Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37 - Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái quát về sinh trưởng và phát triển ở TV khác nhau về số lượng TB và chất lượng của các quá trình sinh lí sinh hóa.

- Hiểu được mối tương quan giữa sinh trưởng và phát triển làhai quá trình liên tiếp xen kẽ nhau của trao đổi chất: sự biến đổi về số lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

- Một cơ quan hay 1 cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. Có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm.

- Thấy rõ vai trò của nhân tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, phân tích sơ đồ.

3. Thái độ: Biết cách điều khiển sinh trưởng và phát triển trong NN theo từng mục đích cụ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37 - Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VA ØPHÁT TRIỂN
(Từ tiết 37 đến tiết 43)
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Tiết 37: Bài 34: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Nắm được khái quát về sinh trưởng và phát triển ở TV khác nhau về số lượng TB và chất lượng của các quá trình sinh lí sinh hóa.
- Hiểu được mối tương quan giữa sinh trưởng và phát triển làhai quá trình liên tiếp xen kẽ nhau của trao đổi chất: sự biến đổi về số lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Một cơ quan hay 1 cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. Có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm.
- Thấy rõ vai trò của nhân tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển.	
Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, phân tích sơ đồ.
Thái độ: Biết cách điều khiển sinh trưởng và phát triển trong NN theo từng mục đích cụ thể.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Khái niệm và phần sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- SGK, SGV, hình 34.1 và 34.2 SGK, sơ đồ/117, các cây: cà phê, lúa, đậu Phòng máy để dạy giáo án điện tử.
Học sinh:	- SGK, nghiên cứu các hình 43.1, 34.2 và sơ đồ.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: So sánh, quan sát sơ đồ, suy luận,giảng giải.dùng phiếu học tập, vấn đáp 
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: Không
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho HS xem hình 34.1và trả lời câu hỏi sau: 
- Từ một hạt đậu gieo trồng đến khi thu hoạch hạt mới qua những giai đoạn nào?
Sau đó GV vấn đáp tiếp :
- Vậy sinh trưởng là gì?
- Phát triển là gì? Đâu là đỉnh cao của sự phát triển?
- Hai quá trình này có mối liên quan với nhau không?
GV phát phiếu học tập để HS tìm ra được mối liên quan (hoạt động trong 2 phút)
GV yêu cầu HS cho VD của từng trường hợp và vận dụng vào trong trồng trọt đáp ứng các yêu cầøu về nước, phânđể cây S T nhanh và PT mạnh.
- Nếu mất cân đối giữa ST và PT thì NSt cây trồng ntn? Cho VD cụ thể?
Cho HS quan sát hình 34.1
- Chu kỳ sinh trưởng và phát triển thực vật có hạt 1 năm gồm những giai đoạn nào và được chia ra làm mấy pha? (Gọi 1 HS lên chỉ hình trên phim và trả lời)
GV cho HS đọc SGK, QS hình thân cắt ngang của cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm => Thảo luận nhóm, phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp vào phiếu học tập (3phút), sau đó GV tổng kết và nhận xét.
Đồng thời với việc sử dụng phiếu học tập GV cho HS QS mẫu vật thật về cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm (cây bắp, cây lúa, cây ổi, cây cà phê,).
Cho HS quan sát H.34.2 để phân biệt được hình thái cấu trúc cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm về hạt? Lá? Thân? Rễ? Hoa? (Gọi 1 HS lên bảng chỉ hình và qua mẫu vật thật để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm).
- Trong thực tế, có những loài TV nào 1 lá mầm mà sống lâu năm, 2 lá mầm mà sống 1 năm? Cho VD. 
Cho HS QS hình sơ đồ tóm tắt cấu trúc sơ cấp và thứ cấp ở cây 2 lá mầm. Sau đó GV giảng giải qua sơ đồ
GV phát phiếu học tập để HS vận dụng SGK và kiến thức thực tế chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển TV, vai trò của từng yếu tố (3phút) 
GV giải thích cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây ưa sáng, cây ưa bóng.
I. KHÁI NIỆM:
1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng là quá trình tăng về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên.
- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa kết quả tạo hạt.
2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển
- Là 2 quá trình liên tiếp xen kẽ nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi số lượng của thân, rễ, lá dẫn đến sự thay đổi chất lượng hoa, quả, hạt.
- Hai quá trình nàycòn gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản.
- Một cơ quan hay 1 cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. Có thể cả 2 đều nhanh hay đều chậm.
3. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển:
- Ở thực vật có hạt 1 năm chu kỳ sinh trưởng và phát triển có sự kế tiếp của các giai đoạn: nảy mầm, mọc lá, sinh trưởng rễ, thân, lá mạnh mẽ, ra hoa, tạo quả và quả chín của pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.
II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP:
1. Sinh trưởng sơ cấp:
- Là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh làm cho cây lớn và cao lên.
- Các bó mạch xép lộn xộn (ở cây 1 lá mầm), do đó thân thường có kích thước bé, thời gian sống ngắn (đa số cây 1 năm).
- Sinh trưởng sơ cấp có ở phần thân non của cây 2 lá mầm.
2. Sinh trưởng thứ cấp:
- Là sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ làm cho cây lớn lên về chiều ngang, thân to và sống lâu năm.
- Gặp phổ biến ở cây 2 lá mầm.
- Bảng so sánh hình thái cấu trúc cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm / 116 và H.34.2/117
- Sơ đồ tóm tắt cấu trúc thân sơ cấp và thứ cấp ở cây 2 lá mầm/117.
III. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN:
1. Yếu tố bên trong:
- Các chất kích thích sinh trưởng như: auxin.gibêrelin, xitôkinin.
- Các chất kìm hãm sinh trưởng như: axit abxixic, êtilen.
2. Yếu tố bên ngoài:
a. Nước: 
- Là yếu tố tác động lên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây: nảy mầm, ra hoa,
b. Nhiệt độ: 
- Là điều kiện sống rất quan trọng của cây. Nhiệt độ có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi.
c. Aùnh sáng: 
- Aûnh hưởng đến sự tạo lá, rễ, hình thành chồi, quy định tính chất cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây ưa sáng, cây ưa bóng.
d. Phân bón: 
- Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây.
Củng cố: 	- Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm có thể kết thúc ở 1 giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Cho VD.
Dặn dò: 	- Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5/119
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Có phiếu học tập kèm theo.
RÚT KINH NGHIỆM: Vì bài dài chỉ cần cho HS ghi tóm tắt, học theo phiếu học tập và SGK.

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc