Giáo án Sinh học 11 - Tiết 23 - Bài 20: Nội cân bằng

I KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA NỘI CÂN BẰNG

1. Khái niệm nội cân bằng :

Các hệ thống sống dù ở mức độ nào chỉ tồn tại và phát triển khi môi trường bên trong luôn duy trì được sự cân bằng và ổn định .

2. Ý nghĩa :

Duy trì áp suất thẩm thấu , đô pH, huyết áp nội môi được ổn định

II CƠ CHẾ ĐẢM BẢO NỘI CÂN BẰNG

1. Vai trò của thận trong việc điều hòa nước và muối khoáng

a. Điều hòa lượng nước

Khi áp suất thẩm thấu tăng huyết áp giảm lượng nước trong cơ thể giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng dưới đồi thị gây cảm giác khát nước, đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên tiết hooc môn chống đa niệu , kết quả cơ thể cần nước và giảm lượng nước tiểu

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 23 - Bài 20: Nội cân bằng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 23: Bài 20: NỘI CÂN BẰNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:	- Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với hoạt động sinh lí của cơ thể nói chung và của tế bào nói riêng
-Trình bày được các cơ chế đảm bảo nội cân bằng:
+ Vai trò của thận trong việc giữ cho áp suất của máu và dịch mô không đổi
+ Vai trò của hệ đệm trong bảo đảm cân bằng toan –kiềm ( axit-bazơ ổn định pH ) của môi trường
+ Vai trò của gan trong giữ ổn định các chất trong máu
+ Vai trò của hooc môn trong đảm bảo cân bằng nội nôi
Kỹ năng: 	- Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét kết luận, suy luận
Thái độ: 	- Thấy được hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể đòi hỏi phải có sự cân bằng nội môi thích hợp
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:Phần II cơ chế đảm bảo nội cân bằng
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- sgk,sgv,các ví dụ minh họa.
Học sinh:	- học bài cũ, sgk.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Giảng giải minh họa, kết hợp hỏi đáp từng phần mang tính chất củng cố,vận dụng là chính
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: câu 1,2,3,4/70 SGK
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giải thich khái niệm của nội cân bằng 
GV vấn đáp : 
Ý nghĩa của nội cân bằng? Nội cân bằng có những dạng nào?
Cho h/s thảo luận nhóm từ đó rút ra được vai trò của thận trong việc điều hoà lượng nước và muối khoáng bằng các câu hỏi:
- Điều hòa lượng nước của thận phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Khi cơ thể thiếu nước thì có những hiện tượng gì xảy ra? Sự điều hoà lượng nước như thế nào?
- Cảm giác khát nước thường xảy ra khi nào?
- Điều hoà lượng muối khoáng dựa trên thành phần của chất nào? 
- Khi lượng muối khoáng dư thừa có hiện tượng gì xảy ra?
Vai trò của hệ đệm trong điều hòa pH nội môi ?
Hệ đệm bicacbonat:NaHCO3/H2CO3 hoạt động như thế nào ?
Hệ đệm phốt phátcó vai trò gì ?
Hệ đệm prôtênat có vai trò gì ?
Cho h/s thảo luận nhóm từ đó rút ra được vai trò của gang trong việc chuyển hoá các chất theo các câu hỏi sau: 
- Vai trò của gan trong điều hòa glucôzơ huyết tương ?
- Tại sao khi ăn thức ăn giàu đường thì lượng đường vẫn giữ trong máu ổn định?
- Những hoocmôn nào tham gia điều hoà lượng đường nào trong máu? 
Giáo viên giảng giải sự điều hoà prôtêin trong huyết tương
Cho h/s thảo luận nhóm giải thích câu hỏi: vì sao rối loạn chức năng gan dẫn đến phù nề?
I KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA NỘI CÂN BẰNG
1. Khái niệm nội cân bằng : 
Các hệ thống sống dù ở mức độ nào chỉ tồn tại và phát triển khi môi trường bên trong luôn duy trì được sự cân bằng và ổn định .
2. Ý nghĩa : 
Duy trì áp suất thẩm thấu , đô pH, huyết áp nội môi được ổn định 
II CƠ CHẾ ĐẢM BẢO NỘI CÂN BẰNG
1. Vai trò của thận trong việc điều hòa nước và muối khoáng
a. Điều hòa lượng nước
Khi áp suất thẩm thấu tăng huyết áp giảm lượng nước trong cơ thể giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng dưới đồi thị gây cảm giác khát nước, đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên tiết hooc môn chống đa niệu , kết quả cơ thể cần nước và giảm lượng nước tiểu
Khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp sẽ tăng bài tiết nước tiểu giúp cân bằng nước
b. Điều hòa muối khoáng
NaCl là thành phần chủ yếu của áp suất thẩm thấu của máu
Khi Na+ giảm hooc môn anđostêron của vỏ tuyến trên thận tiết ra làm tăng tái hấp thụ Na+ của các ống thận
Khi Na+ tăng áp suất thẩm thấu tăng gây cảm giác khát uống nước nhiều Na+ thừa sẽ thải theo nước tiểu => giúp sự cân bằng nội môi
2. Vai trò của hệ đệm trong điều hòa pH nội môi 
- Hệ đệm bicacbonat:NaHCO3/H2CO3 có cả trong dịch nội bào lẫn ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong điều hòa pH nội môi
Cơ chế hoạt động : HCO3- hđ như 1 bazơ yếu : HCO3- + H+ = H2CO3
H2CO3 hđ như 1 axit yếu :
H2CO3 = H+ + HCO3-
- Hệ đệm phốt phát : Na2PO4/NaH2PO4 tập trung nhiều ở ống thận và đệm tối đa ở vùng thận
- Hệ đệm prôtênat là hệ đệm mạnh của cơ thể có khả năng phân thành COO-, H+, NH3+,OH- nên điều hòa tốt pH nội môi
3. Vai trò của gan trong sự chuyển hóa các chất
a. Điều hòa glucôzơ huyết tương
Glucôzơ được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ phần glucô dư thừa chuyển thành các phân tử mỡ
Nếu glucôzơ trong máu giảm thì glucôgen sẽ chuyển thành glucôzơ hoặc tạo glucôzơ mới từ chuyển hóa axit lăctic , glixêrol, axit amin
Tham gia vào điều hòa glucôzơ của gan còn có hooc môn tuyến tụy,tuyến trên thận
b. Điều hòa prôtêin trong huyết tương
Các dạng prôtêin trong huyết tương như fibrinôgen,các glôbulin và albumin được sản xuất ở gan và cũng phân hủy ở gan nên gan điều hòa được nồng độ của chúng
Albumin trong huyết tương tác dụng tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương cao hơn dịch mô
Nếu rối loạn chức năng gan nước ứ lại trong các mô gây hiện tượng phù nề
Củng cố: cho học sinh trả lời câu 2,3,4 cuối bài. cho học sinh đọc to kết luận trong khung và giáo viên nhấn mạnh những ý cơ bản
Dặn dò: Học bài theo câu hỏi 1,2,3,4/74. chuẩn bị bài thực hành/74
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 
RÚT KINH NGHIỆM: cho h/s tìm thên những VD thực tế

File đính kèm:

  • doctiet 23.doc
Bài giảng liên quan