Giáo án Sinh học 11 - Tiết 19 - Bài 16: Sự tiêu hóa ở các động vật ăn thực vật

. BIẾN ĐỔI CƠ HỌC:

- Ở động vật ăn thực vật hàm răng có bề mặt nghiền rộng và nhiều nếp men răng cứng hoặc có dạ dày cơ dày, chắc, khỏe như ở chim và gà.

- Quá trình biến đổi thức ăn cơ học thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.

1. Ở động vật nhai lại: Lúc ăn chỉ ăn qua loa rồi nuốt ngay, lúc nghỉ ngơi mới ợ lên nhai lại.

2. Ở động vật có dạ dày đơn: Ngựa, thỏ chúng nhai kỹ hơn động vật nhai lại.

3. Gà và các loài chim ăn hạt: Không có răng nên mổ và nuốt

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 19 - Bài 16: Sự tiêu hóa ở các động vật ăn thực vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC KỲ II
Tiết 19 - Bài 16: SỰ TIÊU HÓA Ở CÁC ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:	- Nêu được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chế độ ăn của hệ tiêu hóa ở các ĐV ăn TV như trâu, bò, ngựa, thỏ...
- Trình bày được biến đổi thức ăn ở các nhóm ĐV này trong đó lưu ý đến biến đổi SH.
- Thấy được nguồn prôtêin chủ yếu ở các ĐV này là VSV phát triển mạnh trong điều kiện pH và nhiệt độ thích hợp.
2. Kỹ năng:	- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, suy luận - thấy được sự phù hợp về cấu tạo với chức năng của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn cỏ. 
3. Thái độ:	- Thấy được sự biến đổi sinh học đối với tiêu hóa xellulôzơ ở động vật ăn thực vật là vô cùng đặc biệt chỉ có ở động vật ăn thực vật.
TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Phần II biến đổi hóa học và biến đổi sinh học.
CHUẨN BỊ:
1. GV: 	- Tài liệu: SGK, SGV
- ĐDDH: Hình phóng to 16.1/55 và 16.2-16.4/56 và 57
2. HS: 	- Quan sát hình, chuẩn bị một số kiến thức về tiêu hóa ở động vật ăn thực vật.
PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: Phương pháp giảng giải kết hợp với vấn đáp dựa trên những hiểu biết và quan sát của học sinh.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Thành phần chủ yếu trong thức ăn của động ăn thực vật? Liên quan như thế nào với cấu tạo cơ quan tiêu hóa?
- Quá trình tiêu hoá ở ĐV ăn TV có những biến đổi chính nào?
- Đặc điểm răng và dạ dày của động vật ăn thực vật?
- Cho HS quan sát H.16.1
- Động vật nhai lại có đặc điểm gì khi ăn?
- Gà ăn như thế nào?
Cho HS quan sát H.16.2:
- Dạ dày của nhóm động vật nhai lại có những đặc điểm gì?
- Nêu quá trình biến đổi sinh học và vai trò của nó?
- Dạ có có vai trò gì đối với quá trình tiêu hoá ở trâu bò?
- Tại sao thành phần chính của thức ăn chỉ là xelulozo mà các ĐV này vẫn to khoẻ, sinh trưởng phát triển tốt?
- Quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở đâu? Cơ chế biến đổi như thế nào?
Cho HS QS hình 16.3:
- Quá trình biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật ở động vật có dạ dày đơn?
Cho HS QS hình 16.4:
- Cho biết cấu tạo của cơ quan tiêu hoá ở chim? Khác ntn với ĐV nhai lại?
- Quá trình tiêu hóa thức ăn ở chim ăn hạt và gia cầm? Khác ntn với ĐV nhai lại và ĐV dạ dày đơn?
- Sự hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa như thế nào?
Cho HS tái hiện lại kiến thức phần III3 bài 15.
Thành phần chủ yếu trong thức ăn của động ăn thực vật là xellulôzơ, đạm và chất béo rất ít nên chúng phải ăn nhiều và có nới chứa thức ăn đồng thời ruột phải dài để tiêu hóa và hấp thụ thức chất dinh dưỡng kịp thời.
I. BIẾN ĐỔI CƠ HỌC:
- Ở động vật ăn thực vật hàm răng có bề mặt nghiền rộng và nhiều nếp men răng cứng hoặc có dạ dày cơ dày, chắc, khỏe như ở chim và gà.
- Quá trình biến đổi thức ăn cơ học thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.
1. Ở động vật nhai lại: Lúc ăn chỉ ăn qua loa rồi nuốt ngay, lúc nghỉ ngơi mới ợ lên nhai lại.
2. Ở động vật có dạ dày đơn: Ngựa, thỏ chúng nhai kỹ hơn động vật nhai lại.
3. Gà và các loài chim ăn hạt: Không có răng nên mổ và nuốt ngay thức ăn vào diều: có dịch nhày làm mềm thức ăn tạo điều kiện cho biến đổi ở phần tiếp theo của đường ống tiêu hoá. 
II. BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ BIẾN ĐỔI SINH HỌC:
1. Ở động vật nhai lại:
- Dạ dày chia 4 ngăn: dạ cỏ, da ïtổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế (dạ dày chính thức.
- Dạ dày cỏ là ngăn lớn nhất khoảng 150 dm3 như ở bò. 
- Thức ăn đa dạng: cỏ, thân ngô hoặc rơm.
- Ở dạ cỏ thức ăn lưu lại và được hệ vi sinh vật tiết ra enzime xenlulaza phân giải xellulôzơ thành acid béo, lúc này số lượng vi sinh vật tăng lên rất lớn là nguồn cung cấp prôtêin cho cơ thể. Sau đó thức ăn được chuyển dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Quá trình biến hóa học diễn ra chính ở dạ múi khế và ruột tương tự như các động vật khác. 
2. Ở các động vật có dạ dày đơn:
- Quá trình biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật xảy ra trong ruột tịt, ruột tịt rất phát triển được coi như dạ dày thứ 2.
3. Ở chim ăn hạt và gia cầm:
- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ
Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa, dạ dày cơ nghiền nát thức ăn, sau đó chuyển xuống ruột. Tại đây thức ăn được biến đổi nhờ các enzim tiêu hóa tiết ra từ tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột. 
III. SỰ HẤP THỤ THỨC ĂN ĐÃ TIÊU HÓA:
- Sản phẩm cuối cùng trong quá trình tiêu hóa là các chất hữu cơ đơn giản để hấp thụ qua màng ruột, sau đó vận chuyển khắp cơ thể giống như các động vật khác.
4. Củng cố:	- Trình bày sự tiêu hóa của nhóm động vật nhai lại? 
- Vai trò của biến đổi sinh học?
- Tại sao khi mổ mề của gà thường thấy rất nhiều hạt sỏi nhỏ?
5. Dặn dò: 	- Học bài theo câu hỏi SGK trang 58 + Soạn trước bài 17.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Câu 4 SGK
RÚT KINH NGHIỆM BÀI SOẠN GIẢNG: Cho HS phân biệt được quá trình tiêu hoá ở 3 dạng ĐV ăn TV.

File đính kèm:

  • doctiet 19.doc
Bài giảng liên quan