Giáo án Sinh học 11 - Tiết 22 - Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn

I. QUI LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH:

1. Hoạt động tim:

a. Cơ tim hoạt động theo qui luật tất cả hoặc không có gì.

- Khi kích thích cường độ dưới ngưỡng cơ tim hoàn toàn không co bóp.

- Khi kích thích cường độ ngưỡng hoặc trên ngưỡng cơ tim co bóp tối đa.

b. Cơ tim có khả năng hoạt động tự động.

- Do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim.

- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất rồi truyền theo bó His tới mạng Puốc-kin phân bố trong thành 2 tâm thất làm các tâm nhĩ co, tâm thất co.

c. Tim hoạt động theo chu kỳ.

- Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ đến pha co tâm thất và kết thúc là pha dãn chung

VD: Ở người tâm nhĩ co mất 0.1 giây, tâm thất co hết 0.3 giây, dãn chung hết 0.4 giây, thời gian 1 chu kỳ hết 0.8 giây.

2. Hoạt động hệ mạch:

a. Huyết áp:

- Tim co tống máu vào hệ mạch và tạo ra huyết áp.

- Tim đập nhanh mạnh huyết áp tăng, tim đập chậm yếu huyết áp hạ

Ví dụ ở người huyết áp ở động mạch chủ 120-140 mmHg,ở mao mạch 20-40 mm Hg,ở tĩnh mạch lớn 10-15 mm Hg

b. Vận tốc máu

Máu chảy nhanh hay châm lệ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch

Nếu tiết diện nhỏ chênh lệch huyết áp lớn máu chảy nhanh và ngược lại

Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch. Ví dụ sgk

II. Điều hòa hoạt động tim mạch

1. Điều hòa hoạt động tim

Ngoài hệ dẫn truyền tự động tim còn chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh tương ứng

+dây giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim

+dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim

2. Sự điều hòa hoạt động hệ mạch

Do các nhánh thần kinh sinh dưỡng điều khiển

+nhánh giao cảm gây co mạch,nhánh đối giao cảm gây dãn mạch

+co thắt mạch ở những nơi cần ít máu,dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu

3. Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch

Nhờ các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thụ quan hóa học nằm ở cung động mạch chủ và ở xoang động mạch cổ truyề về hành tủy từ đó hành tủy điều khiển hoạt động tim mạch như: điều chỉnh áp suất máu,vận tốc máu trong cơ thể. ví dụ sgk

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 22 - Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 22: Bài 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:	- Nêu được quy luật hoạt động của tim và hệ mạch: QL tất cả hoặc không có gì, tính tự động trong hoạt động của tim, tính chu kỳ trong hoạt động của tim, sự vận chuyển máu trong hệ mạch tuân theo các quy luật của thủy động học.
- Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, suy luận, phân tích sơ đồ.
Thái độ: Thấy được vai trò của tim mạch trong hoạt động sống của cơ thể, biết rèn luyện giữ gìn để tim mạch hoạt động thật tốt.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần I qui luật hoạt động của tim và hệ mạch.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Tài liệu: SGK, SGV, Sách tham khảo.
- ĐDDH: Phóng to hình 19.1, 19.2, 19.4 SGK.
Học sinh:	- Học bài cũ, soạn bài trước.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, suy luận, giải thích, tóm tắt sơ đồ.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: Câu 1, 2, 3 SGK trang 66.
Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Cơ tim hoạt động theo qui luật gì? Giải thích?
Quan sát hình 19.1
- Cơ chế hoạt động tim ?
- Hoạt động cơ tim có gì sai khác với hoạt động cơ xương?
Quan sát hình 19.2
- Tim hoạt động theo chu kỳ diễn ra như thế nào?
Quan sát bảng 19.1 trang 67, nhận xét giữa tỉ lệ khối lượng cơ thể với nhịp tim.
Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
- Huyết áp là gì?
- Huyết áp tăng giảm do đâu?
- Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong thường gặp ở những người bị cao huyết áp?
quan sát hình 19.3, cho thảo luận nhóm từ đó nêu quan hệ giữa vận tốc máu, tiết diện và huyết áp ?
Cho học sinh đọc sách giáo khoa thảo luận theo câu hỏi :
- Điều hòa hoạt động tim như thế nào?
- Điều hòa hoạt động hệ mạch như thế nào ?
- Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi? Sự sai khác do đâu mà có?
Quan sát hình 19.4 và nêu phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch ?
I. QUI LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH:
1. Hoạt động tim:
a. Cơ tim hoạt động theo qui luật tất cả hoặc không có gì.
- Khi kích thích cường độ dưới ngưỡng cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích cường độ ngưỡng hoặc trên ngưỡng cơ tim co bóp tối đa.
b. Cơ tim có khả năng hoạt động tự động.
- Do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim.
- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất rồi truyền theo bó His tới mạng Puốc-kin phân bố trong thành 2 tâm thất làm các tâm nhĩ co, tâm thất co.
c. Tim hoạt động theo chu kỳ.
- Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ đến pha co tâm thất và kết thúc là pha dãn chung
VD: Ở người tâm nhĩ co mất 0.1 giây, tâm thất co hết 0.3 giây, dãn chung hết 0.4 giây, thời gian 1 chu kỳ hết 0.8 giây.
2. Hoạt động hệ mạch:
a. Huyết áp:
- Tim co tống máu vào hệ mạch và tạo ra huyết áp.
- Tim đập nhanh mạnh huyết áp tăng, tim đập chậm yếu huyết áp hạ
Ví dụ ở người huyết áp ở động mạch chủ 120-140 mmHg,ở mao mạch 20-40 mm Hg,ở tĩnh mạch lớn 10-15 mm Hg
b. Vận tốc máu
Máu chảy nhanh hay châm lệ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
Nếu tiết diện nhỏ chênh lệch huyết áp lớn máu chảy nhanh và ngược lại
Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch. Ví dụ sgk
II. Điều hòa hoạt động tim mạch
1. Điều hòa hoạt động tim
Ngoài hệ dẫn truyền tự động tim còn chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh tương ứng
+dây giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim
+dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim
2. Sự điều hòa hoạt động hệ mạch
Do các nhánh thần kinh sinh dưỡng điều khiển
+nhánh giao cảm gây co mạch,nhánh đối giao cảm gây dãn mạch
+co thắt mạch ở những nơi cần ít máu,dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu
3. Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch
Nhờ các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thụ quan hóa học nằm ở cung động mạch chủ và ở xoang động mạch cổ truyề về hành tủy từ đó hành tủy điều khiển hoạt động tim mạch như: điều chỉnh áp suất máu,vận tốc máu trong cơ thể. ví dụ sgk
Củng cố: 	- Qui luật hoạt động của tim? Qui luật hoạt động của hệ mạch ?
- Điều hòa hoạt động tim? Sự điều hòa hoạt động hệ mạch ? Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch ? 
Dặn dò: học bài theo câu hỏi 1,2,3,4/70.Vẽ hình 19.1 đến 19.4 sgk.xem bảng 19.1
xem bài 20/71
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: câu 4 SGK/70
RÚT KINH NGHIỆM: Cho h/s vẽ hình chu kì hoạt động của tim.

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc
Bài giảng liên quan