Giáo án môn Toán - Tiết 3: Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong giải toán.
B. Chuẩn bị :
- GV: bảng phụ, thước.
- HS: Bút dạ, bảng phụ.
C. Phương pháp:
- Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình bài giảng :
Tiết 3 Ngày soạn: 20/08/2008 Ngày soạn: 22/08/2008 Luyện tập A. Mục tiêu: - Củng cố và khắc sâu kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. - HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong giải toán. B. Chuẩn bị : - GV: bảng phụ, thước. - HS: Bút dạ, bảng phụ. C. Phương pháp: - Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình bài giảng : I. Tổ chức lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ: (7’) ? HS1: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? áp dụng tính: - 2x(x2 - 3xy2 + 5) ? HS2: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức. áp dụng tính: ( x – 3)(2x - 3y). III. Bài mới :(31’) Hoạt động của thày Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Luyện tập ( 31') -Yêu cầu 2 hs lên bảng làm BT 10 SGK. - Gv giúp đỡ các em còn yếu dưới lớp. - Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. - Gv chốt bài. - Gv hướng dẫn hs tính nhanh bằng cách xác định dấu của từng tích trước. - Yêu cầu hs làm BT 11 (SGK.T8). - Cho cả lớp trao đổi làm bài theo nhóm bàn. - Gv yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Yêu cầu HS các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau - Yêu cầu hs trao đổi thảo luận để làm BT này. - Gv hướng dẫn hs trước khi làm. ? Viết dưới dạng tổng quát của STN chẵn? ? 3 số TN chẵn liên tiếp sẽ là bao nhiêu? ? Theo bài ra ta có điều gì? - Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bài vào vở. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung bài làm của bạn. - HS chú ý lắng nghe. - HS làm bài theo nhóm bàn. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Các nhóm nhận xét chéo nhau. - HS thảo luận. - HS chú ý lắng nghe. - HS hoạt động nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - HS nhận xét bổ sung. BT10 (SGK.T10) a) (x2 - 2x + 3)(x - 5) = x2. x + x2.(- 5) + (- 2x). x + (- 2x).(- 5) + 3. x+3.(- 5) = x3 - 6x2 + x - 15. b) (x2 - 2xy + y2)(x - y) = x2.x + x2.(- y) + (- 2xy).x + (- 2xy).(- y) + y2.x + y2.(- y) = x3 - 3x2y + 3xy2 - y3. Tính nhanh: = x2.x - x2.y - 2xy.x + 2xy.y + y2.x - y2.y = x3 - 3x2y + 3xy2 - y3. BT11(SGK.T8). CMR giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến. (x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7. Bài làm (x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7. = 2x2 + 3x - 10x - 15 - 2x2 + 6 + x + 7 = -8. Vậy giá trị biểu thức ko phụ thuộc vào giá trị của biến. BT14 (Sgk-T9). Gọi 3 số TN chắn liên tiếp là: 2n ; 2n + 2 và 2n + 4 (n N) Ta có; (2n + 2)(2n + 4) - 2n(2n + 2) = 192 4n2 + 8n + 4n + 8 - 4n2 - 4n = 192 8n = 184 n = 23 Vậy ta có ba số đó là: 46; 48; 50. Hoạt động 2: Củng cố (5’). ? Nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức? ? Trong quá trình thực hiện phép toán cần chú ý điều gì? (Dấu của đơn thức, các hạng tử trong đa thức). ?Để thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức nhanh ta làm ntn? ( Ta xác định dấu của tích các hạng tử sau đó xác định số mũ, hệ số của các tích). Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà :(3’). - Học và làm bài tập đầy đủ. - Cần nắm chắc 2 quy tắc đã học. BTVN: 13; 15 (SGK - T9). - HS khá: BT9; 10 (SBT - T4).
File đính kèm:
- T 3.doc