Giáo án môn Tự nhiên và Xã hội Khối 1 - Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi
bt2. gv đưa những hình ảnh về hđtdtt.
- quan sát và cho cô biết những hình ảnh trong bài tập này nói về hoạt động nào?
- các em chọn khuôn mặt cười cho nhóm hình ảnh số mấy?
- tại sao em chọn mặt mếu cho hình ảnh này?
- trong lớp mình ai đã biết bơi và thường xuyên chạy bộ ?
- sau khi bơi (chạy bộ) em cảm thấy thế nào? (khoẻ khoắn)
- ngoài chạy bộ, bơi lội, những hoạt động tdtt nào cũng có lợi cho sức khoẻ mà phù hợp với lứa tuổi của các em? ( tdbs, mhtt, võ nhất nam, aerobic)
chốt: hiện nay trong các nhà trường đặc biệt là các trường th, ngoài việc giảng dạy các môn văn hoá, đã rất chú trọng đến các hđngll và gd thể chất cho học sinh bằng các hoạt động như: tập thể dục buổi sáng, múa hát tt, võ thuật, bơi lội.cô mong rằng các em hãy tích cực tham gia để tăng cường sức khoẻ nhé.
bt3. đưa những hình ảnh về hoạt động nghỉ ngơi
- em không đồng ý với hành động nào trong bức tranh này?
- nhưng nếu bức hình này chỉ vẽ cảnh các bạn đi dạo và ngắm cảnh trong công viên không có hành vi giẫm chân lên cỏ và bẻ cây ngắt lá thì các em có chọn mặt mếu không?
- ai đã được tham gia hoạt động như thế này rồi?
- hãy kể lại cho cô và các bạn cùng nghe. (2 hs kể)
- ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta có thể thư giãn bằng cách nào nữa?
( đi dạo ngắm cảnh, xem tivi, đọc sách báo,.)
bây giờ chúng ta hãy cùng nhìn lại những hình ảnh có các hoạt động có lợi cho sức khoẻ mà các em đã lựa chọn.
gv đưa đủ 6 bức tranh cho học sinh quan sát và chốt: (6 tranh ra 1 lần)
Giáo án TN&XH Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi I. Kiểm tra bài cũ: - Hằng ngày chúng ta cần ăn uống như thế nào để mau lớn và khoẻ mạnh? - Lát nữa gần đến bữa ăn trưa có một bạn mời em một thỏi sô cô la rất ngon, đang đói, em có ăn luôn không ? Vì sao? - Nhận xét: Cô khen các em không chỉ nhớ bài mà còn biết vận dụng vào trong cuộc sống. => ăn uống đúng cách, hợp VS góp phần tăng cường sức khoẻ. Nhưng như thế chưa đủ đâu mà chúng ta còn cần biết hoạt động nghỉ ngơi một cách hợp lý nữa. Vậy chúng ta cần hoạt động và nghỉ ngơi như thế nào ? cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu bài số 9. Bài: Họat động và nghỉ ngơi (Ghi đầu bài). HS nghĩ thầm tên bài - 1 HS nhắc lại tên bài sau khi GV ghi bảng xong. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Trước khi vào bài mới cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện. Các em có muốn nghe không? - Trong lớp mình, ai đã từng xem bộ phim Tây Du kí rồi? - Nhân vật chính trong bộ phim đó có tên là gì nhỉ? Câu chuyện cô kể cho các em nghe không phải là kể về nhân vật TNK có tài bay ngang dọc trên bầu trời câu chuyện kể về một cậu bé 6 tuổi mà thần tượng của cậu là TNK. Chuyện là thế này: Một ngày chủ nhật, được nghỉ học, cậu được theo ông bà về quê ăn giỗ. Sau bữa ăn, cu cậu đi ngủ trưa cùng ông. Nằm cạnh ông mà cậu không sao ngủ được trong đầu cậu cứ lởn vởn hình ảnh TNK đang bay lượn trên bầu trời. Trằn trọc một lúc, cậu nhỏm dậy. Thấy người lớn ai nấy đều say sưa, cậu rón rén ra vườn. Loay hoay mãi rồi cậu ta cũng leo được lên cái chạc ba cao đến hơn ba mét của cây ổi đào. Sau khi hít một hơi dài, cu cậu nhắm mắt... và bắt đầu bay. Nhưng lạ thay cu cậu chẳng bay được giống như TNK mà lại rơi huỵch xuống đất. Cu cậu khóc toáng lên vì đau. Cả nhà hốt hoảng đưa cậu đến bệnh viện. Các bác sĩ nói cậu bị gãy dập một chân, phải phẫu thuật và nằm viện ít nhất 2 tháng. Đau đớn, buồn bã và ân hận, cu cậu khóc nức nở. Khóc mãi, khóc mãi cu cậu mệt quá, thiếp đi (đưa hình ảnh). Đây là hình ảnh cậu bé đang nằm thiếp đi trong bệnh viện. Trong lúc ngủ thiếp đi cậu đã mơ một giấc mơ... Trong giấc mơ cậu ao ước điều gì? Các em cùng hướng lên màn hình để theo dõi và ghi nhớ lại những hình ảnh trong giấc mơ của cậu bé nhé! Đưa hình ảnh cậu bé nhỏ lại vào góc màn hình – các hoạt động của trang 20, 21 được đưa vào trong những vầng mây lần lượt hiện ra như trong giấc mơ (ghép nhạc bài Chúc bé ngủ ngon), những vì sao lấp lánh xung quanh. 2. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Ngồi học, đi đứng đúng cách: Trong giấc mơ cậu bé có còn mơ mình trở thành TNK nữa không? Bạn nào giỏi kể lại các hoạt động có trong giấc mơ của cậu bé? Sau khi HS kể xong giáo viên đưa tất cả những hình ảnh đó lên màn hình. - Đây là những hình ảnh có trong giấc mơ đẹp đấy. Nhiệm vụ của các em là hãy quan sát và chọn ra những hình ảnh nói về hoạt động học tập và đi lại. + 1 HS trả lời, một học sinh nhận xét. (GV cho hình ảnh hoạt động vui chơi.. mất đi) - Trên màn hình bây giờ là một số hình ảnh về hoạt động học tập và đi lại của các bạn học sinh. Cô sẽ đưa thêm một số hình ảnh nữa, các em cùng quan sát nhé. Nhiệm vụ của các em là tìm trên màn hình các hình ảnh về tư thế ngồi học và đi lại đúng cách. + HS: bạn số 1- ngồi học đúng tư thế. + HS: bạn số 2 - đi đúng tư thế. + HS: bạn số 3 - đứng đúng tư thế. (HS chọn) -> GV gọi HS nhận xét. Cô cũng đồng ý với ý kiến của các em. GV đưa hình ảnh về 2 nhóm: Đúng và không đúng. - GV chỉ lên màn hình. - Nếu các em có thói quen ngồi học và đi đứng như thế này thì sẽ rất dễ mắc một số bệnh. Đó là bệnh gì các em có biết không? (cận thị) - Đúng rồi. Cận thị là một bệnh về mắt. Khi bị mắc bệnh cận thị chúng ta phải thường xuyên đeo kính nên sẽ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Để các em thấy rõ hơn tác hại của việc ngồi học và đi lại không đúng tư thế mời các tiếp tục quan sát hình ảnh sau ( Đưa hình ảnh 2 HS ngồi học). - Em có nhận xét gì về những hình ảnh này? (bạn ngồi học đúng tư thế sẽ có cột sống thẳng còn bạn ngồi sai tư thế thì cột sống bị cong vẹo) Bị cong vẹo cột sống như thế này sẽ khiến chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, lao động và khiến chúng ta cũng mất đi sự tự tin bởi thân hình thiếu cân đối. Vì vậy chúng ta cần thường xuyên rèn luyện cách ngồi học và đi lại đúng tư thế. - Bây giờ cô sẽ kiểm tra xem các em đã ngồi học đúng tư thế chưa nhé. GV sửa và khen. - Gọi một HS đi từ dưới lớp lên: Đi đúng cách. Cho HS nhận xét. * Chốt: - Chúng ta cần chú ý gì khi ngồi học và đi lại? - Nội dung thứ nhất chúng ta cần ghi nhớ trong bài học ngày hôm nay. Đó là: Cần ngồi học và đi lại đúng cách ( HS nhắc lại) HĐ2 : Hoạt động, nghỉ ngơi đúng cách Sau một khoảng thời gian học tập và lao động nhất định chúng ta cần có những hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi để tăng cường sức khoẻ. Nhưng cần tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi như thế nào? Cô cùng các em sẽ tiếp tục tìm hiểu qua những bài tập trắc nghiệm nho nhỏ sau đây: Trên màn hình lúc này là 2 khuôn mặt rất ngộ nghĩnh: Một khuôn mặt cười, một khuôn mặt mếu. Cô sẽ lần lượt đưa ra những nhóm hình có các hoạt động và nghỉ ngơi khác nhau. Nhiệm vụ của các em là bày tỏ ý kiến: đồng ý hay không đồng ý với các hoạt động có trong các hình vẽ. - Đồng ý: khuôn mặt cười. - Không đồng ý: khuôn mặt mếu. BT1. GV đưa những hình ảnh về hoạt động vui chơi. - ở bài tập này, các em chọn khuôn mặt cười cho nhóm hình ảnh số mấy? - Tại sao các em cho rằng bắn súng cao su lại gây nguy hiểm ? - Kể tên các trò chơi trong nhóm mặt cười? - Kể thêm một số trò chơi khác? Em thích trò chơi nào? Chốt: Đó là những trò chơi có lợi, chúng ta có thể chọn để cùng với các bạn chơi vào các giờ giải lao hoặc ở nhà sau giờ ôn bài sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng mệt mỏi sau giờ học. BT2. GV đưa những hình ảnh về HĐTDTT. - Quan sát và cho cô biết những hình ảnh trong bài tập này nói về hoạt động nào? - Các em chọn khuôn mặt cười cho nhóm hình ảnh số mấy? - Tại sao em chọn mặt mếu cho hình ảnh này? - Trong lớp mình ai đã biết bơi và thường xuyên chạy bộ ? - Sau khi bơi (chạy bộ) em cảm thấy thế nào? (khoẻ khoắn) - Ngoài chạy bộ, bơi lội, những hoạt động TDTT nào cũng có lợi cho sức khoẻ mà phù hợp với lứa tuổi của các em? ( TDBS, MHTT, Võ nhất Nam, Aerobic) Chốt: Hiện nay trong các nhà trường đặc biệt là các trường TH, ngoài việc giảng dạy các môn văn hoá, đã rất chú trọng đến các HĐNGLL và gd thể chất cho học sinh bằng các hoạt động như: tập thể dục buổi sáng, múa hát TT, Võ thuật, bơi lội.......Cô mong rằng các em hãy tích cực tham gia để tăng cường sức khoẻ nhé. BT3. Đưa những hình ảnh về hoạt động nghỉ ngơi - Em không đồng ý với hành động nào trong bức tranh này? - Nhưng nếu bức hình này chỉ vẽ cảnh các bạn đi dạo và ngắm cảnh trong công viên không có hành vi giẫm chân lên cỏ và bẻ cây ngắt lá thì các em có chọn mặt mếu không? - Ai đã được tham gia hoạt động như thế này rồi? - Hãy kể lại cho cô và các bạn cùng nghe. (2 HS kể) - Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta có thể thư giãn bằng cách nào nữa? ( đi dạo ngắm cảnh, xem tivi, đọc sách báo,...) Bây giờ chúng ta hãy cùng nhìn lại những hình ảnh có các hoạt động có lợi cho sức khoẻ mà các em đã lựa chọn. GV đưa đủ 6 bức tranh cho học sinh quan sát và chốt: (6 tranh ra 1 lần) Chốt: Tham gia các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi hợp lý để có sức khoẻ và học tập tốt hơn. (Y/c HS nhắc lại) -> Đây chính là nội dung thứ hai trong bài học mà chúng ta cần ghi nhớ. Bây giờ chúng ta hãy cùng thư giãn một chút nhé. Chúng ta cùng vào thăm một khu vườn cổ tích. Mời các em cùng hướng lên màn hình. Đưa clip ảnh khu vườn. Khu vườn thật đẹp. Có cả một ngôi trường mang tên trường học Ngụ Ngôn với thày giáo Mèo, bạn Gà Con, bạn Cún Lu Lu và nhiều bạn khác nữa. Các em có muốn nhìn lại hình ảnh thày giáo Mèo và các bạn học sinh trường Ngụ Ngôn không? - Ai đây? (Cả lớp đồng thanh trả lời...)............ - Đây là ai nữa..... - Một hình ảnh quen thuộc Các em biết không? Thày giáo Mèo, Gà Con và Cún Lu Lu biết hôm nay lớp mình học bài TNXH: Hoạt động và nghỉ ngơi nên đã đem đến cho chúng ta những câu hỏi rất thú vị đấy. - Ai muốn trả lời câu hỏi đầu tiên nào? - Em muốn trả lời câu hỏi của ai? Gv lần lượt mở từng câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời: C 1: Khi ngồi học hoặc đi lại, em cần chú ý điều gì? C2: Giờ ra chơi, có một bạn cùng lớp trèo lên cây bàng hái quả. Em sẽ nói gì với bạn? C3: Kể tên một số hoạt động có lợi cho sức khỏe? Câu trả lời của các em vừa rồi cũng chính là nội dung bài học hôm nay các em cần ghi nhớ. Ai có thể nhắc lại? Đúng rồi. Cần ngồi học, đi lại đúng tư thế và tham gia các hoạt động vui chơi nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khoẻ chính là nội dung bài học của các em hôm nay. Các em hãy ghi nhớ bài học hôm nay để thực hiện việc ngồi học, đi lại đúng tư thế và tham gia tham gia thật nhiều hoạt động và nghỉ ngơi bổ ích để tăng cường sức khoẻ. Đừng bắt chước cậu bé trong câu chuyện cô đã kể đầu tiết học để rồi phải nhận những hậu quả khôn lường. Chúng ta cùng chúc cho cậu bé đó sớm bình phục đôi chân để giấc mơ đẹp của cậu sớm thành hiện thực. Như cô đã hứa: 3 bạn trả lời đúng 3 câu hỏi vừa rồi sẽ được lên tham gia một trò chơi vận động. Mời 3 học sinh lên. Mỗi bạn sẽ được mời một bạn ở dưới lớp lên tham gia cùng - Và trò chơi mang tên: "Nhịp sống sôi động". - Luật chơi thế này: + Cô sẽ mở một bản nhạc rất sôi động. + Các bạn tham gia chơi sẽ nhảy múa tự do theo điệu nhạc đó. (với điều kiện điệu nhảy của các bạn phải thật sôi động, nét mặt phải vui tươi và hoà theo điệu nhạc) + Khi nhạc dừng, các bạn cũng phải ngay lập tức dừng nhảy và giữ nguyên nét mặt, tư thế, động tác tại thời điểm đó trong vòng ít nhất 10 giây. ( Nếu ai phạm luật sẽ không được chơi trong phần tiếp theo nữa). + Người cuối cùng còn lại sẽ được tặng danh hiệu "Vũ công cừ khôi" và một phần quà rất bất ngờ. 1. Cho 6 học sinh chơi "Nhịp sống sôi động" (cả lớp làm giám khảo) - Tổ chức cho học sinh chơi. - Trao danh hiệu "Vũ công cừ khôi" và phần thưởng cho học sinh 2. Cho cả lớp tham gia trò chơi (3 lần) "Nhịp sống sôi động" => Đây cũng là một trò chơi vận động rất có lợi cho sức khoẻ và tinh thần của chúng ta. Các em có thể chơi trò này cùng trong bạn bè và người thân trong gia đình vào những lúc cần thư giãn đấy. Giờ học đến đây là kết thúc rồi. Các em nhớ lời cô để cùng thực hiện tốt bài học hôm nay nhé! Trước khi chia tay các em cô muốn tất cả lớp chúng mìnhcùng hát một bài hát mới theo điệu Xoè hoa nhé. Tình tang tính tang đôi tay múa hoà câu ca Chim líu lo ca vang bầu trời Ta sẽ cùng nhảy dây đá cầu Cho thắm tươi tình bạn gần xa Bạn ơi tới đây đi bơi nhé rồi chạy thi Cho chúng ta sức khoẻ dồi dào Đi tắm biển cùng vui nô đùa Trong nắng tươi chan hoà tình thân. Bắt đầu từ 6 tuổi là các em được đến trường học tập và rèn luyện. Song cũng từ 6 tuổi cơ thể các em cũng phát triển từng ngày đặc biệt là bộ xương. Vì vậy để có sức khỏe tốt và một cơ thể cân đối chúng ta cần ngồi học và đi lại đúng cách.
File đính kèm:
- giao_an_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_khoi_1_bai_9_hoat_dong_va_ngh.doc