Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121 đến 130

+ 1954 – 1964: Bếp lửa, Con cò

+ 1964 – 1975: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

+ Sau 1975: Nói với con

- Nội dung:

+ Cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945, những quan hệ tốt đẹp của con người.

+ Tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người:Tình cảm mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tinh cảm chung rộng lớn.

 

docx14 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121 đến 130, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 9
* Lưu ý: - Học sinh chép bài đầy đủ vào vở học ở lớp.
 - Phần bài tập, làm ở SGK
 - Phần câu hỏi ôn tập, làm vào vở bài tập ( phụ đạo)
Tuần 26 ( 2/03/2020 – 7/03/2020)
Tiết 121, 122 – Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (LÀM Ở NHÀ)
I. Ôn tập phần lý thuyết
 1. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm.
2. Những nhận xét đánh giá về tác phẩm phải xuất phát từ cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật cũng như nghệ thuật của tác phẩm được người viết phát hiện, khái quát.
3. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm phải rõ ràng, có lập luận, dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục.
4. Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện phải có bố cục rõ ràng.
II. Luyện tập
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu đề: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
- Vấn đề nghị luận: Nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Hình thức nghị luận: Nêu cảm nhận về đoạn trích.
2. Tìm ý 
a. Nhân vật bé Thu
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu: Không nhận ông Sáu là ba: Nghe gọi, con béthét lên má! má! 
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo: Trong bữa cơm ...
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi chia tay: Tình cha con cảm động: Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con mới trỗi dậy.
b. Nhân vật ông Sáu
- Trong đợt nghỉ phép.
+ Đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
+ Kiên nhẫn cảm hoá đứa con để nó nhận cha...
+ Phút chia tay cảm thấy bất lực và buồn.
+ Khi đứa con thét tiếng ba thì cảm thấy hạnh phúc tột đỉnh.
- Khi ở chiến khu:
+ Say sưa, tỉ mỉ làm chiếc lược ngà.
+ Trước lúc hi sinh ông trao lại cho người bạn.
3. Nhận xét, đánh giá
- Nội dung: Ngợi ca tình ca con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện bất ngờ lô - gíc. Ngôn ngữ giản dị, giàu sắc thái Nam Bộ.
Tiết 123 – Văn bản HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ
	(Chế Lan Viên)
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Tác giả:
- Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ VN thế kỉ XX.
2. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
- Sáng tác năm 1962 in trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão”(1967)
b/ Thể thơ: Tự do
c/ Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + với tự sự và miêu tả.
d/ Bố cục: 3 phần
Đ1: Hình ảnh cò qua những lời ru với tuổi thơ
Đ2: Hình ảnh cò gần gũi cùng con suốt chặng đường.
Đ3: Hình ảnh cò gợi suy ngẫm về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đời với cuộc đời mỗi người.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh Cò và ý nghĩa biểu trưng của nó.
- Cò trong lời ca dao hát ru.
+ Con Cò bay la -> cò vất vả trong hành trình cuộc đời trên bình yên thong thả cuả c/sống xưa.
+ Con cò đi ăn đêm -> Cò lặn lội kiếm sống
=> Cò tượng trưng cho người phụ nữ nhọc nhằn lam lũ.
-> Lời ru bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc cho em bé.
=> Em bé đón nhận cò trong lời ru thật mơ mộng (êm ái vô tư như tuổi thơ em vậy)
-> NT điệp ngữ -> âm hưởng ngân nga,dịu dàng của tình mẹ luôn yêu thương che chở và bồi đắp lòng nhân ái cho con.
-> Mang điệu hồn d/tộc và nhân dân
2. Hình ảnh Cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người.
a. Khi con trong nôi:
- Cò vào trong tổ
- Cánh của cò 2 đứa đắp chung đôi
- Con ngủ thì cò cũng ngủ
-> Cò hóa thân trong người mẹ chở che, lo lắng cho từng giấc ngủ.
b. Khi đi học:
- Con theo cò đi học.
- Cò chắp cánh những ước mơ cho con.
-> Cò là h/tượng người mẹ quan tâm chăm sóc, nâng bước con.
c. Khi con khôn lớn:
- Con làm thi sĩ: bởi tâm hồn con được Cò chắp cánh bao ước mơ, con viết tiếp h/ảnh cò trong những vần thơ cho con.
-> Cò là hiện thân của Mẹ bền bỉ, âm thầm nâng bước cho con suốt chặng đường đời.
3. Hình ảnh Cò gợi suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của mẹ và lời ru.
- Dù ở gần con
- Dù xa con....
- Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
-> Cò là h/tượng mẹ ở bên con suốt cuộc đời, lận đận và hi sinh quên mình vì tình yêu con.
=> Lòng mẹ luôn bên con, làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con.
- NT vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng mới lạ -> Lời ru biểu hiện cao cả và đẹp đẽ của tình mẹ, tình đời rộng lớn dành cho mỗi con người
* Ghi nhớ/48,49
III. Luyện tập:
* Hai bài thơ:
- Gieo vào lòng người những tình cảm ấm áp của mẹ.
- Gợi cảm xúc được yêu thương che chở và hi vọng.
- Gợi niềm tin yêu vào những điều nhân ái của cuộc sống.
Tiết 124 – Văn bản: NÓI VỚI CON
 Y Phương
I. Đọc - hiểu chú thích:
1. Tác giả:
Y Phương (24/12/1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng
- Nhà thơ dân tộc Tày. 
- Phong cách thơ: chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, giàu hình ảnh, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tác phẩm chính: “Người hoa núi”, Lời chúc
2. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
- Năm 1980 trích từ thơ Việt Nam 1945-1985
b/ Thể thơ: Tự do 
c/ Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + tự sự và miêu tả
d/ Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu “đẹp nhất trên đời”-> Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương
+ Còn lại -> Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
II. Đọc – hiểu chú thích:
1. Cha nói với con về tình cảm cội nguồn:
* Tình cảm gia đình:
Chân phải  cha
Chân trái  mẹ
Một bước . tiếng nói
Hai bước tiếng cười
-> Hình ảnh giản dị, cụ thể, ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc: tình cảm gia đình ấm cúng
* Tình cảm quê hương:
“ Người .. ơi”
-> Lời thơ mộc mạc, mang tính địa phương, câu cảm thán: tình yêu đối với người đồng mình, mảnh đất quê mình
 Đan  cài ..
. ken .”
Rừng . hoa
Con đường .. tấm lòng”
-> Cách nói mộc mạc, mang tính địa phương ẩn dụ, động từ, điệp từ, nhân hóa: Người đồng mình cần cù, tài hoa, yêu đời, thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình
“Cha mẹ.trên đời”
-> Con người yêu thương nhau, trân trọng kỉ niệm đẹp.
=> Truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc
2. Nói với con về sức sống, truyền thống quê hương và mong ước của cha
“ Người đồng mình..con ơi
Cao..lớn”
-> Điệp ngữ, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng, đăng đối : tuy vất vả nhưng không ngừng hun đúc chí khí.
“ Dẫu..
Sốngkhông chê
Sống..không chê
Sống như.
Lên thác xuống ghềnh
Không lo.nhọc”
-> Điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ, thành ngữ: sống lam lũ mà khoáng đạt, mạnh mẽ, gắn bó với quê hương
=> Mong con sống nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương 
“ Người..thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé
Người..quê hương
.quê hương.tục”
-> Kết cấu đối lập, nối tiếp, điệp từ: Sống mộc mạc, chân chật nhưng tâm hồn cao đẹp, sức sống bền bỉ, giúp bản sắc văn hoá
=> Mong con tự hào và giữ gìn truyền thống quê hương.
“Con ơi
Lên đường
.
Nghe con”
-> Giọng điệu: Vừa thiết tha, trìu mến vừa nghiêm nghị, rắn rỏi: Mong con vững bước trên đường đời.
=> Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc miền núi, tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương, ý chí vươn lên trong cuộc sống 
 * Ghi nhớ/ 74
III. Luyện tập:
Phân tích 1 hình ảnh gây ấn tượng với em nhất
Gợi ý “Người ....đục đá
Tiết 125- Văn bản BẾN QUÊ 
( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
 Nguyễn Minh Châu
I. Đọc – hiểu chú thích :
1. Tác giả: sgk/100
2. Tác phẩm: 
a/ Xuất xứ:
In trong tập truyện cùng tên của NMC, xuất bản năm 1985.
b/ Thể loại: truyện ngắn
c/ PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
d/ Từ khó ( sgk/107)
II. Đọc - hiểu văn bản:
 Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
1. Cảm nhận về cảnh thiên nhiên:
- một buổi sáng đầu thu
- hoa bằng lăng: Thưa thớt, Nhợt nhạt, Sắp hết mùa, hoa trở nên đậm sắc hơn
- Sông Hồng: đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra
- vòm trời cao hơn
- bãi bồi màu vàng thau pha màu xanh non
=> Tính từ, so sánh: Cảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, trù phú và dạt dào sự sống.
2. Cảm nhận của Nhĩ về Liên:
- lần đầu tiên thấy Liên đang mặc tấm áo vá
- những ngón tay gầy guộc
- suốt đời.nín thinh
- Có hề.nhà này
-> nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ
3. Niềm khao khát của Nhĩ:
- Khao khát được đặt chân lên bói bồi bờn kia bến sụng
-> sự thức tỉnh có xen với niềm ân hận và nỗi xót xa về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống 
* Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai:
- nhờ con thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi phù sa màu mỡ. 
- Đứa con không hiểu được ước muốn của cha nên làm miễn cưỡng và bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn trên đường đi 
-> Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.
=> Miêu tả tâm lí tinh tế, hình ảnh giàu tính biểu tượng, xây dựng tình huống trần thuật theo dòng tâm trạng: suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời, thức tỉnh về sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/108
IV. Luyện tâp:
1/ Nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: sgk/108
2/ Nêu cảm nghĩ về đoạn văn sgk/108,109
 ÔN TẬP TUẦN 26 ( 2/03/2020 – 7/03/2020)
I. Mục tiêu
- Cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng con cò. Cảm nhận được tình yêu quê hương, niềm tự hào về dân tộc mình. Cảm nhận về ý nghĩa triết lí về cuộc đời, con người. 
- Biết cách nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 
II. Luyện tập
Câu 1. Tình cảm gì được thể hiện trong những bài thơ: Con cò, Nói với con, Bến quê?
Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. 
Tuần 27 ( 9/03/2020 – 14/03/2020)
Tiết 126 – Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 1.Ví dụ (SGK/77,78)
 2. Nhận xét:
 - Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
 - Các luận điểm:
+ LĐ1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu
+ LĐ2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ LĐ3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước ở trước.
=> Trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
=> Phân tích ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu -> nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bố cục: 3 phần:
+ MB (Đ1): Giới thiệu bài thơ
+ TB (Đ2,3,4): Trình bày những cảm nhận đánh giá về những đặc sắc về ND và NT của bài thơ qua hệ thống luận điểm.
+KB (Đ5): Kháí quát về gía trị của bài thơ
=>Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
* Ghi nhớ (SGK /78)
II. Luyện tập:
Nêu thêm các luận điểm khác về bài thơ:
- Luận điểm về "nhạc điệu của bài thơ" --> tính nhạc thể hiện ở nhịp điệu và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc (bằng chứng là nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc thành công bài thơ này, và cho đến nay ca khúc "Mùa xuân nho nhỏ" vẫn luôn được coi là một trong những ca khúc "sống mãi với thời gian".
- Luận điểm về "Bức tranh mùa xuân của bài thơ" -> yếu tố hội hoạ thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian, đối tượng...được miêu tả trong bài thơ, nó giúp cho người đọc có thể hình dung ra một cách cụ thể các đối tượng và kèm theo đó là những cảm xúc khi thì hưng phấn, lúc lại bâng khuâng rất phong phú, đa dạng.
Tiết 127, 128 – Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1.Ví dụ: 8 đề bài trong SGK/79,80
2. Nhận xét:
- Đề không kèm theo chỉ định:4, 7
- Đề có chỉ định cụ thể:1, 2, 3, 5, 6, 8
- So sánh các đề bài:
* Giống: Đều yêu cầu nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
* Khác:
+ “Phân tích” yêu cầu về phương pháp.
+ “Cảm nhận” yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
+ “Suy nghĩ” yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định đánh giá của người viết.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
*Đề bài: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận “Cảm xúc và ước nguyện cống hiến của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- Phương pháp nghị luận: phân tích
- Tư liệu chủ yếu: bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, tư liệu tham khảo thêm.
* Tìm ý:
+ Nội dung: tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến
+ Nghệ thuật: nhạc điệu trong sáng, hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, so sánh, ẩn dụ.
b. Lập dàn bài:
* Mở bài:
Giới thiệu bài thơ. Nêu nhận xét, đánh giá. 
* Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật.
* Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
c. Viết bài: 
d. Đọc bài viết và sửa chữa: 
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm:
VD:Văn bản: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời”
=> Cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng của người viết -> gắn với sự phân tích, bình giảng ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,.. của tác phẩm
* Ghi nhớ (SGK/83) 
III. Luyện tập:
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu” - Hữu Thỉnh
A. Mở bài: 
1. Giới thiệu: Đề tài mùa thu trong thi ca và "Sang thu" của Hữu Thỉnh. 
2. Nêu vấn đề: 
- Khổ 1: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hỡnh ảnh giầu sức biểu cảm.
 - Chép khổ thơ.
B. Thân bài: Suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1. 
1. Cảnh sang thu của đất trời:
1a. Nội dung: Tín hiệu thu sang nhẹ nhàng, mơ hồ.
1b. Nghệ thuật: 
- Hình ảnh: "hương ổi", gió, sương". 
- Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình".
2. Cảm xúc của nhà thơ: 
2a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm "bỗng, hình như“.
2b: Nội dung: Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng.
C. Kết bài: tổng hợp lại giá trị, ý nghĩa của khổ 1.
1- Nội dung: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.
2. Nghệ thuật: Cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Tiết 129: Văn bản: MÂY VÀ SÓNG
 Ta – go
I. Đọc - hiểu chú thích
 1.Tác giả: Ta - go (1861 -1941) (sgk/7,88)
2. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
In trong tập thơ Si - su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909
b/ Thể thơ: Tự do (Thơ văn xuôi)
c/ Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
d /Bố cục: 2phần
+ Đ1-> Cuộc trò chuyện của em bé với Mây và Mẹ
+ Đ2 -> Cuộc trò chuyện của em bé với Sóng và Mẹ
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Lời mời gọi của những người sông trên mây, trong sóng
*Mây mời: chơi từ khi thức dậy -> chiều tà
 + bình minh vàng
 + vầng trăng bạc
* Sóng mời: ca hát từ sáng sớm -> hoàng hôn, ngao du hết nơi này, nơi nọ
=> Đối thoại: thế giới diệu kì, mới lạ, hấp dẫn tâm hồn trẻ thơ
2. Thái độ của em bé
- Hỏi cách tham gia 
-> Bị hấp dẫn, cuốn hút và rất tò mò 
“Mẹ  đợi ở nhà ....buổi chiều  ở nhà. Làm sao  được?”
- Câu hỏi tu từ, lặp cấu trúc câu: Tình thương yêu mẹ sâu sắc
3. Trò chơi của em bé
-“Con là mây, mẹ là trăng,là bầu trời”
-“Con là sang.cười tan vào lòng mẹ”
=>Tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ, thật gần gũi giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng và là bất tử.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ (SGK/89)
Tiết 130 – ÔN TẬP VỀ THƠ (CHỦ ĐỀ “TÌNH CẢM GIA ĐÌNH”)
1. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam
(Chủ đề: tình cảm gia đình)
TT
Tên bài
Tác giả
NST
Thể thơ
 Tóm tắt nội dung
Đăc sắc nghệ thuật
1
Bếp
 lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương , đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa với hình ảnh người bà.
2
Khúc hát ru những em bé..
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là 8 chữ
Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai
Khai thác điệu ru ngọt ngào trìu mến
3
Con cò
Chế Lan Viên
1962
tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
4
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc
Cách nói giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý sâu sắc.
2. Tên các bài thơ theo từng giai đoạn
+ 1954 – 1964: Bếp lửa, Con cò
+ 1964 – 1975: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
+ Sau 1975: Nói với con
- Nội dung: 
+ Cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945, những quan hệ tốt đẹp của con người.
+ Tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người:Tình cảm mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tinh cảm chung rộng lớn.
3. So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau
- Chung: 
 + Bài Khúc hát ru..., Con cò: đều ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng, đều dùng điệu ru, lời ru của mẹ.
- Riêng:
+ "Khúc hát ru": Thống nhất yêu con với lòng yêu nước của bà mẹ dân tộc.
+ "Con cò": Khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru. Hình tượng sáng tạo.
 ÔN TẬP TUẦN 27 ( 9/03/2020 – 14/03/2020)
I. Mục tiêu
- Cảm nhận tình mẹ con thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”. 
- Hiểu rõ các yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ và bài thơ. Nắm vững cách làm bài văn. 
II. Luyện tập
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về bài thơ em thích nhất nói về tình cảm gia đình. 
Câu 2: Viết một bài văn nghị luận bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. 
Lưu ý: - Học sinh chép bài đầy đủ vào vở học ở lớp.
 - Phần bài tập, làm ở SGK
 - Phần ôn tập, làm vào vở bài tập

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_121_den_130.docx
Bài giảng liên quan