Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 40, 41: Đọc tiểu thanh kí
A. Tìm hiểu chung
1. Nng Tiểu Thanh:Tiểu Thanh là cô gái tài sắc người Trung Hoa, sống vào khoảng đầu thời Minh. Nàng có số phận đau khổ, chết uất ức khi vừa trịn 18 tuổi.
2. Hoàn cảnh sáng tác: Có thể Nguyễn Du đã đọc Tiểu Thanh truyện (tập truyện kí ghi chép về cuộc đời của Tiểu Thanh).
B. Đọc-Hiểu bài thơ
I. Đọc- giải thích từ khó
II. Tìm hiểu bài thơ
1. Hai câu đề:
- Hình ảnh tương phản
Tây Hồ hoa uyển >< tẫn thành khư
Tuần 15 Tiết PPCT: 40-41 Lớp dạy: 10a4 NS: 12/11/2009 Nd: 17/11/2009 Đọc văn: ĐỌC TIỂU THANH KÍ ( Độïc Tiểu Thanh kí ) -Nguyễn Du- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: Kiến thức: Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc. Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại: không chỉ quan tâm đến người dân khốn khổ về vật chất mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công tàn tệ, gián tiếp nêu lên vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm ra giá trị văn hóa tinh thần . Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du toàn diện hơn. Thấy được thành công vềnghệ thuật của bài thơ về kết cấu, từ ngữ. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu thơ thất ngôn Đường luật. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trân trọng giá trị văn hóa tinh thần và những người sáng tạo ra chúng. CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, thiết kế bài học, bài soạn, HS: soạn bài theo SGK TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp, kiểm diện học sinh Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đọc lòng bài thơ Cảnh ngày hè( Nguyễn Trãi) và cho biết vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ? Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Dựa vào kiến thức lớp 9, em hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Du? HS: trả lời GV chốt ý Dựa vào tiểu dẫn SGK, em hãy cho biết vài nét về nàng Tiểu Thanh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS: trả lời GV khái quát vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du GV cho học sinh đọc bài thơ GV hướng dẫn học bài bài: Yêu cầu giọng đọc: chậm, buồn và sâu lắng. GV yêu cầu học sinh đọc 2 câu đầu và trả lời: - Cảnh vật cĩ sự biến đổi như thế nào? - Nhà thơ viếng Tiểu Thanh qua vật gì? Tâm trạng tác giả khi đọc û tập kí kể về cuộc đời của Tiểu Thanh? Điều đó khiến em cảm nhận tâm hồn Nguyễn Du? GV yêu cầu học sinh đọc 2 câu thực và trả lời câu hỏi: Các hình ảnh được biểu hiện sau cĩ nghĩa như thế nào? + Son phấn: tiêu biểu cho điều gì? + Văn chương: tiêu biểu cho điều gì? Tác giả muốn nói đến điều gì ở 2 câu thơ này? Cảm nhận của em về cuộc đời Tiểu Thanh ? Thái độ của Nguyễn Du? GV yêu cầu học sinh đọc 2 câu luận và trả lời câu hỏi: - Ở đây tác giả muốn bàn luận về vấn đề gì? - Thái độ của Nguyễn Du về cuộc đời, số phận con người? Hai câu thơ kết có còn nói về số phận Tiểu Thanh? Vậy nói về ai? Có hợp lí không? Lí giải? Nguyễn Du lo lắng băn khoăn điều gì? Vì sao ông lại có suy nghĩ ấy? GV: Em hãy khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Dựa vào phần Tiểu dẫn, nêu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Hứng trở về”? Gv yêu câu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi theo SGK: -Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu có gì đặc sắc? -Lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong bài thơ được thể hiện ? Dựa vào phần tiểu dẫn, nêu ngắn gọn về tác giả và thể kệ? GVHD đọc –hiểu văn banûø GV đọcvăn bản, HDHS trả lời câu hỏi theo SGK: -Hai câu đầu nói lên quy luật nào cuả tự nhiên ? -Nếu đảo câu thơ 2 lên vị trí câu thơ đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? -Hai câu 3-4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Em cảm nhận tâm trạng của tác giả ? Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng đó? -Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên không? Câu đầu khẳng định “Xuânqua..rụng”, câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? VÌ sao? Cảm nhận của em về hình tượng cành mai trong câu cuối? Tìm hiểu chung Nàng Tiểu Thanh:Tiểu Thanh là cơ gái tài sắc người Trung Hoa, sống vào khoảng đầu thời Minh. Nàng cĩ số phận đau khổ, chết uất ức khi vừa trịn 18 tuổi. Hoàn cảnh sáng tác: Có thể Nguyễn Du đã đọc Tiểu Thanh truyện (tập truyện kí ghi chép về cuộc đời của Tiểu Thanh). Đọc-Hiểu bài thơ Đọc- giải thích từ khó Tìm hiểu bài thơ Hai câu đề: Hình ảnh tương phản Tây Hồ hoa uyển >< tẫn thành khư Quá khứ đẹp, rực rỡ hiện tại hoang tàn ->sự biến thiên dâu bể của cuộc đời-> lòng ngậm ngùi, thương tiếc cho cái đẹp bị tàn phai, bị phá huỷ của tác giả. Nhân vật trữ tình: “độc điếu” – một mình viếng –>cô đơn Tiểu Thanh: cô đơn -> hai tâm hồn cô đơn gặp nhau -> Nguyễn Du “thổn thức” với Tiểu Thanh qua “mảnh giấy tàn “- vật vô tri vô giác->tâm hồn nhạy cảm, yêu thương con người của Nguyễn Du . Hai câu thực Son phấn: tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Văn chương: tài năng -> con người Tiểu Thanh tài sắc nhưng số phận bị vùi dập, phũ phàng. Son phấn hữu thần : Có linh hồn -> Cái đẹp bất tử Văn chương vô mệnh: Văn chương không có số mệnh như con người vẫn bị liên lụy->sự phi lí, bất công, ngang trái của xã hội. =>hai câu thực thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng đối với cái đẹp, cái tài và sự phản kháng, bất bình đối với xã hội phong kiến bất công. Hai câu luận Nỗi hờn kim cổ: nỗi hận từ xưa đến nay chưa ai trả lời, giải thích, kể cả trời-> cái hận của muôn đời, muôn người -> Sự lúng túng, bế tắc của Nguyễn Du, của thời đại. Cái án phong lưu: “Phong lưu” >< “ cái án” phong nhã, vẻ đẹp tai họa ->Bản chất xã hội phong kiến suy tàn đã chà đạp và làm tan vỡ những giá trị cao đẹp của con người. Nhà thơ tự coi mình là người cùng hội với Tiểu Thanh cùng mắc những nỗi oan lạ lùng khó lí giải của người phong nhã-> để chia sẻ, đồng cảm với người cùng cảnh ngộ (tài hoa, bạc mệnh). Hai câu kết : Từ thương người(Tiểu Thanh) sang thương mình. ->Nhà thơ lo lắng không biết 300 năm sau có người nào (hà nhân) khóc thương Nguyễn Du. -> Câu hỏi buồn thống thiết thể hiện sự cô đơn của nhà thơ trong hiện tại và băn khoăn đối với tương lai, mong có người hiểu mình. =>Có thể xem đây là bức thông điệp tư tưởng tình cảm gởi hậu thế với hi vọng tìm được tiếng nói tri âm. Tổng kết Với nghệ thuật ngôn từ sáng tạo, hình ảnh hàm súc cao độ, bài thơ thể hiện tâm trạng xót thương day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh. Đọc thêm: HỨNG TRỞ VỀ (Quy hứng) -Nguyễn Trung Ngạn- Tìm hiểu chung Nguyễn Trung Ngạn(1289-1370) người làng Thổ Hoàng (Hưng Yên), đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, làm quan đến chức thượng thư. Tác phẩm để lại: Giới hiên thi tập Bài thơ “Hứng trở về “ được sáng tác khi ông đi sứ ở Giang Nam, Trung Quốc. Hướng dẫn đọc – hiểu Hai câu đầu: Hình ảnh dân dã, quen thuộc: dâu, tằm, lúa, cua -> gợi cuộc sống bình dị ở quê nhà ->thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết. Hai câu cuối: Cách nói tự nhiên, khẳng định: quê nhà dẫu nghèo nhưng vẫn tốt. Kết cấu theo lối tương phản: “Dẫunhưng” “Nghèo vẫn tốt” “Vui chẳng bằng ve’à -> niềm tự hào về quê hương, không có niềm vui nào hơn niềm vui được trở lại quê nhà. =>Bài thơ thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhà thơ. Đọc thêm: CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Cáo tật thị chúng) -MÃN GIÁC Tìm hiểu chung Lí Trường(1052-1096) người làng An Cách(?). Là thiền sư nổi tiếng có đông học trò Thể kệ: Thể văn Phật giáo dùng truyền bá gíao lí, được viết bằng vănvần. Hướng dẫn đọc –hiểu văn bảøn: Bốn câu đầu: Hai câu đầu: Nói quy luật vận động, phát triển tuần hoàn của thiên nhiên. Hai câu tiếp theo: Quy luật của cuộc đời: Cuộc sống vô tận >< con người trải qua vòng sinh-lão-bệnh –tử. ->Tâm trạng nhà thơ có phần ngỡ ngàng, luyến tiếc vì chưa làm được việc gì có ý nghĩa mà tuổi già đã đến. Hai câu cuối: Quan niệm triết lí:khi đã ngộ đạo, con người sẽ có sức mạnh vượt lên sự hóa sinh thông thường, không sinh không diệt như nhành mai trước sân vẫn tươi dẫu xuân đã tàn. Yù nghĩa bài thơ: Bài thơ đề xuất một quan niệm sống lạc quan, cao đẹp: Thời gian trôi, tuổi già sẽ đến, cần phải ý thức rõ điều đó để sống hữu ích. Cuộc sống có tử có sinh. Dùng hình ảnh hoa mai để khẳng định sự sống là hướng tới một biểu tuợng bất diệt của niềm tin về sự sống. Củng cố Khái quát lại tấm lòng của Nguyễn Du qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” Lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc(Hứng trở về) Ýù nghĩa nhân sinh toát lên từ triết lí Phậtgiáo(Cáo bệnh, bảo mọi ngừơi) Dặn dò Học bài cũ: “Đọc Tiểu Thanh kí” Hứng trở về Cáo bệnh, bảo mọi ngừơi Soạn bài mới Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet40-41.doc