Giáo án Sinh học 11 - Tiết 21 - Bài 18: Vận chuyển các chất trong cơ thể động vật hệ tuần hoàn

I. SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN CHUYỂN MÁU VÀ DỊCH MÔ:

1. Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp:

- Các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc qua bề mặt cơ thể.

2. Ở động vật đa bào bậc cao:

- Các tế bào thu nhận oxi, dinh dưỡng từ môi trường ngoài một cách gián tiếp, thông qua môi trường trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.

- Máu và dịch mô được vận chuyển khắp cơ thể đến từng tế bào. Đem theo các chất đã được tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hoá. Loại thải các sản phẩm cặn bã qua cơ quan bài tiết để ra ngoài.

- Hoạt động vận chuyển của máu và dịch mô nhờ sự co dãn của thành mạch hoặc nhờ tim.

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 21 - Bài 18: Vận chuyển các chất trong cơ thể động vật hệ tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 21 - Bài 18: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ ĐỘNG VẬT
HỆ TUẦN HOÀN
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:	- Nêu được sự tiến hóa của hệ vận chuyển các chất trong cơ thể động vật từ động vật đơn bào và đa bào bậc thấp đến động vật đa bào bậc cao.
- Xác định được vai trò của máu và nước mô trong sự vận chuyển các chất lấy từ môi trường ngoài tới các tế bào của cơ thể.
2. Kỹ năng:	- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ở các động vật khác nhau và phân tích được ý nghĩa của sự sai khác giữa 2 hệ.
 - Rèn kỹ năng phân tích so sánh suy luận.
3 Thái độ:	 - Thấy được sự thống nhất về cấu tạo và chức năng ở hệ tuần hoàn. Thấy được sự tiến hóa thích nghi của hệ tuần hoàn trên từng đối tượng phân loại.
TRỌNG TÂM: Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
CHUẨN BỊ:
1. GV:	- Tài liệu: SGK, SGV, tài liệu có liên quan đến bài học.
- ĐDDH: Hình 18.1, 18.2 SGK, đèn chiếu, phiếu học tập.
2. HS: 	- Học bài cũ theo nội dung SGK đọc và soạn bài mới.
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, suy luận, giải thích, tóm tắt sơ đồ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: 
 	2. Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3 trang 63 SGK.
 	3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin trong SGK sau đó trả lời vấn đáp:
- Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp trao đổi chất diễn ra như thế nào?
Cho ví dụ minh hoạ?
* HS QS H.18.1 và kiến thức SH lớp 8, hoạt động nhóm thực hiện theo lệnh 1 của PHT trong 3 phút. 
* GV cho HS thực hiện lệnh 1 sau đó gọi từng nhóm hoàn thành PHT và chỉnh sửa chính xác.
 - Chức năng quan trọng nhất của máu và dịch mô?
- Oxi và CO2 được vận chuyển như thế nào?
* Dùng sơ đồ và H.18.2.Cho HS thực hiện lệnh 2 của PHT trong 5 phút.
* GV cho HS thực hiện lệnh 2 sau đó gọi từng nhóm hoàn thành PHT và chỉnh sửa chính xác.
 - Hệ tuần hoàn hở hoạt động như thế nào?
- Hệ tuần hoàn kín có đặc điềm gì?
- Hệ tuần hoàn kín khác với hệ tuần hoàn hở ở những đặc điểm nào?
- Hệ tuần hoàn có chức năng như thế nào?
- Hãy tóm tắt các thông tin trên dưới dạng sơ đồ đơn giản?
I. SỰÏ TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN CHUYỂN MÁU VÀ DỊCH MÔ:
1. Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp:
- Các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc qua bề mặt cơ thể.
2. Ở động vật đa bào bậc cao:
- Các tế bào thu nhận oxi, dinh dưỡng từ môi trường ngoài một cách gián tiếp, thông qua môi trường trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.
- Máu và dịch mô được vận chuyển khắp cơ thể đến từng tế bào. Đem theo các chất đã được tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hoá. Loại thải các sản phẩm cặn bã qua cơ quan bài tiết để ra ngoài.
- Hoạt động vận chuyển của máu và dịch mô nhờ sự co dãn của thành mạch hoặc nhờ tim.
* Chức năng quan trọng nhất của máu và dịch mô:
- Vận chuyển các chất cần thiết từ môi trường ngoài đến các tế bào. Oxi do Hb vận chuyển, còn CO2 70% do huyết tương vận chuyển dạng NaHCO3 và 20-23% do Hb vận chuyển.
- Đưa các sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào đến nơi cần thiết.
- Vận chuyển các chất thải đến cơ quan bài tiết.
- Điều hòa nhiệt: đưa nhiệt từ cơ quan sinh nhiệt đến bề mặt da.
- Đưa bạch cầu kháng thể đến nới có mầm bệnh.
- Đưa tiểu cầu đến nơi bị thương để gây đông máu.
II. HỆ TUẦN HOÀN HỞ VÀ HỆ TUẦN HOÀN KÍN:
1. Hệ tuần hoàn hở: Là hệ tuần hoàn mà giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối - gọi là hệ tuần hoàn hở: Thân mềm, chân khớp.
- Sự tuần hoàn: Khi tim co bơm máu với 1 áp lực thấp vào xoang cơ thể và máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào htực hiện quá trình trao đổi chất, sau đó máu tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim.
- Ở sâu bọ hệ tuần hoàn chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng chứ không vận chuyển chất khí.
2. Hệ tuần hoàn kín: Ở giun đốt, bạch tuộc, động vật có xương sống
* Hệ tuần hoàn kín: Là hệ thống gồm tim và hệ mạch mà ở đó động mạch, tĩnh mạch được nối với nhau bằng các mao mạch len lỏi giữa các mô, cơ quan.
- Máu không tiếp xúc trực tiếp với tế bào mà thông qua dịch mô - dịch mô được hình thành từ máu do thấm qua các thành mao mạch.
- Ở động vật có xương sống phần lớn dịch mô thấm vào hệ thống mạch riêng - gọi là mạch bạch huyết rồi về tim.
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo 1 chiều nhất định nhờ có các van tim.
4. Củng cố: Dựa vào câu 1, 3 SGK và phần tóm tắt đóng khung 
5. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK. Xem bài 19 
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Thực hiện trong 4 phút (có PHT kèm theo). Cho hoạt động nhóm.
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 21.doc
Bài giảng liên quan