Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 90: Tập làm văn Phương pháp tả người - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Mai

HĐ1: Tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.

- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn 1, 2

- HS đọc 2 đoạn văn

? Hai đoạn văn có điểm gì chung?

- HS: đều tả người

? Đoạn 1 tả ai?

? Dượng Hương Thư có đặc điểm gì nổi bật? đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

? Đoạn văn 2 tả ai?

? Cai Tứ được tả như thế nào?

? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?

? Trong 2 đoạn văn, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung, đoạn nào tả người gắn với công việc?

? Cách lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn khác nhau hay giống nhau? căn cứ vào đâu em nhận ra sự giống nhau hay khác nhau đó?

- HS: căn cứ vào cách dùng từ ngữ, hình ảnh của mỗi đoạn

 

docx3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 90: Tập làm văn Phương pháp tả người - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Mai, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Ngày soạn: 17/5 / 2020
 Tiết 90: Tập làm văn
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: - Cách làm bài văn tả người.
 - Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
 2. Kĩ năng: - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
	 - Trình bày những điều đã quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
	 - Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
	 - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể.
 3. Thái độ: - HS biết lựa chọn những chi tiết cần thiết vào bài văn tả người.
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: - Sách tham khảo về văn miêu tả. 
 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài..
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Phương pháp làm bài văn tả cảnh?
	 - Bố cục và hình thức một bài văn tả cảnh?
 2.Bài mới::
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn 1, 2
- HS đọc 2 đoạn văn
? Hai đoạn văn có điểm gì chung?
- HS: đều tả người
? Đoạn 1 tả ai?
? Dượng Hương Thư có đặc điểm gì nổi bật? đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
? Đoạn văn 2 tả ai?
? Cai Tứ được tả như thế nào?
? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
? Trong 2 đoạn văn, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung, đoạn nào tả người gắn với công việc?
? Cách lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn khác nhau hay giống nhau? căn cứ vào đâu em nhận ra sự giống nhau hay khác nhau đó?
- HS: căn cứ vào cách dùng từ ngữ, hình ảnh của mỗi đoạn
? Để miêu tả ngoại hình, động tác của Dượng Hương Thư, tác giả chọn mấy hình ảnh, mấy chi tiết? các chi tiết, hình ảnh đó có chọn lọc và tiêu biểu không?
- HS: chọn 1 hình ảnh, một chi tiết - tiêu biểu, gợi tả cao 
? Các từ: cắn, bạnh, nảy, ghì thuộc từ loại nào? tác giả dùng từ loại này có phù hợp không?
? Đoạn văn 2 tác giả đó đặc tả những nét gì trên khuôn mặt nhân vật? Tả như vậy là khái quát hay chi tiết?
? Từ loại nào được dùng nhiều trong đoạn văn 2?
? Qua việc dùng từ ngữ của tác giả, em hình dung Cai Tứ là người ntn?
- HS: Gian giảo, không phải người tốt
- GV đọc đoạn văn 2 có sự đảo lộn chi tiết
? Đảo thứ tự các chi tiết trong đoạn có được không? vì sao?
- HS đọc đoạn 3
? Đoạn văn tả ai?
? Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
? Từ ngữ nào cho thấy đặc điểm đó? 
? Để giúp người đọc hình dung rõ trận đấu, tác giả đã dùng những phương thức biểu đạt nào?
? Hãy chỉ ra nội dung chính của mỗi phần trong đoạn.
? Nếu phải đặt tên cho bài em sẽ đặt tên là gì?
? Qua tìm hiểu 3 đoạn văn, em cho biết muốn làn bài văn tả người cần chú ý những gì?
? Bố cục bài văn tả người như thế nào?
- 2 HS đọc ghi nhớ (SGK - T.61)
- GV lưu ý học sinh cách tả người về chân dung và tả người về hoạt động. 
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV: Chia học sinh ra 3 nhóm. Thực hiện yêu cầu bài tập 1
 + Nhóm 1: Tìm chi tiết để tả em bé 4 - 5 tuổi.
 + Nhóm 2: Tìm chi tiết để tả một cụ già cao tuổi.
 + Nhóm 3: Tìm chi tiết để tả cô giáo đang say sưa giảng trên lớp
-> Đại diện các nhóm trình bày 
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu học sinh lập dàn bài theo yêu cầu trên
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV gọi HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
 1. Bài tập: 
a, Tả Dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác => miêu tả nhân vật kết hợp với hành động => Tả chân dung
b, Tả Cai Tứ - Người đàn ông gian hung => Tả chân dung.
c, Tả 2 đô vật tài mạnh:
Quắm Đen và ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô => Sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ, tính từ.
* Đoạn văn c gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh gồm 3 phần:
- Mở bài: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
- Thân bài: Diễn biến keo vật (gồm 3 đoạn văn ngắn) 
- Kết đoạn: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ 
* Nhan đề: Keo vật thách đấu, con ếch ộp ôm cột sắt 
2. Ghi nhớ: sgk
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1:
- Em bé: Nước da trắng mịn, mắt đen lóng lánh, môi đỏ như son, hay cười toe toét, răng sún, chân tay mũm mĩm 
- Cụ già: Da nhăn nheo, nhưng hồng hào, cặp mắt tinh anh, tóc bạc như mây trắng, giọng nói trầm ấm
- Cô giáo say mê giảng bài trên lớp: Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật, đôi mắt lấp lánh niềm vui, cử chỉ ân cần, giọng nói truyền cảm
Bài tập 3: Những từ, ngữ có thể thêm vào chỗ ()
	+ Đỏ như: Tôm (cua) luộc, mặt trời, người say rượu 
	+ Trông không khác gì: Võ Tòng, con gấu lớn, hộ pháp

3. Củng cố. 
- Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bố cục bài văn tả người 
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài, nắm chắc phương pháp viết bài văn tả người
- Làm hoàn chỉnh bài tập 2 (T.62)
- Đọc và soạn bài : Đêm nay Bác không ngủ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_90_tap_lam_van_phuong_phap_ta_ngu.docx