Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 44: Độc tiểu thanh ký

1.Giá trị nội dung:

- Niềm cảm thương của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh

- Thể hiện tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế.

2 Giá trị nhân đạo:.

+ Nguyễn Du thông cảm và đồng cảm với nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh - 1 người phụ nữ tài, sắc trong XHPK

+ Ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.

 

doc3 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 44: Độc tiểu thanh ký, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 	Tuần: 13
Ngày dạy: 	Tiết: 44
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
 -Nguyễn Du-
A. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức :
 - Tiếng khóc cho số phận người PH tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.
 - Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc
 2.Kĩ năng : Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại
 3.Thái độ : Trân trọng, yêu quý cái tài, cái đẹp 
B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:
- Sgk, sgv, máy chiếu
- Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk.
- Gv soạn thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc diễn cảm, trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại nội dung hai câu thơ đề.
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
Tiết 2
-GV chuyển ‎‎y
Gv gọi học sinh đọc hai câu thơ.
?’ Son phấn’ trong câu tượng trưng cho điều gì?
? ‘ Văn chương’ trong câu thơ tượng trưng cho điều gi?
Gv giảng:
?Nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ là gì?
? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật?
? Tác giả bày tỏ tình cảm gì với số phận và tài năng của nàng Tiểu Thanh?
Gv giảng và chuyển ‎y.
Gọi hs đọc hai câu luận.
? Em hãy giải thích ‎ nghĩa của cụm từ ‘ cổ kim hận sự’, ‘thiên nan vấn’?
Gọi y: từ xưa đến nay là từ dâu đến đâu?
? Mối hận từ xưa đến nay là mối hận
 nào? Tai sao lại không hỏi trời được?
.Gv giảng.
.Gv liên hệ và tích hợp với Truyện Kiềuà thuyết ‘tài mênh tương đố’.
?Ở câu thơ thứ 6, em hiểu ‘ hong vận kì oan ‘ là gì? ‘ngã tự cư’là gì?
? So sánh bản dịch thơ với phần phiên âm?
 Nguyễn Du tự đặt mình có mối quan hệ gì với Tiểu Thanh?
Chữ ‘ngã’: tôi, ta {phần phiên âm}
Chữ ‘ngã’ : khách { phần dịch nghĩa}à chưa sát nghĩa.
? Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dung trong hai câu thơ?
Gv chuyển đoạn.
Gv gọi hs đọc hai câu cuối.
- “Bất tri” nghĩa là gì?
- ‘hà nhân’ nghĩa là gì ?
- ‘Khấp’ nghĩa là gì ?
? Ở hai câu kết tác giả đặt ra một câu hỏi. Nguyễn Du hỏi ai? Và hỏi về điều gì ?
?Nghệ thuật được sử dụng qua 2 câu thơ ? Tác dụng.
Gv giảng.
? Vậy đằng sau câu hỏi ấy em cảm nhận tâm trạng gì của tác giả ?
.Gv chốt lại nội dung bài thơ và liên hệ đến tác giả Huy Cận, HCM.
Đồng thời giáo dục hs về thái độ trân trọng,kính mến các bậc tài danh trong xã hội xưa và nay.
? Em hãy chốt lại các nội dung chính của văn bản ?
. Gv nhận xét và bổ sung.
Câu hỏi thảo luận:àkhắc sâu ấn tượng về tác phẩm.
Theo anh (chị) giá trị nhân đạo đặc sắc của bài thơ thể hiện ở điểm nào ?
Từ bài thơ ’Độc tiểu Thanh kí ‘ cùng với ‘Truyện Kiều’ đã học ở lớp 9, anh(chị) hãy cho biết : Vấn đề gì được Nguyễn Du trăn trở trong các sáng tác của mình ? Từ đó, em hãy liên hệ đến những người nghệ sĩ, những nhà khoa học trong xã hội hiện nay
?Tổng kết lại nghệ thuật của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung;
1. Tác giả;
2. Tác phẩm;
 a. Xuất xứ;
 b. Ý nghĩa nhan đề:
3.Phùng Tiểu Thanh 
II. Đọc – hiểu văn bản
1/ Đọc – chú thích
2/ Thể loại:
3/ Bố cục:
III. Tìm hiểu nội dung:
1/ Hai câu đề:
2. Hai câu thực:
 + Chi phấn: sắc đẹp vẻ đẹp lí tưởng >< chôn 
 + Văn chương: tài năng vùi, đốt bỏ
è Nỗi oan của sắc và tài
+ Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, phép đối
à Gợi lại cuộc đời bi thương và oan trái của Tiểu Thanh à sự bất công trong xã hội
è Nguyễn Du ngậm ngùi, xót xa cho số phận và tài năng nàng TT
3. Hai câu luận:
-Câu 5 :Cổ kim hận sự : mối hận từ xưa đến nay( từ Tiểu Thanhà Nguyễn Du).
 - thiên nan vấn: khó hỏi trời
à tại sao người tài hoa lại bạc mệnh như vậy? à sự bất công không thể giải quyết à bi kịch.
Câu 6 : 
-Phong vận kì oan: nỗi oan lạ lùng từ vết phong nhã.
-Ngã tự cư: tự đặt mình vào.
-Tự coi mình là người cùng hội với Tiểu Thanh àNhững kiếp tài hoa bạc mệnh à Nỗi oan của Tiểu Thanh cũng là nỗi oan của ta (ND).
 Hận sự / kì oan
 Thiên / ngã
à Nghệ thuật : đối à nỗi oan khuất của những kiếp tài hoa à Mối đồng cảm sâu sắc 
4. Hai câu kết:
- “Bất tri” : chẳng biết à băn khoăn
- Hà nhân : người nào (số ít) à khát khao tìm kiếm sự đồng cảm.
- Khấp: khóc nghẹn không thành tiếng
- Với Tiểu Thanh, 3 trăm năm sau đã có Nguyễn Du khóc cho nàng.
- Không biết 3 trăm năm nữa có ai khóc cho Nguyễn Du hay không ?
Câu hỏi tu từ  thống thiết : nỗi cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời à Hoài vọng sự đồng cảm về mai sau 
IV/ Tổng kết :
1.Giá trị nội dung:
- Niềm cảm thương của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh
- Thể hiện tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế.
2 Giá trị nhân đạo:. 
+ Nguyễn Du thông cảm và đồng cảm với nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh - 1 người phụ nữ tài, sắc trong XHPK
+ Ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.
3.Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: trữ tình, đậm chất triết l‎í
- Sự phá cách khuôn mẫu của thơ Đường luật: câu cuối thất niêm (không cùng thanh với câu 1).
- Sử dụng nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, phép đối
4. Củng cố
 Yêu cầu hs:- Học thuộc bài thơ cả phần phiên âm và phần dịch thơ.
 - Học nội dung của bài.
5. Dặn dò: - Đọc và làm trước bài tập: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

File đính kèm:

  • docdoc tieu thanh ki.doc
  • pptdoc tieu thanh ki.ppt