Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 20, 21: Tấm cám

1. Ơn định lớp, kiểm diện học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

Cu hỏi:

1) Thế no l tự sự, sự việc, chi tiết?

2) Em hy cho biết cch chọn sự việc, chi tiết tiu biểu trong bi văn tự sự?

3. Bài mới

Lời vo bi:

Một nhà thơ đ từng lắng su cảm xc của mình

“Ở mỗi bi học hơm nay

Cĩ buổi trưa đầy nắng

Cnh cị ngang qua qung vắng

Cơ tấm tm trầu trong ngy hội lng ta”

Cơ Tấm đ đi vào đời sống văn hóa, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với ông cha mình, với cuộc đời ngày xửa ngày xưa. Để góp phần thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu truyện Tấm Cm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 20, 21: Tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 9
Tiết 22-23
NS: 30/09/09
ND: 06/10/09
Đọc văn : TẤM CÁM 
( Truyện cổ tích )
Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh:
Kiến thức Tìm hiểu truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để nắm được:
 + Nội dung của truyện.
 + Biện pháp nghệ thuật chính của truyện.
Kĩ năng Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì, nhận biết được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
Thái độ: Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
Chuẩn bị
Học sinh: soạn bài theo sách giáo khoa
Giáo viên: đọc kĩ SGK, SGV, Thiết kế bài học,
Tiến trình dạy học
Ơån định lớp, kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Thế nào là tự sự, sự việc, chi tiết?
Em hãy cho biết cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
Bài mới
Lời vào bài:
Một nhà thơ đã từng lắng sâu cảm xúc của mình
“Ở mỗi bài học hơm nay
Cĩ buổi trưa đầy nắng
Cánh cị ngang qua quãng vắng
Cơ tấm têm trầu trong ngày hội làng ta”
Cơ Tấm đã đi vào đời sống văn hĩa, cùng với suy nghĩ và cảm thơng chia sẻ của người Việt với ơng cha mình, với cuộc đời ngày xửa ngày xưa. Để gĩp phần thấy được điều đĩ, chúng ta tìm hiểu truyện Tấm Cám.
Hoạt động của GV và HSø
Nội dung cần đạt
Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích? Dựa phần tiểu dẫn, em hãy cho biết cĩ mấy loại truyện cổ tích?
Đặc trưng, nội dung của truyện cổ tích thần kì?
Kết cấu của truyện cổ tích thần kì?
Em hãy cho biết Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào?
Cho học sinh đọc văn bản.
Yêu cầu: gợi không khí cổ tích, chú ý những câu đối thoại, những câu văn vần, kết hợp đọc và kể.
Em hãy tìm bố cục của văn bản?
Cuộc đời và số phận của Tấm được miêu tả như thế nào?
Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến truyện như thế nào để dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám?
* GV bổ sung, diễn giảng về:
+ Chiếc yếm đỏ: Vật ước mơ của tuổi thanh xuân.
+ Con cá bống: như người bạn an ủi.
+ Đi xem hội: Đời sống tinh thần tình cảm của nam nữ thanh niên xưa.
Chi tiết đó làm nổi bật mâu thuẫn như thế nào?
Vật chất: lao động quần quật suốt ngày, trút giỏ cả, bắt bống ăn thịt.
Tinh thần: giành chiếc yếm đỏ, không cho xem hội, khinh miệt khi thử giày, giết Tấm để cướp đoạt hạnh phúc,.
Mâu thuẫn trong truyện đại diện cho lực lượng đối lập nào? Gia đình hay xã hội?
Em có nhận xét gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm?
Tấm trải qua mấy kiếp hồi sinh? Phân tích từng hình thức biến hoá của Tấm?
 Em có nhận xét gì về những vật hoá thân của Tấm?
Nếu đôi giày là vật trao duyên thì cái gì là vật nối duyên?
Em có suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện?
- Gọi HS đọc to và rõ phần ghi nhớ
Tìm hiểu chung
Thể loại
Phân loại truyện cổ tích:
Truyện cổ tích về loài vật .
Truyện cổ tích sinh hoạt .
Truyện cổ tích thần kì. Đây là loại truyện có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất.
Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: Sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện (tiên, bụt, sự biến hoá thần kì, những vật có phép màu).
Nội Dung: Đề cập số phận bất hạnh của người lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. 
Kết cấu: Nhân vật chính trải qua hoạn nạn ->hưởng hạnh phúc 
Truyện Tấm Cám
Thuộc truyện cổ tích thần kì. 
Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới.
Đọc – Hiểu văn bản
Đọc -kể
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu-> như lời Bụt dặn: cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm. Nhưng Tấm luôn được Bụt giúp đỡ.
 Tiếp theo đến “của mẹ con cám”-> vật báu trả ơn, hạnh phúc đã đến với Tấm.
Còn lại: cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc.
Tìm hiểu văn bản
Thân phận của Tấm
Tấm và Cám : hai chị em cùng cha khác mẹ.
Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ tuổi.
Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám.
Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, là đứa con riêng lại là phận gái, sống trong xã hội phong kiến ngày xưa, nỗi khổ của Tấm bị đè nặng như một trái núi.
Tấm đại diện cho cái thiện là cô gái chăm chỉ hiền lành đôn hậu
Tác giả dân gian đã miêu tả:
 Tấm làm lụng suốt ngày, đêm xay lúa giã gạo >< Cám: mẹ nuông chiều, ăn trắng mặt trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
 Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành chiếc yếm đỏ.
 Mẹ con cám lừa giết cá bống để ăn thịt.
 Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội đổ thóc trộn lẫn gạo bắt nhặt.
 Khi Tâùm thử giày, mụ dì ghẻ bĩu môi tỏ vẻ khinh miệt.
 Giết Tấm và giết cả những kiếp hồi sinh của Tấm.
Mẹ con cám bóc lột tấm cả về vật chất và tinh thần.
Bản chất của mâu thuẫn:
Mâu thuẫn gia đình: mẹ ghẻ và con chồng ->xung đột trong gia đình chế độ phụ quyền thời cổ, khi người phụ nữ còn giữ vai trò quan trọng.
Mâu thuẫn xã hội: thiện và ác
Cách giải quyết mâu thuẫn:
Tấm mất yếm đào -> Bụt cho cá bống
Tấm mất bống ->Bụt cho hi vọng đổi đời.
Tấm không được đi hội-> Bụt cho đàn chim sẻ đến giúp.
Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn-> sử dụng yếu tố kì ảo.
Hạnh phúc chỉ đến với người hiền lạnh, lương thiện, chăm chỉ-> ở hiền gặp lành.
Tấm thành hoàng hậu-> ước mơ, khát vọng của người nông dân bị đè nén, áp bức.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại sự sống và hạnh phúc của Tấm
Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh: chim vàng anh -> cây xoan đào ->khung cửi -> quả thị.
Hóa thành Vàng anh -> báo hiệu sự có mặt của mình.
Hóa thành cây xoan đào, khung cửi-> tuyên chiến với kẻ thù: “cót ca, cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”.
Một cô Tấm hiền lành vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời đòi lại hạnh phúc.
Không còn thấy Tấm khóc, không thấy Bụt xuất hiện " Tấm phải tự mình đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc bền chặt. Chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị-> đó là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác giành lại hạnh phúc. 
Những hình ảnh hoá thân bình dị, quen thuộc trong cuộc sống dân dã, tạo ấn tượng đẹp cho câu chuyện.
Không còn thấy Tấm khóc, không thấy Bụt xuất hiện " Tấm phải tự mình đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc bền chặt.
Đôi giày là vật trao duyên
Miếng trầu là vật nối duyên-> khéo léo, đảm đang của người têm trầu -> hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa, gắn với phong tục hôn nhân.
Hành động trả thù của Tấm: Theo quan niệm “ác giả ác báo”. Kết cục của mẹ con Cám như vậy là thích đáng, là phù hợp với những gì mà mẹ con mụ gây ra
Nghệ thuật
 - Kết cấu truyện độc đáo.
 - Xây dựng nhiều chi tiết gợi cảm.
 - Những câu nói có vần điệu.
 - Khắc hoạ hình tượng Tấm có sự phát triển tính cách.
Tổng kết
Ghi nhớ: SGK
Luyện tập: Truyện Tấm Cám thể hiện khá đầy đủ đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.
Yếu tố thần kì: Nhận vật thần kì (Bụt), Vật thần kì (xương cá bống), bản thân nhân vật cũng có sự biến hoá thần kì.
Về kết cấu: thuộc dạng truyện nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn.
Củng cố: truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại sự sống và hạnh phúc. Truyện phản ánh ước mơ đổi đời và tinh thần lạc quan của người xưa.
Dặn dị
Học bài cũ
Chuẩn bị bài mới: chuẩn bị viết bài làm văn số 2: Văn tự sự
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet20-21.doc