chứng tính dẻo ,... ( không nhất thiết phải làm hết các thí nghiệm). 
- HSTL 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
2. Sắt: 
- Là KL màu trắng xám 
có ánh kim . 
- Dẫn điện , dẫn nhiệt . 
- Có tính dẻo 
- Là KL nặng ( khối lượng riêng 7,86g/cm 
- Nóng chảy ở 1539 o C 
- GV chốt kiến thức -> ghi nd bảng. 
? Nhôm và sắt có tính chất vật lý nào khác nhau. 
? Bằng phương pháp vật lý hãy tách riêng nhôm, sắt ra khỏi hỗn hợp bột nhôm và sắt. 
- GV liên hệ thực tế về tính dẫn điện của nhôm, sắt,tính nhiễm từ của sắt. Trong môn vật lý dựa vào tính nhiễm từ của sắt chúng ta có thể tạo ra hình ảnh của đường sức từ (GV chiếu hình ảnh). 
HSTL, HS khác nx 
 HSTL nhóm TL 
 * Hoạt động 2 : Tính chất hóa học (25 ’ ) 
(1) Phương pháp : 
- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan 
- Vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học. 
(2) Hình thức tổ chức hoạt động : 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
II/ Tính chất hóa học: 
1. Nhôm , sắt có những tính chất hoá học chung của kim loại không ? 
? Cho biết vị trí của Al; Fe trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. 
? Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và vị trí của Al, Fe trong dãy hoạt động hóa học của kim loại : Em hãy dự đoán tính chất hóa học của Al, Fe. 
? Theo em, muốn biết dự đoán của bạn đúng không ta làm như thế nào? 
(HS sử dụng năng lực tái hiện)->HSTL 
- GV ghi bảng dự đoán của các nhóm. 
- HS: Tiến hành các TN kiểm chứng. 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
II/ Tính chất hóa học: 
1. Nhôm , sắt có những tính chất hoá học chung của kim loại không ? 
Theo các em, ta sẽ làm các thí nghiệm nào? 
- GV: Đưa ra các cặp TN có thể có 
+TN1: Rắc bột nhôm trên ngọt lửa đèn cồn. 
+TN2: Đốt sắt trong bình khí Cl 2 
+TN3: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO 4. 
+TN4: Cho dây nhôm vào dung dịch CuSO 4. 
- GV chiếu cách tiến hành. 
-> Lưu ý cho HS khi làm thí nghiệm. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm trong vòng 4 phút: 
+ Nhóm 1,2 làm TN1, 3. 
+Nhóm 3,4 làm TN1, 4. 
+ Thí nghiệm 2 : GV cho HS qs trên màn hình. 
- HSTL. 
- HS đọc cách t/h. 
- Làm thí nghiệm theo nhóm,ghi lại kq. 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
a.Tác dụng với phi kim: 
4Al + 3O 2 2Al 2 O 3 
3Fe + 2O 2 Fe 3 O 4 
2Fe + 3Cl 2 2FeCl 3 
2Al + 3Cl 2 2AlCl 3 
Fe + S FeS 
- Ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao nhôm, sắt tác dụng được với oxi, và 1 số phi kim khác (Cl 2 ,S )-> oxit hoặc muối. 
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
? Qua kết quả TN 1,2 em rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của nhôm, sắt. 
-> Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH của TN1,2. 
? Trong đk thường Al, Fe có PƯ với oxi không. 
- GV chốt kt. 
? Sản phẩm tạo ra khi cho nhôm , sắt tác dụng với phi kim. 
- GV cho HS viết PTHH bổ sung -> lưu ý HS hoá trị của Al, Fe trong hợp chất tạo ra. 
- Báo cáo kết quả của nhóm mình. 
- Al,Fe tác dụng được với phi kim. 
- HS: có (Fe bị gỉ) 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
- GV: Ở đk thường, nhôm, sắt đều có thể phản ứng oxi tạo ra oxit. Vậy tại sao đồ dùng làm bằng sắt phải được sơn, bôi dầu mỡ hay mạ kim loại còn nhôm thì không? 
? So sánh lớp gỉ phía ngoài của các vật dụng làm bằng nhôm với các vật dụng làm bằng sắt. 
- GV chiếu hình ảnh và liên hệ thực tế, giáo dục HS ý thức bảo vệ của công. 
- HS: Lớp oxit Al bám chắc vào bề mắt kim loại ,bảo vệ ngăn không cho Al tiếp xúc với mt, lớp gỉ Fe xốp, bở thường bong ra khỏi bề mặt vật dụng làm các vật dụng liên tục bị phá huỷ bởi môi trường. 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
b. Tác dụng với muối. 
Fe+ CuSO 4 FeSO 4 + Cu 
2Al+3CuSO 4 Al 2 (SO 4 ) 3 + 3Cu 
- Al, Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động HH-> muối mới và kim loại mới. 
? Qua kết quả TN 3,4 em rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của nhôm, sắt. 
-> Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH của TN 3,4. 
? Sản phẩm thu được là gì . 
- HSTL 
- HS lên bảng viết PTHH. 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
c. Tác dụng với axit 
Fe+2HCl → FeCl 2 +H 2 
2Al +6HCl →AlCl 3 + 3H 2 
 ? Dựa vào kiến thức đã học 1 bạn lên bảng viết PTHH khi cho Al; Fe tác dụng với dd HCl. 
- GV:Vậy sản phẩm thu được đã đúng chưa chúng ta cùng quan sát cô thực hiện thí nghiệm nhé. 
+ TN: Cho 1 đến 2ml dung dịch HCl vào các ống nghiệm 1 có chứa Al; ống nghiệm 2 có chứa Fe. 
? Quan sát nêu hiện tượng. 
- GV: Đối chiếu 
- GV: Cũng giống như axit HCl thì H 2 SO 4 loãng tác dụng với Al; Fe tạo muối và giải phóng khí H 2 . 
- HS :Viết PTHH 
Fe+2HCl →FeCl 2 +H 2 
2Al +6HCl → AlCl 3 + 3H 2 
- HS: Quan sát và nêu hiện tượng. 
- Hiện tượng: sủi bọt khí 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
- Nhôm , sắt + dd axit (HCl, H 2 SO 4 loãng,...) -> Muối + H 2 
- Chú ý : 
+ Al; Fe không tác dụng với H 2 SO 4 đặc nguội, HNO 3 đặc nguội. 
+Al; Fe tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng, HNO 3 đặc nóng -> Muối nhưng không gp H 2 . 
* Kết luận : Nhôm , sắt có những tính chất hoá học chung của kim loại . 
 ? Rút ra kết luận tính chất hoá học của Al, Fe với axit. 
- GV lưu ý cho HS : Al; Fe không tác dụng với H 2 SO 4 đặc nguội 
- Tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nóng thì không giải phóng khí H 2. 
Với HCl; H 2 SO 4 loãng sinh muối sắt (II) 
Với H 2 SO 4 đặc nóng; HNO 3 sinh muối sắt (III) và các sản phẩm khử. 
? Qua tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm , sắt em rút ra kết luận gì. 
- GV cho HS nhận xét dự đoán ban đầu của các nhóm HS. 
- Chuyển ý :Vậy nhôm, sắt có tính chất hóa học gì khác không giờ sau cô trò ta cùng giải đáp 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
2. Nhôm sắt còn có tính chất hoá học nào khác? 
- Nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ (kiềm). 
2Al+2NaOH+2H 2 O → 
2NaAlO 2 +3H 2 
 (tiết 2) 
- GV Yêu cầu HS hãy quan sát thí nghiệm: 
Cho 1 đến 3ml dung dịch NaOH vào ống 1; 2 lần lượt có chứa mẩu nhôm, mẩu sắt. 
? Quan sát. Nêu hiện tượng. 
- GV thông báo: khí không màu thoát ra chính là khí H 2 và muối sinh ra là NaAlO 2 ->Yêu cầu HS cân bằng PTHH. 
 ? Qua TN trên em rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của nhôm, sắt. 
? So sánh tính chất hoá học của nhôm, sắt. 
- GV chốt kiến thức cho HS. 
- GV lưu ý HS : + Al là kim loại lưỡng tính (vừa t/d với axit, vừa t/d với bazơ). 
- HSTL 
- HS khác nhận xét. 
- Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm. 
- HSTL nhóm ->TL 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
 + Sự chuyển hoá Fe(II) -> Fe(III) 
- GV liên hệ thực tế cho HS: 
+ Dựa vào tính chất hóa học của nhôm, khi sử dụng các vật dụng bằng nhôm, sắt cần chú ý gì ? 
+Trong nước ngầm có lẫn muối sắt (II) có hại cho sức khoẻ . Dựa vào kiến thức môn sinh, tìm hiểu cho biết: vì sao ? 
+ Làm thế nào để loại Fe ra khỏi nước ngầm ? 
- GV chiếu h/ảnh gây hại của nước ngầm. 
? Cách nào phát hiện trong nước ngầm có hợp chất Fe hoà tan. 
- HSTL 
- Fe là KL nặng , khi hợp chất của Fe vào trong cơ thểngười , k/năng đào thải của cơ thể là rất yếu vì vậy sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây hại đến quá trình sinh lí của cơ thể. 
- HS: Nước có mùi tanh. Các vật dụng đựng nước có gỉ vàng bám vào . Sd nước chè cho vào có màu đen. 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
 - Yêu cầu HS làm bài tập : Bằng phương pháp hoá học, tách riêng sắt ra khỏi hỗn hợp bột nhôm , sắt . 
- GV bổ xung. 
- HSTL, HS khác nx. 
* Hoạt động 3 : Ứng dụng (5 ’ ) 
(1) Phương pháp : 
- Phương pháp hoạt động nhóm 
(2) Hình thức tổ chức hoạt động : 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
III/ Ứng dụng 
SGK 
 - GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập (2 phút): Nêu ứng dụng của nhôm , sắt trong đời sống, trong công nghiệp ? 
- GV chiếu một số hình ảnh ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm đồng thời nói: 
- HSTL nhóm , hoàn thành phiếu học tập. 
- HS: Nêu ứng dụng 
+ Trong đời sống: 
+ Trong công nghiệp 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
 Hợp kim nhôm nhẹ, bền , cứng dùng chế tạo máy móc. Hợp kim nhôm quan trọng nhất: Đuyra 
- GV: Al, Fe có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy nhôm sắt được sản xuất như thế nào ? 
- HSTL, HS khác nx. 
* Hoạt động 4 : Sản xuất nhôm (5 ’ ) 
(1) Phương pháp : 
- Phương pháp đàm thoại. 
(2) Hình thức tổ chức hoạt động : 
Nội dung 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của trò 
IV/ Sản xuất nhôm, sắt 
1. Sản xuất nhôm 
- Nguyên liệu : quặng boxit (thành phần chủ yếu là Al 2 O 3 ). 
- Phương pháp: Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit . 
 đpnc 
  2Al 2 O 3  4 Al + 3O 2   
 Criolit 
2. Sản xuất sắt 
 - GV cho HS quan sát video. 
? Nguyên liệu sản xuất nhôm 
- GV:Phương pháp chính để sản xuất nhôm là điện phân nóng chảy. 
- GV giới thiệu vai trò của criolit (Na 3 AlF 6 ) đồng thời chiếu PTHH, 
Criolit có vai trò làm giảm nhiệt độ 
nóng chảy của nhôm oxit xuống, do đó tiết kiệm được nhiều năng lượng. 
? Vấn đề khai thác quặng boxit cũng như quá trình luyện nhôm có gây ô nhiễm môi trường không. 
? Nguyên liệu, phương pháp để sản xuất sắt. 
- GV: Vậy có những loại quặng sắt nào, chứa thành phần ra sao? Khử như thế nào các em về nhà tìm hiểu nhé. 
- HS: Trả lời 
- Nguyên liệu: quặng boxit 
- Phương pháp: Điện phân nóng chảy 
- PTHH: 
- HS: liên hệ thực tế 
IV/ Tæng kÕt vµ h­íng dÉn häc tËp : 
41. Tæng kÕt ( 6 ’ ) 
- GV: yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung cơ bản của chủ đề. 
- GV:chiếu sơ đồ tư duy. 
- HS làm bài tập : 
Bài tập 1 : Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các kim loại sau: Al, Ag, Fe . 
Em hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các kim loại trên . 
- GV: Gợi ý để học sinh phân biệt dựa vào tính chất khác nhau để phân biệt 3 kim loại trên . Đó là tính chất nào ? 
- HS: Tính chất khác nhau của kim loại đó là: 
+ Bạc không tác dụng với dd axit còn Al, Fe thì tác dụng với dd axit . 
+ Al có PƯ với dd kiềm còn sát thì không pư. 
- GV: Gọi HS nêu cách làm . 
- HS: Nêu cách làm bài tập 1: 
 B1. Cho các mẫu thử vào các ống nghiệm khác nhau . Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ml dd NaOH . 
 + Nếu thấy sủi bọt : kim loại đó là Al. 
2Al + 2NaOH + H2O  2NaAlO2 + 3H2 
 + Nếu không sủi bọt: là Fe, Ag 
 B2. Cho hai kim loại còn lại vào dd HCl . 
 + Nếu có sủi bọt là Fe Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 
 + Nếu không có hiện tượng già là Ag . 
- GV: Gọi HS khác nhận xét 
Bài tập 2: Cho 5,4 gam bột nhôm vào 60 ml dd AgNO3 1M, khuấy kĩ để pư xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn . Tính m? 
- GV: Gọi HS làm từng bước 
- HS: Làm bài tập 2 
- GV: Gọi HS khác nhận xét 
-> Đánh giá , cho điểm HS . 
- Yêu cầu HS làm nhanh bài tập trắc nghiệm: 
Bài 1 : Có các chất bột đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: Al2O3; Fe; Ag; Al 
Dùng dãy chất nào sau đây để phân biệt các chất bột trên: 
A. H2O; dd NaOH B. H2SO4; dd BaCl2 
C. dd NaOH; HCl D. CO2; ddNaOH 
Bài 2 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Al dạng bột tác dụng với dung dịch CuSO4 , khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y gồm 3 muối tan và chất kết tủa X. Y gồm: 
 A. FeSO4; Al2(SO4)3; CuSO4 
 B. FeSO4; Al2(SO4)3; Fe2(SO4)3 
 C. Al2(SO4)3; Fe2(SO4)3; CuSO4 
 D. FeSO4; Fe2(SO4)3; CuSO4 
- GV hướng dẫn HS trả lời. 
4.2. Hướng dẫn học tập : (2 ’ ) 
- Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5 SGK tr. 58 
- GV hướng dẫn HS về nhà : 
 + Tìm hiểu về các loại quặng sắt; thành phần các loại quặng; ở nước ta trữ lượng quặng sắt ở đâu lớn; 
 + Quá trình khai thác quặng sắt; quá trình đó có ảnh hưởng đến môi trường không 
 Sau khi nghiên cứu cách dạy học theo chủ đề này với dạy học theo từng bài (tiết) nhôm , sắt ở SGK tôi thấy: 
* Ư u điểm: 
 Các nhiệm vụ học tập được giao, HS học tập với sự chủ động dưới sự hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (HS là trung tâm) 
 Rèn luyện hướng tới mục tiêu phát triển các kĩ năng như : quan sát ,thu thập thông tin, dữ liệu, xử lí (so sánh, liên hệ), suy luận áp dụng thực tiễn. 
Kiến thức liền mạch , HS nhớ kiến thức có hệ thống dễ so sánh. 
- Kết thúc chủ đề này HS có một tổng thể kiến thức mới tinh giảm , chặt chẽ. 
 * Khó khăn: 
 Việc triển khai về hình thức và cách soạn giảng theo chủ đề chưa thống nhất. 
 HS chuẩn bị nội dung bài học còn hạn chế. 
- Chủ đề thường có nhiều tiết , khoảng cách giữa các tiết không liền nhau nên việc quên kiến thức nhiều hay ít ở tiết trước mà các em đã thực hiện-> ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức ở phần sau. 
 Số lượng HS trong một lớp đông, lực học không đồng đều, HS yếu kém không chủ động trong việc tự học ,tự tìm kiếm kiến thức từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng chủ đề. 
- 

File đính kèm:

  • pptgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_9_tuan_12_tiet_2_chu_de_kim_loai_die.ppt
Bài giảng liên quan