Giáo án Ngữ văn 12 - Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm (tiết 2)

* Đất Nước do Nhân dân tạo nên (phát hiện về Đất Nước trên phương diện địa lí):

Các địa danh trên khắp mọi miền đất nước

- Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái.

- Ao đầm gót ngựa Thánh Gióng để lại.

- Đất Tổ Hùng Vương.

- Núi Bút, non Nghiên.

- Vịnh Hạ Long, những dòng sông xanh thẳm.

- Tên những địa phương ở miền Nam.

Gắn với tính cách, phẩm chất và số phận của Nhân dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn 12 - Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GỢI DẪN, CÂU HỎI, LỜI BÌNH
ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm
(Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
A. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
B. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
2. Bố cục: 2 phần.
3. Phân tích:
a. Cảm nhận về Đất Nước trên nhiều phương diện:
b. Tư tưởng cốt lõi về Đất Nước và những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về Đất Nước trên nhiều phương diện:
GV gợi dẫn: Phần sau của đoạn thơ tập trung làm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện và mới của tác giả về địa lí lịch sử và văn hoá của đất nước.
* Đất Nước do Nhân dân tạo nên (phát hiện về Đất Nước trên phương diện địa lí):
GV hỏi: Tác giả đã cảm nhận đất nước qua những địa danh, thắng cảnh nào?
Hướng dẫn tìm hiểu bằng trình chiếu sơ đồ.
Các địa danh trên khắp mọi miền đất nước
- Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái.
- Ao đầm gót ngựa Thánh Gióng để lại.
- Đất Tổ Hùng Vương.
- Núi Bút, non Nghiên.
- Vịnh Hạ Long, những dòng sông xanh thẳm.
- Tên những địa phương ở miền Nam.
GV hỏi: Những địa danh ấy gắn với cái gì? Của ai?
Gắn với tính cách, phẩm chất và số phận của Nhân dân.
GV hỏi: Đó là những phẩm chất và số phận thế nào?
- Tình nghĩa thủy chung, thắm thiết.
- Lòng yêu nước và sức mạnh bất khuất.
- Hướng về cội nguồn thiêng liêng.
- Truyền thống hiếu học.
- Sự hóa thân, hiến dâng cho Đất Nước.
GV hỏi: Đó là phát hiện mới của tác giả về Đất Nước trên phương diện nào?
Đó là những phát hiện mới và sâu của tác giả về Đất Nước trên phương diện địa lí.
* Đất nước do Nhân dân bảo vệ (phát hiện trên phương diện lịch sử):
GV dẫn dắt: Thông thường khi nói về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước, các sử sách thường nói nhiều, nhấn mạnh đến các triều đại, tới chiến công của những vị vua, vị tướng. Nhưng trong đoạn thơ này của bài Đất Nước lại khác.
GV hỏi: Đối tượng mà tác giả nhắc đến là ai? Họ là những con người như thế nào?
Củng cố bằng câu hỏi tự luận.
Đối tượng tác giả nhắc đến là Nhân dân:
- Số lượng: “người người lớp lớp” -> rất đông đảo.
- Giới tính: “con trai con gái” 
+ Con trai: ra trận.
+ Con gái: “nuôi cái cùng con”, “đàn bà cũng đánh”.
-> không phân biệt nam nữ, ai cũng có công bảo vệ Đất Nước.
- Danh tính:
+ Những người anh hùng hữu danh: nhiều người nhớ.
+ Bao anh hùng vô danh, sống giản dị, chết bình tâm: “không ai nhớ mặt đặt tên”.
=> Tất cả họ đều âm thầm cống hiến và hi sinh để bảo vệ Đất Nước qua bốn nghìn năm lịch sử.
GV hỏi: Đó là phát hiện mới của tác giả về Đất Nước trên phương diện nào?
Đó là những phát hiện mới và sâu của tác giả về Đất Nước trên phương diện lịch sử.
* Đất Nước do Nhân dân giữ gìn và phát triển (phát hiện Đất Nước trên phương diện văn hóa):
GV gợi dẫn: Phần cuối của đoạn trích “Đất Nước” tác giả Nguyễn Khoa Điềm lại có những phát hiện rất mới mẻ và sâu sắc về Đất Nước qua trên phương diện văn hóa. Đó là công lao giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hóa Đất Nước của Nhân dân.
GV hỏi: Vậy những câu thơ đó cho chúng ta thấy những truyền thống văn hóa nào của dân tộc ta?
- Nhân dân giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của Đất Nước:
+ Giữ và truyền hạt lúa -> Giữ gìn phát triển nền văn minh lúa nước.
+ Truyền lửa -> Biểu tượng của văn minh loài người.
+ Truyền giọng điệu -> Giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
+ Gánh theo tên làng, tên xã -> Giữ và truyền truyền thống quê hương.
+ Đắp đập be bờ -> Giữ và truyền thành quả lao động.
+ Chống ngoại xâm, đánh nội thù -> Giữ và truyền truyền thống yêu nước.
=> Vì vậy “Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân – Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
GV hỏi: Khi nói về truyền thống của Nhân dân tác giả đã chọn những yếu tố văn học dân gian nào để làm sáng tỏ? Đó là những truyền thống gì?
Gợi dẫn bằng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi.
- Tác giả chọn ba dẫn chứng có yếu tố văn học dân gian để nói về truyền thống của nhân dân: 
+ “Yêu em từ thuở trong nôi” -> Say đắm trong tình yêu. 
 + “Biết quý công...” -> Biết quý trọng tình nghĩa.
 + Biết trồng tre ... -> Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu.
- Niềm tin của tác giả về vẻ đẹp trăm màu của Đất Nước mãi chảy từ truyền thống đến tương lai.
GV chia lớp làm hai nhóm:
+ Nhóm 1: Nội dung.
+ Nhóm 2: Nghệ thuật.
GV tổng kết bằng trình chiếu.
4. Tổng kết:
a. Nội dung:
- Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về Đất Nước.
- Phát hiện mới mẻ của tác giả về Đất Nước để từ đó nói lên tư tưởng cốt lõi: Đất Nước của Nhân dân.
b. Nghệ thuật:
- Hình thức biểu đạt giàu suy tư.
- Giọng thơ trữ tình sâu lắng thiết tha.
- Sử dụng sáng tạo và nhuần nhị các yếu tố của văn học dân gian.
c. Ghi nhớ: 
Luyện tập, củng cố:
Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau:
Ô CHỮ CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
HÀNG NGANG:
Câu 1: (5 chữ cái) Trong đoạn trích “Đất nước”, Nhân dân được coi là những người anh hùng gì?
VÔ DANH
Câu 2: (4 chữ cái) Tên một nhân vật truyền thuyết được nhắc đến trong đoạn trích “Đất nước”?
ÂU CƠ
Câu 3: (6 chữ cái) Một phong tục của người Việt Nam được nhắc đến trong đoạn trích “Đất nước”?
ĂN TRẦU
Câu 4: (3 chữ cái) Một thao tác lao động để làm ra hạt gạo có trong đoạn trích “Đất nước”?
GIÃ
Câu 5: (6 chữ cái) Hành động nào của người Việt thể hiện việc tưởng nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã được tác giả nhắc đến trong đoạn trích “Đất nước”?
CÚI ĐẦU
Câu 6: (5 chữ cái) Những câu thơ “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi – Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội – Biết trồng tre đợi ngày thành gậy – Đi trả thù mà không sợ dài lâu” được tác giả sáng tạo từ thể loại văn học nào?
CA DAO
Câu 7: (7 chữ cái) Một ngọn núi được hóa thân từ tình nghĩa vợ chồng thắm thiết, thủy chung?
VỌNG PHU
HÀNG DỌC
Yếu tố văn hóa mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mượn chất liệu để sáng tạo nên đoạn trích “Đất nước”?
DÂN GIAN

File đính kèm:

  • docĐẤT NƯỚC.doc
  • png1190254960.nv.PNG
  • jpeg11295581830_ac7c15b70b.jpeg
  • docGHI BẢNG.doc
  • pngnhathoNguyenkhoadiem.PNG
  • jpeguntitled.jpeg