Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 25: Chiếc lá cuối cùng
GV: Bên cạnh những ánh hào quang, sự giàu có, phồn hoa thì một bộ phận không nhỏ người dân Mĩ phải sống trong điều kiện thiếu thốn, nghèo khổ. Điều này đã được O hen –ri phản ánh trong truyện ngắn này.
Gv chiếu hình ảnh cây thường xuân
? Hãy gọi tên loài cây này? Em hiểu gì về nó?
? “Chuyến đi xa xôi bí ẩn”ý nói điều gì?
GV: Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khái quát nhất về tác giả, tác phẩm, bây giờ mời các em vào phần đọc , hiểu văn bản
? Hãy tóm tắt văn bản?
? Theo em. văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Hãy cho biết cảnh ngộ của Giôn-xi?
TIẾT 25 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Trích) O HEN-RI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O-Hen-RI 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm. - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 3. Thái độ: - Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ đối với những người nghèo khổ. * Tích hợp KNS: Kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, cảm thông chia sẻ và xác định giá trị của bản thân B. CHUẨN BỊ. GV: Máy chiếu Tham khảo các tài liệu, các bài dạy trực tuyến HS: Tìm đọc các bài viết liên quan đến văn bản C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. Bài cũ: Học xong truyện “Cô bé bán diêm”, em có suy nghĩ gì ? 3. Bài mới. Tấm lòng của An-đec-xen là rất đáng quý, đáng trân trọng bởi như Mac-xim Goc-ki đã nói: “Nơi lạnh giá nhất trên trái đất này không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Qua đúng như vậy, khi cuộc sống chúng ta có đủ tình thương thì chắc chắn mọi buồn đau, bất hạnh sẽ bị đẩy lùi. Tình thương sẽ như liều thuốc cứu sinh cho những ai đang bên bờ vực thẳm. Và văn bản chúng ta học hôm nay cũng mang một ý nghĩa nhân văn như thế. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 ? Em hiểu gì về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn O Hen-ri? - HS trình bày trên máy ? Nhận xét phần trình bày của bạn? ? Những đặc điểm trên làm em liên tưởng đến nhà văn Việt Nam nào mà chúng ta đã học? - Nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố GV chiếu chuẩn xác kiến thức I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH 1. Tác giả: O Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn - Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ. * Tác phẩm chính: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lanh thang, Qùa tặng của các đạo sĩ, Khi người ta yêu. ? Đoạn trích nằm ở ví trí nào của văn bản? ? Văn bản thuộc thể loại gì? ?Em hiểu gì về nền kinh tế nước Mĩ cuối thế kỉ 19 đầu tk 20? Gv chiếu hình ảnh nước Mĩ GV: Bên cạnh những ánh hào quang, sự giàu có, phồn hoa thì một bộ phận không nhỏ người dân Mĩ phải sống trong điều kiện thiếu thốn, nghèo khổ. Điều này đã được O hen –ri phản ánh trong truyện ngắn này. Gv chiếu hình ảnh cây thường xuân ? Hãy gọi tên loài cây này? Em hiểu gì về nó? ? “Chuyến đi xa xôi bí ẩn”ý nói điều gì? GV: Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khái quát nhất về tác giả, tác phẩm, bây giờ mời các em vào phần đọc , hiểu văn bản ? Hãy tóm tắt văn bản? ? Theo em. văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần? ? Hãy cho biết cảnh ngộ của Giôn-xi? ? Em có nhận xét gì về cảnh ngộ của G-X? ? Trước cảnh ngộ đó, tâm trạng của Giôn-xi ra sao? HS treo và bình tranh ? Vậy qua đây, hãy cho biết tâm trạng của G-X lúc này như thế nào? GV: Câu nói: Hôm nay nó sẽ rụng và cùng lúc đó thì em sẽ chết. Đây quả là sự tuyệt vọng lớn nhất của con người. Thử nghĩ xem, 1 người chỉ sống để chờ đợi cái chết thì cuộc đời họ còn có ý nghĩa gì nữa không? Chiếu: Tất nhiên là không như nhà văn O Hen –ri đã nói: Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. ? Em hiểu ntn về câu nói này? Nghĩa là G –X đang vô cùng tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết GV: Từ “sẵn sàng” phản ánh đúng nhất tâm trạng của G – X lúc này. Và tâm trạng đó khiến chúng ta bất bình: Cớ làm sao phải như vậy? Căn bệnh sưng phổi hoàn toàn có thể chữa trị được mà G-X lại có thái độ như vậy thì làm sao cô vượt qua được bệnh tật. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng cô đã hoàn toàn mất hết niềm tin vào cuộc sống. GV chuyển ý: Trong tâm trạng chán nản, tuyệt vọng ấy, sáng hôm sau khi kéo mành lên thì điều bất ngờ nào đã đến với Giôn-xi ? Gv: mà tối hôm qua, gió ào ào, mưa đập mạnh, nghĩa là thiên nhiên rất dữ dội, khắc nghiệt. ? ở đây tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào khi nói về chiếc lá bé nhỏ, mong manh với thiên nhiên...? ? Sự hồi sinh của G-X thể hiện qua lời nói, cử chỉ nào? 2. Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng (1907) - Trích phần cuối của truyện ngắn cùng tên. - Đây là một truyện ngắn hay, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của O-hen-ry. - Thể loại: Truyện ngắn. 3. Từ khó - Thường xuân - Chuyến đi xa xôi bí ẩn II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. Đọc – Tóm tắt Bố cục: 3 phần. Tìm hiểu chi tiết a. Nhân vật Giôn-xi * Cảnh ngộ: + Họa sĩ nghèo + Mắc bệnh sưng phổi nặng -> Túng quẫn, bệnh tật, đáng thương. * Diễn biến tâm lý: - Chán nản, tuyệt vọng, không muốn sống Mất hết niềm tin vào cuộc sống. - Chiếc lá vẫn còn khắc nghiệt thiên nhiên NT: Đối lập, tương phản ->Niềm tin sống lại, G-X đã hồi sinh ? Qua đó thể hiện được tâm trạng gì của Giôn-xi? GV: Ban đầu G-X sợ hãi cả sự sống còn bây giờ cô sợ chết mà sợ chết thì chính là người ta muốn sống, khát khao được sống. ? Qua đây, em rút ra bài học gì cho bản thân nếu lỡ không may em gặp phải bất hạnh, khó khăn trong cuộc đời? - Phải có một nghị lực, có niềm tin vào chính bản thân mình để quyết tâm chiến thắng bệnh tật, chiến thắng khó khăn. Vì xung quang ta còn có tình thương yêu giúp đỡ của bạn bè, của mọi người. + Nhìn lá hồi lâu-> suy ngẫm, so sánh + Nhận mình “con bé hư”->nhận lỗi + Muốn chết là một tội-> thức tỉnh +Xin cháo, sữa, rượu-> nhen nhóm sự sống + Vẽ vịnh Na-plơ -> Nhen nhóm ước mơ Phải có nghị lực, niềm tin 4. Củng cố: Nghe bài hát: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: - Cần tóm tắt được văn bản - Nắm được diễn biến tâm trạng của Giôn-Xi - Soạn tiếp t2 + Nhân vật Xiu (về hành động, tấm lòng đối với Giôn-xi) + Nhân vật cụ Bơ-men (cảnh ngộ, hành động thầm lặng giúp Giôn-xi, Bức tranh kiệt tác) + Phân tích nghệ thuật đảo ngược tình huống của truyện
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_25_chiec_la_cuoi_cung.docx