Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết học: Tựa "Trích diễm thi tập"

- Hoàn cảnh ra đời: Bài tựa được viết vào năm 1497,

đây là thời kỳ phục hưng dân tộc về mọi mặt trong

đó có văn hoá sau cuộc kháng chiến chống quân Minh =>

Bài tựa đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết học: Tựa "Trích diễm thi tập", để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
(Hoàng Đức Lương) “ Trích diễm Thi tập ”TựaNgười soạn: Đào thị HươngTrường: THPT Đa PhúcHà nội, 02 - 2009Trường THPT đa phúcTựa “ Trích diễm Thi tập” (Hoàng Đức Lương)I. Giới thiệu chung1. Tác giả- Hoàng Đức Lương (?..;?...) sống ở TK XV là tác giả của “Trích Diễm Thi Tập”.- Quê quán: Huyện Văn Giang, Hưng Yên sau đó ông chuyển đến sống ở Gia Lâm, Hà Nội.Đậu tiến sỹ năm 1478, 10 năm sau ông được cử đi sứ Trung Quốc. Làm quan đến chức Tham nghị, Hộ bộ tả thị lang. (Hoàng Đức Lương)- Nhan đề “Trích Diễm Thi Tập” 2. Bài tựa “Trích Diễm Thi Tập” Tuyển tập những bài thơ hay- Thể loại: “Tựa”.	+ Có nguồn gốc ở Trung Quốc, xuất hiện vào khoảng đời Hán.	+ Thường đặt ở đầu sách do tác giả hoặc người được tác giả mời viết.	+ Nội dung của bài tựa, nêu những quan điểm của người viết về các vấn đề liên quan đến cuốn sách đó như: lý do, phương pháp làm sách, kết cấu sách.	+ Văn của bài tựa thiên về nghị luận kết hợp tự sự đôi khi thêm sắc thái trữ tình.	Trích: chọn ra, lọc ra.- Diễm: hay, đẹp	Thi: thơ	 - Tập: quyển (Hoàng Đức Lương)- Nhan đề “Trích Diễn Thi Tập” 2. Bài tựa “Trích Diễm Thi Tập”- Thể loại:- Hoàn cảnh ra đời: Bài tựa được viết vào năm 1497, đây là thời kỳ phục hưng dân tộc về mọi mặt trong đó có văn hoá sau cuộc kháng chiến chống quân Minh => Bài tựa đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. (Hoàng Đức Lương)I. Giới thiệu chungII. Hướng dẫn đọc và chia bố cụcHướng dẫn đọcBố cục	Chia làm 3 phần- Phần 1: Từ “Thơ văn” đến “lắm sao!” 	(động cơ biên soạn sách của Hoàng Đức Lương)- Phần 2: Từ “Tôi không” đến “  xưa vậy“	(quá trình biên soạn sách và kết cấu sách)- Phần 3: Lạc khoản (thời gian, họ tên, chức danh, quê quán người viết tựa).Tựa “trích diễm Thi Tập” (Hoàng Đức Lương)Tựa “ Trích diễm Thi tập” (Hoàng Đức Lương)I. Giới thiệu chungII. Hướng dẫn đọc và chia bố cụcIII. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiếtPhần 1: Động cơ sưu tầm, biên soạn “Trích Diễm Thi Tập”Nguyên nhân khiến thơ văn không thể lưu truyền đầy đủ cho đời sau- Thơ văn là “sắc đẹp cả ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon” chỉ thi nhân mới có thể thưởng thức.- Người có học thì bận rộn không có thời gian để biên tập hoặc không để ý đến.Người yêu thích thơ văn thì tài lực kém cỏi, ngại khó không kiên trì.Chính sách in ấn, lưu hành bị hạn chế bởi lệnh Vua.- Sự huỷ hoại của thời gian.- Sự huỷ diệt của binh lửa.Nhận xét: Các nguyên nhân trên+ Đều có cơ sở thực tiễn+ Vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Chứng tỏ tác giả rất am hiểu về thơ văn và luôn quan tâm đến sự tồn vong của các di sản văn học.+ Chỉ ra những khó khăn như vậy tác giả giúp người đọc cảm nhận được quá trình xây dựng và giữ gìn nền văn hiến của cha ông là một cố gắng lớn thể hiện bản lĩnh ý thức độc lập của dân tộc.b. Động cơ biên soạn- Thực trạng tác phẩm thơ ca được lưu truyền rất ít không tương sứng với bề dày văn hiến của dân tộc.- Người học làm thơ lại phải trông vào bách gia đời Đường. - Tác giả cảm thấy đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca dân tộc.- Lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương.- Những câu cảm thán đặt ở cuối câu thể hiện rõ tâm trạng day dứt của tác giả.  Thôi thúc tác giả biên soạn Phần 1: Động cơ sưu tầm, biên soạn “Trích Diễm Thi Tập”Nguyên nhân khiến thơ văn không thể lưu truyền đầy đủ cho đời sauĐộng cơ biên soạnc. Nghệ thuật lập luận- Dẫn chứng cụ thể rõ dàng. - Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục tác giả không bắt đầu nêu ngay lý do soạn sách mà chốt lại sau khi đã trình bầy nguyên nhân thơ ca còn lại rất ít từ đó khẳng định soạn “Trích Diễm Thi Tập” không chỉ là ý muốn chủ quan của người viết mà là nhu cầu hối thúc của thời đại.2. Phần 2: Quá trình soạn sách và kết cấu tác phẩm - Quá trình soạn sách	+ Người viết đã “tìm quanh hỏi khắp” để thu thập	+ Thu lượm thơ của các vị làm quan trong triều 	+ Lựa chọn bài hay sắp xếp thành từng loại và chia làm 6 quyển đặt tên là “Trích Diễm Thi Tập” - Kết cấu tác phẩm: Gồm 2 phần	+ Phần chính: Thơ ca từ đời Trần đến đầu đời Lê	+ Phần phụ lục là thơ của chính tác giảQuá trình soạn sách là một quá trình khó khăn, gian nan vất vả từ đó thể hiện tài năng tâm huyết của Hoàng Đức Lương đối với di sản văn hoá dân tộcTựa “ Trích diễm Thi tập” (Hoàng Đức Lương)I. Giới thiệu chungII. Hướng dẫn đọc và chia bố cụcIII. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiếtIV. Tổng kết- Nội dung: Tựa “Trích Diễm Thi Tập” thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.Nghệ thuật: Bài tựa có cách lập luận chặt chẽ, sáng rõ hoà quện với mầu sắc trữ tình.Trường THPT đa phúc

File đính kèm:

  • pptTrich_Dien_thi_tap.ppt