Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến tiết 29

A. Mục đích,yêu cầu:

*.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được một cách khái quát về văn nghị luận.

*.Trọng tâm: Những yêu cầu và những thao tác chính của văn nghị luận.

*.Kỷ năng:Rèn luyện những thao tác chính của văn nghị luận.

*.Giáo dục:Ý thức rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận.

B.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định :

2.Lời vào bài mới:Bài học sẽ giúp các em hiểu được một cách khái quát về văn nghị luận và năm được những thao tác chính của văn nghị luận.

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến tiết 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
.
*.Giáo dục: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt..
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định :10A 10D
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu và giải thích các yêu cầu về hành văn của các văn bản?
3.Bài mới: 
Phương Pháp
Nội dung
Tìm hiểu vd sgk và áp dụng
-Từ “xập xè” gợi cho em hình dung như thế nào về cách bay của chim én?
-Từ vd hãy cho biết thế nào là tính chính xác,tính hình tượng?
-Vì sao khi đọc truyện,xem phim,đọc thưcó người thường khóc?
->Thế nào là tính truyền cảm?
*VD tính cá thể:
-Đều là nhà thơ trào phúng nhưng ngôn ngữ trào phúng của HXH,Tú Xương,NK thì rất khác nhau.
-VD các từ:Ngồi tót, lẻn, nhờn nhợt được ND dùng trong truyện kiều.
-Phong cách chức năng sẽ học cụ thể ở lớp 11.
-Gọi học sinh trả lời,giáo viên nhận xét sữa chữa.
-Hãy tả lại quan cảnh mà em cảm nhận được khi đọc hai câu thơ?
-Những từ ngữ nào cho em hình dung được quan cánh đó?
-Đoạn văn nào chính xác, hình tượng hơn? Vì sao?
I.Lý thuyết:
1.Tính chính xác và tính hình tượng:
VD: “Xập xè én liệng lầu không
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày”
Hãy xem xét ý nghĩa,tác dụng của từ “Xập xè”?
–Từ “xập xè”tả thực cách bay của chim én (cập sát cánh vào rồi mở ra).
-Đồng thời gợi cho người đọc như hình dung được đôi cánh bay của chim én,như nghe được âm thanh xè xè của đôi cánh bay
=>Như vậy từ “xập xè” được dùng chính xác và có tính hình tượng.
*.Tính chính xác: Ngôn ngữ chính xác,miêu tả sát đúng,cụ thể từng chi tiết,từng biểu hiện của sự vật,con người, sự kiện,tâm trạng,ý nghĩ
*.Tính hình tượng: Có khả năng tái hiện hiện thực,làm tái hiện trong người đọc những hình ảnh thuộc các giác quancủa người,vật,cảnh được nói đến trong văn bản.
2.Tính truyền cảm:
Ngôn ngữ trong văn bản tác động đến người nghe,người đọc làm cho họ cũng có những tình cảm tương tự như người viết.
3.Tính cá thể: 
–Biểu hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ riêng của từng tác giả.
–Biểu hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ làm nổi bật vẻ riêng của từng người.
4.Tính hàm súc:
–Ít lời mà nêu được nhiều đặc trưng của ngôn ngữ có tính nghệ thuật.
–Một lời mà có nhiều tầng nghĩa nông sâu khác nhau.
5.Tính hợp phong cách: Văn bản thuộc nhiều loại hình khác nhau xét theo phong cách chức năng của chúng nên khi sử dụng ngôn ngữ phải phù hợp p/c chức năng.
II.Thực hành:
1.Bài 13 trang 22:
Các từ “xuống biển” và “đội biển” được dùng rất chính xác vì vừa nói được ý ở ngoài biển vừa nói được ý lênh đênh giữa biển khơi.
2.Bài 14 tr 22:
-Hai câu thơ gợi tả cảnh trên ghế thì các bà đầm nhấp nhổm bộ mông to béo của mình để nhìn xuống cho rõ các ông cử mới,ở dưới sân thì các ông cử mới lại rướn cổ lên mà nghe,mà nhìn các vị ngôi trên.
–Từ “ngoi” và từ “ngỏng” được dùng rất chính xác và hình tượng.
–Đối “đít với đầu”, “rồng với vịt”giúp người đọc cảm nhận được sức châm biếm và sự ngục nhã của các nhà nho cuối mùa.
3.Bài 15 trang 22:
-Đoạn văn 1 là sự rút gọn của đoạn văn 2, mất đi tính chính xác vì lược bỏ các chi tiết so sánh
-Đoạn văn 2 vừa gợi ra được cái vẻ tồi tàn cũ kĩ nơi làm việc của viên quan cai ngục,lại vừa tả được viên quan này qua một vài cử chỉ của ông ta.
4.Củng cố: Em thấy yêu cầu nào quan trọng nhất,yêu cầu nào dể nhất? Em đã thực hiện được yêu cầu nào rồi?
5.Dặn dò:- Học lí thuyết,làm tiếp những bài tập còn lại.
 -Chuẩn bị: Tính hệ thống.
 Phân môn:TV Bài: YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Ngày soạn:24/9/04	
Tiết:16 CÓ TÍNH CHẤT NGHỆ THUẬT Ngày dạy:28/9/04 
 Tiết 6: TÍNH HỆ THỐNG
A. Mục đích,yêu cầu:
*.Kiến thức : Giúp hs hiểu được tính hệ thống của ngôn ngữ trong một văn bản.
 *.Trọng tâm: Sự kết hợp giữa các yêu cầu của việc sử dụng tiếng việt có tính nghệ thuật trong tính hệ thống.
 *.Kỷ năng: Nhận diện ,phân tích tính hệ thống..
*.Giáo dục: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt..
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định :10A 10D
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tính chính xác và tính hình tượng? Cho ví dụ?
3.Bài mới: 
Phương Pháp
Nội dung
Tìm hiểu các ví dụ trong sgk và nhận xét về mối quan hệ giữa các từ được in đậm trong việc thể hiện nội dung của văn bản? Từ đó cho biết thế nào là tính hệ thống?
-Cho hs đọc đoạn trích và tự trả lời các yêu cầu,sau 5 phút gv kiểm tra,nhận xét,sữa chữa.
-Tiến hành tương tự bài tập 17.
-Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ trong 2 văn bản ở bài tập 17,18.
I.Lý thuyết: (15 phút)
Tìm hiểu các ví dụ SGK ta thấy:
 -Các yếu tố ngôn ngữ đi cùng nhau trong một văn bản phải phù hợp với nhau giải thích cho nhau.
-Trong một văn bản thường kết hợp cả tính hình tượng, tính truyền cảm,tính cá thể,tính hàm súc
=> Tính hệ thống của ngôn ngữ trong một văn bản có tính nghệ thuật là tính chất theo đó các yếu tố ngôn ngữ trong văn bản phải phù hợp với nhau,giải thích cho nhau và hỗ trợ cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung.
II.Thực hành: (25 phút)
1.Bài 17 trang 25: Những từ ngừ có khả năng gợi hình tượng kết hợp với biện pháp tu từ so sánh,ẩn dụ,nói quá trong các đoạn trích văn nghị luận của Pat-xcan là:
-So sánh: + Người ta chẳng qua là một cây sậy.
+ Người ta so với cây sậy vẫn cao hơn.
- Aån dụ: Cây sậy có tư tưởng.
-Nói quá: “ Một chút hơi,một chút nướcchết được người”.
2.Bài 18 trang 25: Những từ gợi hình kết hợp với so sánh,ẩn dụ trong đoạn văn viết về cá mập của Vũ Trung Tạng là:
- So sánh: + Rìa răng nhám như răng cưa.
 + Con chó sói đói ăn và tích cực săn mồi.
-Aån dụ: “Con mồi dù lớn đến mấycũng chỉ làmột cách táo bạo”
3.Bài 20 trang 25: Các yếu tố ngôn ngữ trong hai đoạn trích (ngữ âm,từ vựng,cấu trúc câu) đều đồng nhất với nhau,phù hợp với nhau,giải thích,hỗ trợ cho nhau qui tụ lại để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung
-> Cả hai đoạn văn này đều có tính hệ thống.
4.Củng cố: Theo em ,nếu văn bản không có tính hệ thống thì sẽ thế nào?
5.Dặn dò:- Học lí thuyết,làm tiếp những bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài: Truyện cổ tích và truyện “Chử Đồng Tử”
 Phân môn:LV BÀI VIẾT SỐ 1 Ngày soạn:10/9/04	
Tiết:9,10 (Khảo sát chất lượng đầu năm) Ngày dạy:14/9/04 
A. Mục đích,yêu cầu:
*.Kiến thức : Giúp giáo viên nắm được trình độ kiến thức xã hội đã học ở lớp 9 của học sinh để kịp thời sữa chữa bổ sung những yếu kém,phát huy những ưu điểm.
 *.Kỷ năng: Giúp GV nắm được kỹ năng làm văn nghị luận của học để định hướng giảng dạy cho phù hợp,giúp hs nhận ra được những khuyết điểm trong bài làm của mình để kịp thời bổ khuyết và phát huy ưu điểm ở những bài làm tương đối tốt.
*.Giáo dục:Ý thức tự rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận: Viết câu,dùng từ trình bày,chữ viết..
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: 10A 10D
2.Đề: Hãy giải thích,chứng minh,bình luận câu tục ngữ: “Aên cây nào,rào cây ấy”.
a.Yêu cầu của đề:
-Về nội dung:+ Giải thích đúng nội dung ý nghĩa câu tục ngữ (cả nghĩa đen và nghĩa bóng).Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải nói được ý: Trách nhiệm của người hưởng thụ.
+ Chứng minh bằng những dẫn chứng,có phân tích,có lý lẽ.
+ Bình luận tính đúng, sai của câu tục ngữ.
-Về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội:Diễn đạt rõ ràng,lập luận chặt chẽ,bố cục hợp lý,chữ viết sạch sẽ rõ ràng,không mắc lỗi chính tả,dùng từ
b.Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 9,10: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên ,văn viết trôi chãy,có cảm xúc không mắc các loại lỗi.
- Điểm 7,8: Đáp ứng được những yêu cầu trên,văn viết trôi chãy rõ ràng có cảm xúc,tỏ rõ có phương pháp làm bài.
-Điểm 5,6: Đáp ứng tương đối những yêu cầu trên,chữ viết cẩn thận,trình bày sạch sẽ.Có thể còn một vài lỗi diễn đạt,chính tả,dùng từ.
-Điểm 3,4:Chưa đáp ứng được các yêu cầu của đề,giải thích sơ sài,thiếu chứng minh,bình luận,còn nhiều lỗi chính tả dùng từ diễn đạt.
-Điểm 0,1,2: Hiểu chưa đúng nội dung,ý nghĩa câu tục ngữ, phương pháp làm văn yếu.
3.Theo dõi kiểm tra:
4.Thu bài,nhận xét tinh thần,thái độ làm bài của hs:
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Sử Thi và đoạn trích “Đi Bắt Nữ Thần Mặt Trời”.
 Phân môn:VHS Bài: TRUYỆN CỔ TÍCH Ngày soạn:2/10/04 Tiết:17 Ngày dạy:5/10/04 
A. Mục đích,yêu cầu:
*.Kiến thức : Giúp hs hiểu được đặc điểm, nội dung của các loại truyện cổ tích.
 *.Trọng tâm Đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ.
 *.Kỷ năng: Khái quát, tổng hợp, nhận diện được các loại truyện cổ tích..
*.Giáo dục: Quí trọng vốn văn hoá dân tộc.
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định :10A 10D
2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình tượng Đam San và hình tượng Nữ Thần Mặt Trời.
3.Bài mới: 
Phương Pháp
Nội dung
-Gọi hs nhặc lại khái niệm đã học ở bài đại cương về VHDG.
-Truyện cổ tích được chia làm bao nhiêu loại?
-Hãy kể tên những truyện cổ tích loài vật mà em đã biết?
GV kể cho hs nghe một vài mẫu chuyện về loài vật.
-Đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích thần kỳ là gì?
GV kể cho hs nghe chuyện “Ba chàng thiện nghệ” để minh hoạ cho nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi và truyện sọ dừa,Tấm Cám, Cây khế minh hoạ cho nhóm truyện về nhân vật bất hạnh
VD: Truyện Trạng Quỳnh (nhân vật thông minh), Làm theo vợ dặn (ngốc thật sự), Anh học trò làm cho công chúa câm biết nói (Giả vờ ngốc)
I.Định nghĩa:
Là những truyện dân gian có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật như: Nhân vật dũng sĩ, người bất hạnh, người ngốc
II.Phân loại:
1.Truyện cổ tích loài vật:
-Nhân vật: Là các con vật (Con vật nuôi hoặc con vật hoang dã)
-Nội dung: Giải thích đặc điểm của loài vật hoặc quan hệ giữa người và loài vật.
-Ví dụ :Truyện Quạ và Công (giải thích đặc điểm bộ lông) hay truyện “Chú thỏ và bác thợ săn” (Quan hệ giữa người và vật)
2.Truyện cổ tích thần kỳ:
-Là truyện dùng yếu tố thần kỳ để dẫn dắt cốt truyện.
-Nhân vật: Là các vị thần, các nhân vật tài giỏi, các nhân vật bất hạnh.
-Nhân vật siêu nhiên và nhân vật trần tục có quan hệ qua lại với nhau.
-Thường kết thúc có hậu.
3.Truyện cổ tích sinh hoạt:
-Nhân vật chính: Con người.
-Nội dung: Kể về những con người và những việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, ít hoặc không có yếu tố siêu nhiên thần kỳ.
-Có 2 nhóm: 
+ Nhóm kể về những nhân vật thông minh, nhanh trí.
+ Nhóm kể về những nhân vật ngốc nghếch (Ngốc thật sự và giả vờ ngốc)
III Kếùt luận: Truyện cổ tích nêu o5ng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội,ca ngợi tình yêu tha thiết chung thuỷ của con người.
4.Củng cố: Em thích loại cổ tích nào nhất? Vì sao?
5.Dặn dò:-Học bài cũ và chuẩn bị bài “Chử Đồng Tử”
 Phân môn:GV Bài: CHỬ ĐỒNG TỬ Ngày soạn:2/10/04	
 Tiết:18 Ngày dạy:5/10/04 
A. Mục đích,yêu cầu:
*.Kiến thức : Qua tác phẩm, giúp hs hiểu rõ hơn về thể loại truyện cổ tích thần kỳ. Đồng thời hiểu được ước mơ được sống tự do phóng khoáng và hôn nhân tự nguyện của người xưa.
*.Trọng tâm Ý nghĩa của cuộc hôn nhân Tiên Dung-Đồng Tử.
*.Kỷ năng: Cảm thụ và phân tích một truyện cổ tích.
*.Giáo dục: Tinh thần tự lập, phấn đấu vươn lên trở thành người tốt.
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định :10A 10D
2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những đặc điểm chính của truyện cổ tích thần kỳ? Kể một tác phẩm tiêu biểu?
3.Bài mới: 
Phương Pháp
Nội dung
-Gọi học sinh đọc tác phẩm.
Xác định thể loại của tác phẩm?
-Cho hs tóm tắt, GV sữa chữa.
-GV gợi ý cho hs phát hiện chủ đề.
-Tiên Dung được miệu tả như thế nào trong tác phẩm? Cảm nhận của em về nhân vật TD?
-Qua tác phẩm,em thấy ĐT là người như thế nào? Thể hiện qua chi tiết nào?
-Hoàn cảnh gặp nhau của TD và ĐT? Em có suy nghĩ gì về quyết định kết duyên cùng ĐT của TD?
-Sau khi cưới nhau, cuộc sống của TD và ĐT có gì đáng lưu ý? Người xưa muốn nói gì với chúng ta về cuộc sống,về hôn nhân?
-Cuộc hôn nhân TD và ĐT có ý nghĩa như thế nào?
I.Giới thiệu:
1.Thể loại:
-Cổ tích thần kỳ, có yếu tố truyền thuyết (vua Hùng).
-Giải thích nguồn gốc bãi Tự Nhiên và đầm Nhất Dạ.
2.Tóm tắt:
3.Chủ đề:Thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do phóng khoáng và một cuộc hôn nhân đẹp, tự nguyện.
II.Phân tích:
1.Nhân vật Tiên Dung:
-Là con Vua, lại rất đẹp “Nhan sắc tuyệt trần”.
-Không muốn lấy chồng, thích ngao du sơn thuỷ.
=> Sống trong cảnh vương giả nhưng tâm hồn rất phóng khoáng, thích hoà nhập vào đất trời, thích tự do.
2.Nhân vật Chử Đồng Tử:
-Là con nhà rất nghèo: “Hai cha con chung một cái khố”
-Rất hiếu thảo: “Không nỡ táng trần cho cha”
-Biết tự lao động để kiếm sống “Ngày ngày đánh cáđổi lấy gạo”
=> Là người có hiếu, có tình và có nhân cách cao đẹp.
3.Cuộc hôn nhân Tiên Dung-Đồng Tử:
a.Hoàn cảnh gặp nhau:
-Tiên Dung căng màn tứ vi để tắm không ngờ lại đúng vào chổ Đồng Tử ẩn thân.
-TD hỏi rõ nguyên do, hiểu được hoàn cảnh, nhân cách cao đẹp của ĐT -> Quyết định kết duyên cùng ĐT (duyên trời định).
b.Cuộc sống sau hôn nhân:
-Ở lại sống với nhân dân, làm ăn ngày càng thịnh vượng->Muốn có cuộc sống tự do phải tự làm ăn sinh sống.
-Muốn thịnh vượng hơn, ĐT ra biển tìm vật lạ về đổi lấy thứ khác, được phật Quang truyền phép, có cả lâu đài -> Ước mơ hạnh phúc cho cuộc đời đối với con người là vô tận.
-Chi tiết “Toàn khu lâu đài cùng ĐT và TD bay lên trời”->Thể hiện khát vọng sống phóng khoáng, tự do, sống với cả đất trời vũ trụ.
c.Ý nghĩa của cuộc hôn nhân:
-Đây là cuộc hôn nhân đẹp của những con người thuận theo lẽ tự nhiên.
-TD quyết định kết duyên cùng ĐT là vì cảm kích tấm lòng và nhân cách của ĐT. Đây là mối tình hồn nhiên chất phát hiếm thấy.
-Đây là cuộc hôn nhân chủ động và có bản lĩnh bảo vệ tình yêu.
=> Thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do phóng khoáng và một tình yêu tự nguyện.
III.Tổng kết:
Với cách sáng tạo chi tiết bất ngờ, kỳ thú, đậm ý nghĩa nhân văn, truyện miêu tả một cuộc hôn nhân đẹp,tự nguyện và thể hiện khát vọng về một cuộc sống tự do phóng khoáng, hoà nhập gắn bó với đất trời.
4.Củng cố: Qua tác phẩm, người xưa muốn nói với chúng ta điều gì?
5.Dặn dò:-Học bài cũ và chuẩn bị bài “Làm theo vợ dặn”
 Phân môn:GV Bài: LÀM THEO VỢ DẶN Ngày soạn:2/10/04	
 Tiết:19 Ngày dạy:5/10/04 
A. Mục đích,yêu cầu:
*.Kiến thức :.Qua bài giảng giúp hs hiểu cụ thể hơn về thể loại truyện cổ tích sinh hoạt và kiểu truyện có nhân vật ngốc nghếch.
*.Trọng tâm :Bài học rút ra từ tác phẩm.
*.Kỷ năng: Cảm thụ và phân tích một truyện cổ tích.
*.Giáo dục: Ý thức nhìn nhận, suy xét sự việc, hiện tượng.
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định :10A 10D
2.Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của truyện cổ tích “Chử Đồng Tử”.
3.Bài mới: 
Phương Pháp
Nội dung
-Gọi hs kể tác phẩm và chú ý làm rõ: Ngốc làm mấy nghề? Mỗi nghề đã hành động mấy lần? Kết quả?
Trong lúc hs kể, Gv hướng dẫn hs theo dõi và ghi bảng.
-Vậy truyện thuộc truyện cổ tích gì? Vì sao? Kể về loại nhân vật nào?
Qua tác phẩm, người xưa muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
Hành động đi buôn đầu tiên của ngốc là buôn gì? Anh ta ngốc ở đâu?
-Vì sao dân gian lại để bọn trẻ con lừa anh ngốc?
( Để làm nổi bật sự kém hiểu về kiến thức cuộc sống thông thường của anh ngốc)
-Hãy tìm mối liên kết trong kết cấu cốt truyện khi kể các hánh động đi buôn của ngốc?Giá trị của kết cấu đó?
I.Giới thiệu:
1.Cốt truyện:
-Nghề buôn:
+ Buôn vịt: Không phân biệt vịt trời-vịt nhà -> Thất bại.
+ Buôn lợn: Lấy gậy thử -> Thất bại.
+Buôn nồi đất -> buôn vôi->Thất bại.
-Nghề trộm:
+ Trộm tiền: Thức chủ dậy đổi tiền xấu -> Thất bại.
+ Trộm gạo: Gặp thóc đổ vào xay ->Thất bại
-Nghề ăn xin và giúp việc để xin:
Xin quan -> xin đám ma-> xin đám cưới->gặp cháy nhà->Giúp thợ rèn:đổ nước lã->giúp hai người đánh nhau-> can “Dĩ hoà vi quý” khi hai con trâu húc nhau ->chết.
2.Thể loại: Cổ tích sinh hoạt, kể về loại người ngốc ngếch.
3.Chủ đề: Qua sự kém trí khôn, không có khả năng suy xét ứng phó xử sự của nhân vật trong truyện, người xưa muốn nhắc nhở chúng ta không nên làm theo lời người khác một cách máy móc.
II.Phân tích:
1.Nghề buôn:
-Lần 1: Vợ dặn: Thử bằng gậy -> đối tượng buôn vịt -> dặn đúng.
Ngốc hành động: Thử bằng gậy->đối tượng lợn con-> Thất bại.
-Lần 2: Vợ dặn:Đưa về dàng hoàng -> Đối tượng:Lợn con->Đúng.
Ngốc hành động:Đưa về đàng hoàng, gặp đàn trâu->Nồi đất dễ vỡ-> Thất bại.
-Lần 3: Vợ dặn:Tránh con vật ( như trâu)->buôn nồi đất-> Đúng.
Ngốc:Tránh con vật (chuột chết)-> Buôn vôi->Thất bại.
*.Các hành động được tổ chức trong một kết cấu móc xích, liền mạch, liên tiếp tạo cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên
III.Tổng kết: 
Tác phẩm cho ta một bài học về khả năng ứng phó xử sự trước những hoàn cảnh cụ thể.
4.Củng cố: Vì sao anh ngốc thất bại? Qua tác phẩm em rút ra bài học gì cho bản thân?
5.Dặn dò:-Học bài cũ, nắm vững cốt truyện.
 -Chuẩn bị tiết sau trả bài viết số 1, chuẩn bị bài viết số 2.
 Phân môn:GV Bài: TRẢ BÀI SỐ 1 Ngày soạn:4/10/04	
 Tiết:20 Ngày dạy:6/10/04 
A. Mục đích,yêu cầu:
*.Kiến thức :Giúp giáo viên kiểm tra kiến thức xã hội và kỹ năng làm văn nghị luận của các em thông qua bài viết.Qua đó đánh giá được chất lượng đầu năm, sớm có biện pháp giáo dục hợp lý.
 *.Trọng tâm :Nhận xét,chữa lỗi giúp các em phát huy ưu điểm, nhận thấy những khuyết điểm để kịp thời bổ khuyết..
*.Kỹû năng:Rèn cho các em kỹ năng mở bài và cách trình bày một bài văn cho đẹp mắt.
*.Giáo dục: Ý thức tự rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận.
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định :10A 10D
2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các thao tác chính của văn nghị luận và mối quan hệ giữa các thao tác đó trong quá trình làm một bài văn nghị luận?
3.Bài mới: 
Phương Pháp
Nội dung
Gọi hs xác định ba yêu cầu của đề.
-em xác định yêu cầu nội dung bằng cách nào?
Gv hướng dẫn cho

File đính kèm:

  • docvan 10.doc