Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)c

A.Giới thiệu chung:

 1.Tác giả:

a.Trước CM: T.Hoài viết nhiều với hai đề tài chính:truyện đồng thoại các loài vật và truyện về cuộc sống của những người nông dân nghèo, thợ thủ công.

b.Sau CM: vẫn viết nhiều, đa dạng về đề tài và thể loại nhưng thành công nhất là những tác phẩm viết về miền núi đề tài có duyên nợ với Tô Hoài

Nguyên nhân thành công:vốn sống phong phú và tình cảm gắn bó thiết tha với Tây Bắc: “ đất nước và con người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá”, “hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi.Đó là ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác”.

 

doc5 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)c, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết :31-32-33(GV)	 Ngày soạn:18/8/2004
VỢ CHỒNG A PHỦ.
 (Tô Hoài)
A.1.Giúp HS:
-Thấy được số phận của người dân TB dưới ách thống trị của bọn địa chủ thực dân và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.
-Cảm nhận những đặc sắc NT của tác phẩm:tài kể chuyện, dựng cảnh, khắc họa tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giàu chất tạo hình 
 2.Rèn luyện KN phân tích nhân vật, tác phẩm truyện.
 3.Lòng yêu nước, tình yêu con người.
B.Phân tích nhân vật Mị.
C.Phương pháp:Diễn giảng+Đàm thoại.
D.-Thầy:Soạn bài, hướng dẫn HS phân tích.
 -Trò:Đọc, tìm bố cục, phân tích nhân vật Mị, A Phủ.
Đ.Các bước tiến hành:
 I.Ôån định lớp, kiểm tra HS vắng.
 II.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc phần II bài Đất nước, nêu chủ đề,dàn bài cơ bản?
 III.Dàn bài mới:
-HS đọc tiểu dẫn, GV giảng bổ sung.
-Núi cứu nước(1948).
-Truyện Tây Bắc(1953
?Trình bày những hiểu biết của em về tập Truyện Tây Bắc?
-HS tóm tắt,GV bổ sung.
?Chủ đề tác phẩm?
-Phân tích theo nhân vật.
?Số phận và tính cách Mị được Tô Hoài miêu tả ntn?
?Mị có phải là nạn nhân không?
?Nhận vật xuất hiện trong bối cảnh ntn?Gương mặt ra sao?
?Hình ảnh căn buồn Mị ở?Ý nghĩa?(Nhà tù).
-Khi mới bị bắt về làm dâuàđòi chết – một cách phản kháng.
?Phân tích diễn biến tâm lí,hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân?
?Nhận xét ý thức của Mị qua những hành động trên?
?Phân tích diễn biến tâm lí ,hành động của Mị trong đêm cởi trói A Phủ và bỏ trốn cùng A Phủ?
?Động lực nào khiến Mị cứu A Phủ?Cùng A Phủ bỏ trốn?
*Chú ý các động từàkhát khao sống tránh xa địa ngục nhà Thống lí.
?Phân tích những nét tính cách nổi bật của A Phủ? So sánh với Mị?
-GV hướng dẫn HS đánh giá khái quát ND & NT.
-VD:cảnh mùa xuân “Hồng Ngài năm ấysặc sỡ”àlàm nền cho sự trỗi dậy của tâm hồn Mị.
A.Giới thiệu chung:
 1.Tác giả:
a.Trước CM: T.Hoài viết nhiều với hai đề tài chính:truyện đồng thoại các loài vật và truyện về cuộc sống của những người nông dân nghèo, thợ thủ công.
b.Sau CM: vẫn viết nhiều, đa dạng về đề tài và thể loại nhưng thành công nhất là những tác phẩm viết về miền núi àđề tài có duyên nợ với Tô Hoài 
uNguyên nhân thành công:vốn sống phong phú và tình cảm gắn bó thiết tha với Tây Bắc: “đất nước và con người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá”, “hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi.Đó là ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác”.
2.Tập Truyện Tây Bắc.
 a.Gồm 3 truyện nhỏ
-Cứu đất cứu mường.
-Mường Giơn giải phóng.
-Vợ chồng A Phủ.
 b.Hoàn cảnh ra đời:
-1952, TH cùng bộ đội chủ lực vào giải phóng TB.
-1953, TH viết Truyện Tây Bắc .Đây là kết quả của 8 tháng thâm nhập thực tế, gắn bó máu thịt với mảnh đất và con người miền Tây.
 c.Tác phẩm Vợ chông A Phủ.
 uTóm tắt:
Truyện kể về hai thanh niên người Mèo:Mị và A Phủ.Hai người có chung cảnh ngộ:đều là thân trâu ngựa cho nhà Thống lí Pá tra-một tên tay sai đắc lực của TDP,được tây đồn cho nhiều muối và vải về bán nên rất giàu. Bố Mị lấy mẹ Mị nên phải đến vay nhà Thống lí, mỗi năm trả lãi một nương ngô. Nhưng khi bố Mị đã già, mẹ Mị đã chết mà vẫn không trả hết nợ.Món nợ truyền kiếp ấy như một sợi dây oan nghiệt cột cuộc đời Mị vào thân phận làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí.
 Danh nghĩa là dâu nhưng Mị đã bị đã bị đối xử tàn tệ như một nô lệ, không bằng một con vật.Mặt dù bị đày đọa cả mặt thể xác lẫn tinh thần nhưng trong cô vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.
 A Phủ là một thanh niên khỏe mạnh, dũng cảm, lao động giỏi.Chỉ vì tội đánh con quan mà bị phạt 100 bạc trắng và trở thành nô lệ cho thống lí để trừ nợ.Một lần để Hổ ăn mất một con bò nên bị trói đứng suốt ngày đêm .A Phủ được Mị cởi trói và cả hai người bỏ trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa và nên vợ nên chồng.
 Được A Châu-người của Đảng, giác ngộ Cách mạng,Mị và A Phủ đã trở thành du kích tham gia vào cuộc kháng chiến, tự giải phóng mình và giải phóng quê hương.
uChủ đề:thông qua cuộc đời của Mị và A Phủ,Tô hoài nhằm chứng minh một chân lí :chỉ có vùng lên dưới sự lãnh đạo của Đảng người dân miền núi nói riêng và nhân dân VN nói chung mới có thể tìm thấy hạnh phúc thật sự cho mình.
B.Phân tích:
*Nhân vật Mị: tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo dưới ách thống trị của bọn chúa núi .Mị được miêu tả với hai nét tính cách đối lập: cam chịu và phản kháng.
1.Mị là cô gái trẻ đẹp nhưng vì gia đình nghèo nên không được sống một cuộc đời như mình mong ước.Cô trở thành dâu gạt nợ , bị bọn phong kiến chiếm đoạt sức lao động nhan sắc và cả cuộc đời con gái.Danh nghĩa là dâu gạt nợ nhưng thực chất là một nô lệ
+Quay tơ, thái cỏ ngựa Bị khai thác 
 dệt vải, chẻ củi, cõng nước, sức lao động
 hái thuốc phiện triệt để.
2.Mị là nạn nhân của sự đầu độc và áp chế về mặt tinh thần:
-Lợi dụng sự ngu muội , bọn chúa đất đã làm cho người nô lệ này yên phận với cuộc sống đau khổ Þhậu quả thật thảm hại :Mị sống tăm tối, nhẫn nhục, cam chịu, không mảy may hy vọng có sự đổi thay“Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
-Tác giả để cho nhân vật xuất hiện khá độc đáo:cạnh tàu ngựa, bên tảng đá, lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rưòi rượi”àngay từ đầu tác giả đã gây ấn tượng cho người đọc.
- Hình ảnh Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, căn buồng Mị ở có “cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”ànhà tù chung thân.
ÞChi tiết có có giá trị tố cáo mạnh mẽ:chế độ nhà tù miền núi lợi dụng sức mạnh đồng tiền và sức mạnh thần quyền chà đạp giam hãm con người, làm cho con người mất hết ý thức, sống và làm việc như một cái máy câm lặng.
3.Nếu con người hiện tại của Mị đã chết thì con người quá khứ của cô vẫn sống âm ỉ. Lòng ham sống như một hòn than bị tro bụi phủ đầy có dịp lại bùng lên mạnh mẽ. 
 a.Mùa xuân đến, tiếng chó sủa xa xa, tiếng sáo rộn ràng tha thiết àđánh thức Mị.
-Uống rượu ừng ực từng bát.
-Thấy mình còn trẻ.
-Muốn đi chơi.
-Lấy váy hoa, quấn lại tóc.
-Khêu đèn lên cho sáng(không muốn sống tăm tối).
-Khi bị A Sử trói, trong đầu Mị vẫn tiếng sáo thiết tha bồi hồi.
àSự trỗi dậy của ý thứcàđòi hỏi được sống như một con người thật sự.
 b.Cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn cùng A Phủ:
-Mị có thói quen sưởi lửa đêm khuya và từ thói quen chỉ biết sống với lửa, Mị đã chú ý đến A Phủ.
-Ban đầu Mị rất thản nhiên và lạnh lùng. Nhưng khi nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hõm má đã xám đen lại”của A Phủ như một thứ ngôn ngữ câm lặng nhắc Mị nhớ đến mình àthương mìnhànghĩ đến ngườiàthương người và ý thức tội ác của bọn thống lí.
-Tình thương ngày càng tăng, lấn át nỗi sợ cố hữu trong Mị àhành động táo bạo: cởi trói cho A Phủ.
-Nhìn thấy A Phủ đang cố sức chạyàMị cũng vụt chạy, băng đi, lăn xuốngà không muốn chết,không muốn sống như cũ.
ÞHành động của Mị là một kết quả tất yếu,là đỉnh điểm của sức sống tiềm ẩn, của sự phản kháng.
Tác giả đã diễn biến tâm lí tinh tế trong tâm hồn Mị:từ thương mìnhàthương người, cứu ngườiàcứu mình .Đó là quá trình diễn biến tự nhiên và sinh động.
*Nhân vật A Phủ: 
-Cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi:phải đi ở để trừ nợ, bị bót lột sức lao động, bị đày đọa
-Giỏi lao động, thạo công việc, có sức khỏe và cần cù chịu khó:biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc,cày giỏi, săn bò tót bạo, chạy nhanh như ngựầnhưng không lấy nổi vợ vì quá nghèo.
-Gan góc và dũng cảm, có tinh thần phản kháng quyết liệt:
+Lúc nhỏ bị bắt àtrốn lên núi.
+Dám đánh A Sử-con quan.
àLà cơ sở để sau này, A Phủ tiếp thu tư tưởng CM nhanh hơn mị.
ÞA Phủ là con người đẹp của núi rừng .Cái đẹp nhất của A Phủ là sự phóng khoáng, hồn nhiên, yêu con người, gan góc, dũng cảm. Sự tự tin của tuổi trẻ mà cuộc sống nô lệ không thể hủy diệt được. Chính cái sức sống ấy sau này đã đưa A Phủ đến với CM.
C.Kết luận:
1.Nội dung:
-Giá trị hiện thực:tố cáo chế độ thực dân PK miền núi bót lột, đầy đọa , chà đạp con người(cha con Thống lí Pá tra)
-Giá trị nhân đạo:khẳng định sức sống mãnh liệt của con người không một thế lực nào của giai cấp thống trị có thể tiêu diệt được.
2.Nghệ thuật:
-Miêu tả tâm lí nhân vật(Mị)
-Tả cảnh đặc sắc:cảnh sống động, có hồn,góp phần biểu lộ tâm trạng nhân vật
-Nghêä thuật sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn chi tiết(tiếng sáo và bếp lửa).
IV.Củõng cố:Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
V. Dặn dò: Đọc lại truyện, nắm kỹ bài.
 Bài mới: Vợ nhặt (Kim Lân)
 -Đọc, định hướng phân tích.
 -Phân tích NV Tràng, bà cụ Tứ.
E.Rút kinh nghiẹâm: 

File đính kèm:

  • docGA12-T31-32-33.doc