Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 42: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

D - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoat? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

Trả lời: - Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm.đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống

 - Ngôn ngữ sinh hoạt có 2 dạng:

+ Dạng viết

+ Dạng nói.

3. Bài mới: Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của nó. Vậy ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 42: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 26/10/2011
Tiết: 42 - Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
( Tiếp theo)
A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
 - Nắm vững các khải niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nóđể làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
- Có ý thức vận dụng những điều được học vào hoạt động giao tiếp.
B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 SGK Ngữ văn 10 T1, SGV, Giáo án, Tài liệu tham khảo v.v...
C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tæ chøc giê d¹y häc theo c¸ch kÕt hîp c¸c h×nh thøc trao ®æi, th¶o luËn, tr¶ lêi c¸c c©u hái.
D - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoat? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
Trả lời: - Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm...đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống
 - Ngôn ngữ sinh hoạt có 2 dạng:
+ Dạng viết
+ Dạng nói.
3. Bài mới: Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của nó. Vậy ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
ho¹t ®éng
 cña thÇy vµ trß
néi dung kiÕn thøc
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II - Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
GV nhắc lại cho học sinh nhớ đoạn hội thoại đã học về ngôn ngữ sinh hoạt
GV Yêu cầu học sinh đọc SGK ( 125 - 126)
GV: Thông qua việc đọc SGK và thực tiễn giao tiếp hàng ngày, em hãy cho biết các đặc trưng của PCNN sinh hoạt?
GV: Tính cụ thể được biểu hiện như thế nào qua đoạn hội thoại?
GV: Vì sao ngôn ngữ trong PCNN sinh hoạt phải cụ thể?
 Trong sinh hoạt, ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói và người nghe càng dễ hiểu nhau.
GV: Cảm xúc được biểu hiện như thế nào qua lời nói của mỗi nhân vật trong đoạn hội thoại?
- Lan, Hùng thân mật thúc giục
- Mẹ Hương thân mật yêu thương
- Hàng xóm quát nạt bực bội
Ngôn ngữ sinh hoạt thường sử dụng lớp từ khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt
- Các kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: Câu cầu khiến, câu cảm thán
GV mở rộng:
- Tính cảm xúc gắn với giọng điệu riêng của mỗi người
- Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ
- Nhờ yếu tố cảm xúc mà người tiếp nhận hiểu nhanh hơn những gì được nói ra
GV: Theo em, thế nào là cá thể?
- Là những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân.
GV: Tính cá thể được biểu hiện như thế nào trong lời nói của mỗi cá nhân?
GV: Hãy nhận xét về ngôn ngữ của một số bạn trong lớp?
GV: Qua những điểm đã phân tích, em hãy cho biết thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong phần luyện tập
GV chia lớp thành 4 nhóm để làm bài tập
- Nhóm1: Bài tập 1 ( SGK - 127)
- Nhóm 2: Bài tập 2 ( SGK - 127)
- Nhóm3, 4: Y/c học sinh hãy viết lại một đoạn hội thoại giữa 2 người bạn bàn về buổi đi chơi dã ngoại.
GV y/c từng nhóm trình bày bài tập của mình, các nhóm khác nhận xét
GV kết luận
GV kết luận: viết nhật kí có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ cá nhân.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 rồi y/c học sinh diễn đạt lại đoạn hội thoại đã viết và phân tích một số yếu tố của ngôn ngữ sinh hoạt:
VD: 
(Tại lớp học, trong giờ ra chơi)
Hà: Này, hôm qua có đi chơi cùng lớp mình không?
Vân: Có, nhưng mà mưa to khiếp. Đứa nào cũng ướt như chuột lột
Quang: Gớm nghe tiếng sét mà sợ dựng tóc gáy
Hà: Dào ôi! Thế mà cũng sợ. Đồ thỏ đế
II - PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1. Tính cụ thể
- Địa điểm và thời gian cụ thể
- Người nói, người nghe cụ thể
- Đích lời nói cụ thể
- Có cách diễn đạt cụ thể
=> Tính cụ thể là đặc trưng thứ nhất của PCNN sinh hoạt: cụ thể về hoàn cảnh, con người , diễn đạt
2. Tính cảm xúc
- Người nói, lời nói biểu lộ thái độ, tình cảm qua giọng điệu
- Từ ngữ có tính khẩu ngữ
- Các kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc
=> Dấu hiệu đặc trưng thứ 2 cảu PCNN sinh hoạt là tính cảm xúc
3. Tính cá thể:
- Màu sắc âm thanh
- Thói quen dùng từ, lựa chọn kiểu câu
- Cách diễn đạt riêng
=> Lời nói là vẻ mặt thứ 2 của con người. Cần lựa chọn cách nói năng phù hợp.
 * KẾT LUẬN: 
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày
- PCNN sinh hoạt có 3 đặc trưng: Tính cụ thể, tíh cảm xúc, tính cá thể
III - LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1 ( SGK - 127)
 Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn trích của Đặng Thùy Trâm mang đặc trưng của PCNN sinh hoạt:
- Tính cụ thể:
+ Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: Núi rừng 
- Tính cảm xúc:
+ Giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, cảm thán: Nghĩ gì đấy Th ơi?, Đáng trách quá Th ơi ...
+ Từ ngữ: cảnh chia ly, cảnh đau buồn bộc lộ tâm tư xúc cảm
- Tính cá thể:
+ Bộc lộ tâm hồn giàu cảm xúc, đời sống nội tâm phong phú
Bài tập 2 ( SGK - 127)
 Dấu hiệu của PCNN sinh hoạt thể hiện:
- Từ xưng hô: mình - ta, cô - anh
- Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng, hỡi cô yếm trắng ..
- Lời nói hàng ngày: mình về , ta về, lại đây đạp đất trồng cà
Bài tập 4:
4. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh về nhà học bài, nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt và đặc trưng của PCNN sinh hoạt
- Sưu tầm những từ ngữ có tính chất khẩu ngữ.
5. Rút kinh nghiệm:
HỆ THỐNG CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI TẠI NHÀ
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(Tiết 2)
I- Phần lý thuyết
Câu hỏi:
- Ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ngôn ngữ sinh hoạt có mấy dạng?
- Đọc SGK, cho biết các đặc trưng của PCNN sinh hoạt:	
- Tính cụ thể được biểu hiện như thế nào qua đoạn hội thoại giữa Hùng, Lan, Hương?
- Vì sao ngôn ngữ trong PCNN sinh họat phải cụ thể?
- Cảm xúc được biểu hiện như thế nào qua đoạn hội thoại của các nhân vật
	+ Lan, Hùng:
	+ mẹ Hương:
	+ Ông hàng xóm:
- Theo em, thế nào là cá thể? 
- Tính cá thể được biểu hiện như thế nào trong lời nói của mỗi cá nhân?
- Em hãy nhận xét về ngôn ngữ của một số bạn trong lớp của mình
- Qua những điểm đã tìm hiểu, cho biết thế nào là PCNN sinh hoat?
II - Phần luyện tập.
Bài tập 1 ( SGK - trang 127) Nhận xét về đặc trưng của PCNN sinh hoạt qua đoạn nhật kí của Đặng Thùy Trâm?
+ Tính cụ thể được biểu hiện ở thời gian, không gian như thế nào?
+ Tính cảm xúc biểu hiện ở từ ngữ, câu văn nào? Thể hiện cảm xúc gì?
+ Tính cá thể: Bộc lộ con người Đặng Thùy Trâm ra sao?
Bài tập 2 ( SGK - 127)
Dấu hiệu của PCNN sinh hoạt thể hiện ở câu ca dao như thế nào?
- Từ xưng hô? ...................................................................................................................
- Từ đối thoại? ..................................................................................................................
- Lời nói hàng ngày:..........................................................................................................
Bài tập 3: Hãy tưởng tượng và ghi lại một đoạn trao đổi giữa các bạn trong lớp em về cuộc đi chơi gặp mưa theo PCNN sinh hoạt

File đính kèm:

  • docNgày soạn.doc