Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 58, 59: Rừng xà nu

A. Giới thiệu chung :

 I. Tác giả :

 - Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp có nhiều gắn bó với chiến trường TN .

 - Đề tài thành công nhất : Đất nước, thiên nhiên và con người TN .

 + Chống Pháp : Đất nước đứng lên .

 Mạch nước ngầm – Rẻo ceo .

 + Chống Mĩ : Rừng xà nu .

 - Nguyên nhân thành công : có độ dày về vốn sống, sự gắn bó máu thịt với đất nước và con người TN .

 

doc5 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 58, 59: Rừng xà nu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 58 -59 - 60(GV) 	Ngày soạn:27/01/2004.
RỪNG XÀ NU
 (Nguyễn Trung Thành)
A.1. Giúp HS :
 - Thấy được vẻ đẹp, sức mạnh tâm hồn, tư tưởng của nhân dân T Nguyên mà dâng làng Xôman trong truyện là những con người tiêu biểu. Qua đó hiểu rõ hơn động cơ cầm súng của nhân dân ta .
 - Hiểu được những đặc sắc về mặt NT của truyện, cách tổ chức cốt truyện, nghệ thuật tạo không khí và dựng nhân vật .
 2. Rèn luyện KN phân tích tác phẩm văn học .
 3. Giáo dục lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng .
B. Phân tích hình ảnh : Cây xà nu và dân làng XôMan .
C. Phương pháp : Diễn giảng + Đàm thoại .
D. Thầy : Soạn bài, hướng dẫn HS phân tích .
 Trò : Đọc, soạn theo yêu cầu của GV .
Đ. Các bước tiến hành :
 I. Oån định lớp, nắm sĩ số HS .
 II. Kiểm tra 15 phút :
 - Những nét đặc sắc về phong cách NT của Nguyễn Tuân (4) .
 - Dàn bài phân tích người lái đò SĐ .
 + Con sông Đà : Hung bạo .
 Trữ tình, thơ mộng .
 + Người lái đò : Trí dũng cao cường .
 Nghệ sĩ, tài hoa .
 III. Dàn bài mới :
* Tiết 1 :
1) Những nét chính về nhà văn NTT? → GV chốt ý .
2) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến thành công của nhà văn khi viết về đề tài này?
3) Nêu HCST của tác của tác phẩm?
4) Cảm xúc chủ đạo của truyện?
 - Làng XôMan – Một làng nhỏ ở TN nằm giữa một rừng xà nu bát ngát .
5) Truyền thống gì? VD.
 - Gọi HS tóm tắt dựa vào phần chuẩn bị ở nhà .
6) Nêu chủ đề của truyện?
7) Em hãy định hướng cách phân tích ? (GV gọi HS đọc từng đoạn cần phân tích) .
 Phân tích tên truyện RXN?
8) Hình ảnh này tượng trưng cho điều gì?
* Tiết 2 :
 Nêu những đặc điểm của cây XN? Đối chiếu với hình ảnh làng XôMan?
9) Nghệ thuật miêu tả cây XN trong tầm đại bác của giặc?
10) Sức sống mãnh liệt của cây XN được nhà văn thể hiện ntn?
11) Hình ảnh RXN vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng có đúng không?
 Trong truyện có 4 nhân vật nổi lên trong bối cảnh hùng vĩ và trang nghiêm : Cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng .
 à Những thế hệ khác nhau .
12) Em hãy phân tích vẻ đẹp của từng hình tượng nhân vật và ý nghĩa của các hình tượng đó . (GV cho HS phân tích từng hình tượng NV) .
13) Nhận xét?
* Tiết 3 :
14) Những nét nổi bật trong tính cách của T nú ? Chứng minh?
15) Em có cảm nghỉ gì về hình ảnh bàn tay Tnú?
 * Hình ảnh bàn tay Tnú :
 - Lúc lành là bàn tay trung thực, tình nghĩa (cầm phấn viết chữ, cầm đá tự trừng phạt mình, đặt lên bụng, khi thoát ngục, Mai cầm tay giàn dụa nước mắt ) .
 - Khi bị giặc đốt→ 10 ngón tay bằng mười ngọn đuốc châm bùng ngọn lửa nổi dậy của làng .
 - Chỉ còn 8 đốt vẫn cầm giáo, cầm súng → đốt chết tên chỉ huy đồn giặc .
16) Tìm hiểu những đặc sắc NT của truyện?
A. Giới thiệu chung :
 I. Tác giả :
 - Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp có nhiều gắn bó với chiến trường TN .
 - Đề tài thành công nhất : Đất nước, thiên nhiên và con người TN .
 + Chống Pháp : Đất nước đứng lên .
 Mạch nước ngầm – Rẻo ceo .
 + Chống Mĩ : Rừng xà nu .
 - Nguyên nhân thành công : có độ dày về vốn sống, sự gắn bó máu thịt với đất nước và con người TN .
 II. Tác phẩm :
 1. HCST :
 - N . Ngọc viết RXN vào một thời điểm đặc biệt : Cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu ở MN (1965). Giặc Mĩ ào ạt kéo vào trực tiếp xâm lược MN (bãi biển Chu Lai làm bàn đạp) .
 - Lúc ấy đất nước cần có 1 bài hịch kêu gọi thật đanh thép hùng hồn→ RXN ra đời và là một lời hịch như thế “Chúng nó đã cầm súng, mình cũng phải cầm giáo”.
 * Cảm xúc chủ đạo :
 Sức sống của thiên nhiên và con người TN không một sức mạnh đạn bom nào có thể hủy diệt được .
 2. Đề tài :
 - Quá trình vùng dậy chống lại kẻ thù Mĩ Ngụy của dân làng XôMan và sự trưởng thành của dân làng trong cuộc kháng chiến .
 - RXN là sự tiếp nối truyền thống của dân tộc Tây Nguyên .
 Anh hùng trong chống Pháp (làng Kông Hoa)
 Anh hùng trong chống Mĩ (làng XôMan)
 3. Tóm tắt :
 Câu chuyện “RXN” phản ánh nỗi đau riêng ghê gớm của T nú và nỗi đau chung lớn lao của dân làng XôMan cùng các dân tộc TN dưới thời Mĩ Ngụy và quá trình vùng lên của họ. Anh T nú tham gia CM. Mĩ ngụy bắt vợ con anh tra tấn tàn khốc, buộc phải khai ra chỗ anh ẩn náu. Anh xông ra cứa vợ con anh và bị giặc bắt, bị tẩm nhựa xà nu đốt 10 ngón tay. Dân làng XôMan đứng đầu làcụ Mết đã xông lên chém gục kẻ thù cứu T nú. Anh ra đi tham gia lực lượng giải phóng, mang theo bao kỉ niệm gắn bó với quê hương, mối thù sâu nặng với kẻ thù và niềm kiêu hãnh về làng XôMan bất khuất như rừng xà nu không bom đạn nào có thể tiêu diệt được .
 4. Chủ đề :
 Thông qua câu chuyện, tác giả nêu vấn đề : Phải dùng bạo lực CM để chống lại bạo lực phản CM, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân .
B. Phân tích :
 1. Hình ảnh rừng XN :
 * Tên truyện rừng XN : Tác giả nhiều lần nhắc đến rừng XN , cây XN, nhựa XN, lửa XN,  mở đầu và kết thúc là hình ảnh rừng xà nu nhưng không phải là truyện ngắn về RXN .
 Đây là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất của ND làng XôMan nói riêng và TN hùng vĩ nói chung. Khát vọng tự do và bất khuất .
 a. Đặc điểm cây XN :
 - Là loại cây sinh sôi nảy nở khỏe .
 - Hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời .
 - Ham ánh sáng mặt trời .
à như T nú, Mai, làng XôMan  yêu tự do .
 b. Cây XN trong tầm đại bác giặc :
 - Cả rừng không cây nào không bị thương .
 - Có cây bị chặt đứt ngang nửa mình, vết thương ứa ra, bầm lại .Cục máu lớn .
 à Nghệ thuật nhân hóa→ rừng xà nu đau thương, TN đau thương bởi tội ác kẻ thù .
 c. Sức sống mãnh liệt sức chịu đựng ghê gớm không có gì có thể tiêu diệt nổi :
 “Cạnh một cây mới ngã có 4,5 cây con”→ giống như cây XôMan : Anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai ngã xuống có Dít lớn lên → Heng 
Þ RXN được miêu tả như một hình tượng vĩ đại, hùng vĩ đầy sức sống và dường như cũng có linh hồn, hiên ngang bất khuất trước mưa bom bảo đạn “ ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng”. Đó là hình ảnh làng XôMan, TN và VN kiên cường bất khuất .
 2. Hình ảnh dân làng XôMan anh hùng :
 a. Cụ Mết :
 - Ngoại hình :
 + Râu dài, mắt sáng, xếch ngược .
 + Ngực căng như một cây XN lớn, tiếng nói ô ồ dội vang .
 - Tính cách : chín chắn, dày dạn .
 - Lời nói phát ra như một mệnh lệnh đơn giản và chắc nịch “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.
 à là hình ảnh tượng trưng cho lịch sử cho truyền thống hiên ngang bất khuất của làng, chổ dựa tinh thần cho con cháu .
 b. Tnú, Mai, Dít : tiêu biểu cho lực lượng chiến đấu hôm nay là sự tiếp nối tự giác và quyết liệt truyền thống .
 * Tnú :
 - Gan góc và táo bạo, dũng cảm và trung thực .
 + Lúc nhỏ : - Làm liên lạc nuôi cán bộ .
 - Mưu trí dũng cảm .
 - Khi bị bắt, thách thức kẻ thù 
 “Cọng sản ở đây nè”.
 + Lớn lên : trở thành chiến sĩ ưu tú, người con anh hùng của dân làng .
 - Chứng kiến cảnh vợ con bị tra 
 tấn .
 - Chịu đựng sự tra tấn .
 - Hai bàn tay bị đốt cháy vẫn 
 quyết tâm gia nhập bộ đội 
 - Có tính kỉ luật cao : nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng được cho phép mới về, chỉ về đúng một đêm 
 - Giàu tình thương yêu mọi người .
 Þ Tnú là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của làng XôMan .
 * Dít : là hiện thân vàsự tiếp nối của Mai .
 - Tình cảm trong sáng, sâu sắc nhưng lặng lẽ và kín đáo (qua hình ảnh đôi mắt) .
 - Tính nguyên tắc .
 c. Heng : tượng trưng cho cây xà nu mới lớn, còn mang trong mình bao sinh lực và nhựa sống hứa hẹn sẽ trở thành một cây xà nu mạnh mẽ, bất tử .
 Þ Họ tượng trưng cho những thế hệ khác nhau của làng XôMan anh hùng. Tính cách khác nhau nhưng đều sáng ngời phẩm chất anh hùng .
C. Nghệ thuật :
 - Nghệ thuật kể chuyện khéo léo, truyện một cuộc đời được kể trong một đêm và gói gọn trong một chuyện ngắn .
 - Tổ chức tình tiết hợp logic, sức khái quát cao.
 - Sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp NT : nhân hóa, tượng trưng, hồi ức làm nổi bậc chủ đề .
 - Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi .
 + Nhân vật anh hùng đại diện cho cộng đồng.
 + Ngôn ngữ ngợi ca say mê trân trọng . 
 IV. Củng cố : 
 - Hình ảnh rừng XN . Nghệ thuật .
 - Hình ảnh dân làng XôMan .
 V. Dặn dò : - Nắm bài giảng theo các luận điểm, đọc lại truyện .
 - Chuẩn bị : “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm) .
 (Đọc, tác giả và định hướng phân tích) .
	*Bài viết số 5(các tác phẩm của Tố Hữu và Nguyễn Tuân)
E. Rút KN : - Nhanh hơn ở tiết 1 .

File đính kèm:

  • docT58-59-60.doc
Bài giảng liên quan