Giáo án Sinh học 11 - Tiết 26 - Bài 23: Vận động cảm ứng

 

G/v đưa mẫu vật thật là cây trinh nữ cho học sinh đụng tay vào lá và từ đó rút ra khái niệm.Vận động cảm ứng là gì ?

Cơ chế nào dẫn đến TV có các hình thức vận động cảm ứng?

G/v vấn đáp: Cây trinh nữ để tự nhiên thì lá có khép lại không?Vậy nó chỉ khép lá khi nào?Do đó vận động theo sự trương nước từ đâu mà có?

Quan sát hình 23.1 và mẫu vật thật rồi nhận xét:

- Nêu lại hiện tượng khép và cụp lá của cây trinh nữ

- Nguyên nhân lá khép lại và cành cụp xuống?

- Sau 1 thời gian lá thế nào? Giải thích?

Cho h/s quan sát một số hình ảnh vềthực vật bắt mồi trên đoạn phim và cho biết những loài thực vật này phân bố ở những vùng đất nào?

Cho h/s xem một đoạn phim động về hoạt động bắt mồi của cây bắt ruồi và thảo luận nhóm trình bày hiện tượng và cơ chế của sự vận động bắt mồi(3)

G/v phát phiếu học tập cho học sinh so sánh sự vận động bắt mồi và vận động tự vệ ở TV(2)

Cho h/s xem 1 đoạn phim động về vận động chu kì sinh học ở TVtừ đó vấn đáp:

- Vận động theo chu kì là gì?

- Thế nào là sự vận động theo CKĐHSH?

- Cơ chế của sự vận động theo CKĐHSH?

 

 

 

 

 

Cho h/s quan sát về sự vận động quấn vòng trên mẫu vật thật: bầu bí, chanh dây, sâm nam, mồng tơi, đậu, từ đó nhận xét về cơ chế của sự vận động quấn vòng, hoocmôn tham gia.

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 26 - Bài 23: Vận động cảm ứng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 26: Bài 23: VẬN ĐỘNG CẢM ỨNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:	- Nắm được vận động cảm ứng là vận động của cây dưới điều kiện dinh dưỡng từ mọi phía lên cơ thể thực vật khác vận động hướng động là từ 1 phía
- Phân biệt được 2 loại vận động cảm ứng: theo sức trương nước và theo nhịp điệu đồng hồ sinh học
Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, suy luận, óc quan sát.
Thái độ: 	- Thấy được sự thích nghi tuyệt vời của sinh vật trên những điều kiện sống khác nhau
- Thích thú khi giải thích các hiện tượng sinh học
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	 sgk,sgv,phóng to hình 23.1 đến 23.3 sgk
Học sinh:	học bài cũ,sgk
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC:	Dạy giáo án điện tử và dùng phiếu học tập, vấn đáp gợi mở và mẫu vật thật.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: có đề kèm theo.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
G/v đưa mẫu vật thật là cây trinh nữ cho học sinh đụng tay vào lá và từ đó rút ra khái niệm.Vận động cảm ứng là gì ? 
Cơ chế nào dẫn đến TV có các hình thức vận động cảm ứng?
G/v vấn đáp: Cây trinh nữ để tự nhiên thì lá có khép lại không?Vậy nó chỉ khép lá khi nào?Do đó vận động theo sự trương nước từ đâu mà có?
Quan sát hình 23.1 và mẫu vật thật rồi nhận xét:
- Nêu lại hiện tượng khép và cụp lá của cây trinh nữ
- Nguyên nhân lá khép lại và cành cụp xuống?
- Sau 1 thời gian lá thế nào? Giải thích?
Cho h/s quan sát một số hình ảnh vềthực vật bắt mồi trên đoạn phim và cho biết những loài thực vật này phân bố ở những vùng đất nào?
Cho h/s xem một đoạn phim động về hoạt động bắt mồi của cây bắt ruồi và thảo luận nhóm trình bày hiện tượng và cơ chế của sự vận động bắt mồi(3’)
G/v phát phiếu học tập cho học sinh so sánh sự vận động bắt mồi và vận động tự vệ ở TV(2’)
Cho h/s xem 1 đoạn phim động về vận động chu kì sinh học ở TVtừ đó vấn đáp:
- Vận động theo chu kì là gì?
- Thế nào là sự vận động theo CKĐHSH?
- Cơ chế của sự vận động theo CKĐHSH?
Cho h/s quan sát về sự vận động quấn vòng trên mẫu vật thật: bầu bí, chanh dây, sâm nam, mồng tơi, đậu,từ đó nhận xét về cơ chế của sự vận động quấn vòng, hoocmôn tham gia.
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm: 
Vận động cảm ứng là vận động của cây dưới ảnh hưởng của nhân tố môi trường từ mọi phía lên cơ thể
2. Cơ chế:
Vận động cảm ứng thực hiện được là do sự thay đổi trương nước,co rút nguyên sinh chất ,biến đổi sinh lí hóa sinh theo nhịp điệu thời gian
II. VẬN ĐỘNG THEO SỰ TRƯƠNG NƯỚC
1. Vận động tự vệ ở cây trinh nữ
Cây thường xòe lá chét thành mặt phẳng
khi va chạm lá chét khép lại cuống cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sức trương-giảm thể tích vì K+vận chuyển ra khỏi không bào của thể gối
Sau một thời gian lá lại xòe ra bình thường do thể gối trương nước trở lại vì K+vận chuyển về lại không bào của thể gối
2. Vận động bắt mồi ở thực vật
- Gặp ở nhiều cây sống ở vùng nghèo chất dinh dưỡng
- Khi con mồi chạm vào lá sức trương nước giảm làm các gai, tua, lông cụp lại giữ chặt con mồi, các tuyến trên lông của lá tiết enzim phân giải con mồi, sau vài ba giờ sức trương được phục hồi các bộ phận bắt mồi trở lại bình thường lúc này con mồi chỉ còn lại cái xác khô rơi xuống đất
III. VẬN ĐỘNG THEO CHU KỲ ĐỒNG HỒ SINH HỌC
- Khái niệm:vận động theo chu kì đồng hồ sinh học hình thức vận động lặp đi lặp lại theo 1 thời gian nhất định tựa như vòng quay của chiếc đồng hồ 
- Ví dụ :tua cuốn,thức ngủ của lá,nở khép hoa,đóng mở khí khổng thực hiện theo từng thời gian nhất định trong ngày do ảnh hưởng của ánh sáng thông qua hooc môn thực vật
- Cơ chế: được thực hiện theo thời gian nhất định trong ngàylà do ảnh hưởng của ánh sáng thông qua hoocmôn thực vật: phitôcrom
- Nhịp điệu vận động ở các bộ phận thực vật theo ngày đêm khá ổn định và tương đối chính xác về thời gian gọi là đồng hồ sinh học
1. Vận động quấn vòng
- Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh,chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa, các tua cuốn tạo ra các vòng giống nhau liên tục một chiều
- Thời gian quấn vòng tùy theo loại cây
- Vận động quấn vòng ngày đêm chịu tác dụng của gibêrelin
Củng cố: có phiếu học kèm theo
Dặn dò: học bài theo câu hỏi 1,2,3,4/84. Xem bài đọc thêm và xem bài mới
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc
Bài giảng liên quan