Giáo án Sinh học 11 - Bài 15 - Tiết 16: Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp

Tiêu hoá: là quá trình biến đổi các thức ăn phức tạp lấy từ môi trường ngoài thành những chất hữu cơ đơn giản có thể hấp thụ được vào máu và đưa đến tế bào. Đây là quá trình chuyển hoá trung gian tạo điều kiện cho sự TĐC chuyển hoá ở tế bào.

I. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CƠ HỌC

Thực hiện nhờ răng và thành cơ ở dạ dày. Thức ăn bị cắt xé, nghiền bóp nhuyễn thành các phần tử nhỏ tạo điều kiện cho biến đổi hoá học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Bài 15 - Tiết 16: Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
B- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
(Từ tiết 16 đến tiết 22)
Bài 15 - Tiết 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĂN TẠP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân biệt chuyển hóa trung gian (tiêu hóa) với chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào.
- Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào và nêu được sự phức tạp hóa trong cấu tạo cơ quan tiêu hóa trong quá trình tiến hóa của các động vật. 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa thích nghi với chế độ ăn của động vật ăn thịt và ăn tạp.
- Trình bày được cơ chế và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và con đường vận chuyển các chất hấp thụ.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích suy luận, phân tích hình vẽ.
 3. Thái độ: 
- Thấy được sự phức tạp hóa trong cấu tạo cơ quan tiêu hóa trong quá trình tiến hóa của các động vật. 
II. TRỌNG TÂM: Phần III sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
III. CHUẨN BỊ
1.	 GV: Sgk, Sgv, hình 15.1 và 15.2 sgk, bộ răng hàm chó. Phiếu học tập
2.	HS: Sgk, phiếu học tập và hoạt động nhóm
 IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: Phân tích hình vẽ suy luận. Trao đổi nhóm và tái hiện kiến thức
 V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Kiểm tra bài cũ: không
Bài mới: Giới thiệu bài như trong SGV
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV vấn đáp:
- Động vật muốn tồn tại phát triển phải lấy thức ăn từ môi trường qua quá trình tiêu hoá. - - Vậy tiêu hoá là gì? 
- Tiêu hoá gồm những quá trình biến đổi cơ bản nào? (sử dụng phiếu học tập, cho hoạt động nhóm trong 2 phút).
- Quan sát hình 15.1 so sánh sự khác nhau giữa bộ răng người và răng thú.Nêu vai trò của bộ răng trong tiêu hóa thức ăn?
- QT biến đổi hoá học diễn ra nhờ những thành phần nào? (sử dụng phiếu học tập, cho hoạt động nhóm trong 3 phú)t.
- Cho HS tái hiện kiến thức lớp 10: ở miệng có enzime gì phân huỷ được tinh bột chín?
- Nêu vai trò tính chất của enzim trong dịch tiêu hóa?
- Vai trò của gan trong tiêu hóa?
- Quan sát hình 15.2 do đâu mà bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên hàng nghìn lần?
- Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng?
- Khuếch tán là gì? Vận chuyển tích cực là gì?
- Con đường vận chuyển các chất hấp thụ? (sử dụng phiếu học tập, cho hoạt động nhóm trong 3 phút.
Tiêu hoá: là quá trình biến đổi các thức ăn phức tạp lấy từ môi trường ngoài thành những chất hữu cơ đơn giản có thể hấp thụ được vào máu và đưa đến tế bào. Đây là quá trình chuyển hoá trung gian tạo điều kiện cho sự TĐC chuyển hoá ở tế bào.
I. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CƠ HỌC
Thực hiện nhờ răng và thành cơ ở dạ dày. Thức ăn bị cắt xé, nghiền bóp nhuyễn thành các phần tử nhỏ tạo điều kiện cho biến đổi hoá học.
II QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
- Thực hiện nhờ các enzim trong dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra như tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến ruột. Làm cho các chất hữu cơ phức tạp chuyển thành các chất hữu cơ đơn giản để hấp thụ.
- VD: prôtêin với tác dụng của enzime Tripsin, chimotripsin (dịch tuỵ) và enzim aminopeptitdaza (dịch ruột) được biến đổi thành acid amin.
- Gan không có enzim nhưng làm nhũ tương hóa chất béo tạo môi trường thuận lợi cho cho hoạt động các enzim tiêu hóa ở ruột.
III SỰ HẤP THỤ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở RUỘT ( hấp thụ chủ yếu các chất dinh dưỡng )
1. Bề mặt hấp thụ của ruột
Diện tích hấp thụ tăng lên rất nhiều nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột, các lông ruột và các lộng cực nhỏ nằm trên đỉnh các tế bào lông ruột ( nhờ đó mà diện tích hấp thụ tăng lên 600-1000 lần).
2. Cơ chế hấp thụ
- Hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế khuếch tán như glixêrin, axit béo, các vitamin tan trong dầu 
- Hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế vận chuyển tích cực gồm phần lớn các chất còn lại như glucô, axit amin...
3. Con đường vận chuyển các chất hấp thụ
a. Theo đường bạch huyết
Axit béo và glixêrol sau khi hấp thụ qua màng tế bào lông ruột sẽ tổng hợp thành lipit chuyển vào các mao quản bạch huyết rồi theo mạch bạch huyết ngực trở về tim qua tĩnh mạch đòn trái và tĩnh mạch chủ trên. Các vitamin tan trong dầu cũng hấp thụ theo con đường này
b. Theo đường máu
Các axit amin,đường đơn,các vitamin không tan trong dầu,muối khoáng và nước sau khi hấp thụ sẽ chuyển qua các mao quản máu theo tĩnh mạch ruột qua gan và tĩnh mạch chủ dưới về tim.Nhờ đó gan điều chỉnh được nồng độ các chất trong máu ổn định
4 Củng cố: củng cố theo nội dung cơ bản trình bày trong khung
5 Dặn dò: Học từ bài 6 đến bài 16 để thi HKI, ôn tập theo trang 108 và câu hỏi giáo khoa ở cuối bài, học các SĐ hình vẽ có liên quan. 
	 Hình thức thi: trắc nghiệm 3 đ, tự luận 7 đ
F RÚT KINH NGHIỆM: rèn luyện kỹ năng sử dụng phiếu học tập.

File đính kèm:

  • doctiet 16.doc
Bài giảng liên quan