Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 67+ 68: Kiểm tra học kì I
Câu 1: (3 điểm)
a, Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1?
b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
Câu 2: (2 điểm)
Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh )
a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên.
b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó.
Tiết 67+ 68 KIỂM TRA HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong học kì I theo ba nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Thu thập thông tin để điều chỉnh phương pháp dạy họ B. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài trong 90 phút. C. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Mức độ thấp Mức độ cao 1. Văn học - Truyện dân gian - Nhớ được tên các truyện dân gian đã học - Phân biệt giữa các thể loại truyện dân gian đã học. Số câu:1 3 điểm = 30% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :1/2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1/2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% 2. Tiếng Việt - Cụm danh từ. - Nhận biết được cụm danh từ - Hiểu mô hình cấu tạo của cụm danh từ. Số câu:1 2 điểm điểm=20% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1/2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% 3. Tập làm văn. - Văn tự sự. - Biết viết bài văn kể chuyện về người thân. Số câu:1 5 điểm=50% Số câu: 0 Số điểm:0 Tỉ lệ: 0% Số câu: 0 Số điểm:0 Tỉ lệ: 0% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ: 0% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu : 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ: 0% Số câu:1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu:3 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Mã đề 01 Đề bài Câu 1: (3 điểm) a, Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng". (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3 : (5 điểm) Kể về một người thân trong gia đình. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 1 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a, Các truyện truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: - Con Rồng, cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. b, So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. *Giống nhau : - Đều có những yếu tố hoang đường ,kì ảo. - Đều có mô típ giống nhau : nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính. *Khác nhau : Truyền thuyết Cổ tích - Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Cổ tích kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định ( người mồ côi, người có tài năng kì lạ). - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lí xã hội. 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 2 a, Xác định cụm danh từ: - một người chồng thật xứng đáng. b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Phần trước Phần trung tâm Phần sau một người chồng thật xứng đáng 1 điểm 1 điểm Câu 3 A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. - Nội dung: Kể về một người thân của em ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 2. Thân bài: - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. - Tình cảm của em giành cho người thân đó. * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm 1 điểm Đề bài Câu 1 : (3 điểm) a, Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: " Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ". (Thạch Sanh ) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3 : (5 điểm) Kể về một người thân trong gia đình. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 2 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a, Các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: - Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. b, So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười. * Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. * Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta 1 bài học nào đó trong cuộc sống. - Mục đích của truyện cười là mua vui hoặc phê phán, chế giễu những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười trong cuộc sống. 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 2 a, Xác định cụm danh từ: - một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Phần trước Phần trung tâm Phần sau một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. 1 điểm 1 điểm Câu 3 A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. - Nội dung: Kể về một người thân của em ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, ..). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 2. Thân bài: - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. - Tình cảm của em giành cho người thân đó. * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm 1 điểm GV quán triệt HS nghiêm túc làm bài. Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_67_68_kiem_tra_hoc_ki_i.doc