Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 5: Thánh gióng (T1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Mai

II. Chuẩn bị:

1. GV: Tranh truyện, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng.

2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

 1. Ổn định tổ chức

 2.Bài cũ: - GV kiểm tra sách,vở của học sinh

 - Hướng dẫn HS trong học môn Ngữ Văn.

3. Bài mới:

Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt LS văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ người VN. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy? Hi vọng rằng bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 5: Thánh gióng (T1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Mai, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Ngày soạn: 08/09/2019
 Tiết 5: 	
 THÁNH GIÓNG (T1)
 ( Truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 1.Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
 - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
 - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
 - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
 - Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước.
*. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: 
 - Chủ đề: yêu nước, tự hào dân tộc
 - Mức độ: liên hệ 
 - Nội dung: Quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ tổ quốc
II. Chuẩn bị:	
1. GV: Tranh truyện, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng.
2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
 1. Ổn định tổ chức
 2.Bài cũ: - GV kiểm tra sách,vở của học sinh
	 - Hướng dẫn HS trong học môn Ngữ Văn. 
3. Bài mới:
Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt LS văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ người VN. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy? Hi vọng rằng bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV gọi HS đọc chú thích 
? Truyện truyền thuyết là gì?
Gv giới thiệu một số truyện truyền thuyết các em sẽ được học: Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giày, Sơn Tinh, Thủy Tinh. 
GV lưu ý HS tính truyền miệng, nhân vật và sự kiện lịch sử yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết Hùng Vương, nhân vật trung tâm là người anh hùng giữ nước. 
- HS đọc thầm các chú thích có trong SGK
- GV hỏi nội dung một số chú thích 
- Gv hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu.
- GV gọi HS đọc tiếp
? Em hãy chỉ ra bố cục của truyện và nêu nội dung của từng phần?
- HS: Trả lời.
? Em hãy nêu lần lượt các sự việc chính 
- HS nêu sự việc. 
- GV nhấn mạnh việc tóm tắt phải dựa vào sự việc chính đó.
- GV tóm tắt:
? Truyện kể về ai?
? Theo dõi văn bản ta thấy có những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng?
? Em có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng?
? Theo em vì sao khi kể về nguồn gốc của vị anh hựng của dân tộc, tác giả dân gian lại kể với những chi tiết kì lạ như vậy?
? Ra đời kì lạ nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ và phúc đức, em cú suy nghĩ gì về cách giải thích nguồn gốc đó?
? Gióng cất tiếng nói đầu tiên trong hoàn cảnh nào? 
? Thánh Gióng đó nói gì với sứ giả?
? Chi tiết đó là chi tiết như thế nào? Thể hiện mong muốn gì của Gióng? 
? Câu nói đầu tiên ấy có ý nghĩa gì
? Theo em Gióng là hình ảnh của ai?
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Khái niệm truyện truyền thuyết:
- Là loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Truyện có yếu tố tượng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật và sự việc được nói đến.
2. Từ khó:
- Thánh Gióng
- Sứ giả
- Tráng sĩ
- Trượng
- Phù Đổng Thiên Vương
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 1. Đọc văn bản:
 2. Bố cục và tóm tắt văn bản
 * Bố cục:
Đ1: Từ đầu đến “Đặt đâu nằm đấy”
Sự ra đời của Thỏnh Giúng
Đ2: Tiếp theo đến “Cứu nước”
Thánh Gióng đũi đi đánh giặc
Đ3: Tiếp đến “... bay lên trời”
Thánh Gióng đánh tan giặc
Đ4: Còn lại: Lòng biết ơn của nhân dân
*. Tóm tắt:
+ Đời Hùng Vương thứ sáu cú 2 ông bà phúc đức sinh được 1 cậu con trai lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười. Giặc Ân xâm phạm đất nước vua sai tìm người tài giỏi cứu nước , cậu bé xin đi đánh giặc.
+ Cậu bé lớn nhanh như thổi, dân làng vui mừng góp gạo nuôi cậu bé.
+ Cậu bé lớn trở thành tráng sĩ, phi ngựa ra trận giết giặc.
+ Tráng sĩ đánh tan giặc, bay về trời, vua nhớ công ơn lập đền thờ.
3. Phân tớch:
Thánh Gióng- một anh hựng lịch sử của dõn tộc.
Sự ra đời của Gióng:
Bà mẹ ướm thử vết chân và thụ thai
Mẹ mang thai 12 tháng mới sinh
Lên ba vẫn không biết nói, cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy
Nhận xét: Phi thường, kì lạ
=> Trong quan niệm dân gian, đó là bậc anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra.
=> Gióng là người anh hùng của nhân dân. Kì lạ phi thường nhưng rất đỗi gần gũi với mọi người.
b. Lời nói đầu tiên:
- Giặc Ân sang xâm lược, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước.
“ Ông về tâu với vua....”
- Kì lạ, Giống muốn được đi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc trong hình tượng Thánh Gióng. ý thức ấy tạo nên những hành động, khả năng thần kỳ khác thường
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Sẵn sàng ra trận đầu tiên để cứu nước dù lúc bình thường sống âm thầm lặng lẽ
3. Cúng cố : Tóm tắt lại truyện Thanh Gióng? Nêu những chi tiết hoang đường kì lạ ở phần truyện mà em đó học?
4. Hướng dẫn học ở nhà :- Xem lại nội dung bài học.
	- Đọc lại truyện Thánh Gióng, tìm hiểu nội dung của hai phần còn lại.
	- Sưu tầm một tỏc phẩm nghệ thuật hoặc vẽ tranh về hình tượng Thanh Gióng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_5_thanh_giong_t1_nam_hoc_2019_202.docx