Giáo án Sinh học 9 - Trường THCS Mỹ Lương

Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể cử động và di chuyển

- Vận chuyển các chất dinh dưỡng ôxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào đến hệ bài tiết

- Thực hiện lệnh trao đổi khí với môi trường ngoài, nhận O2 thải khí CO2.

- Phân giải chất hữu cơ phức tạp tới chất đơn giản

- Thải ra ngoài cơ thể chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể.

- Cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể

- Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn

- Điều hoà cá quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hoá vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch

- Sinh con duy trì nòi giống

doc70 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Trường THCS Mỹ Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
n xã
- GV cho HS đọc TT SGK 147
GVTB phụ : Trả lời câu hỏi những dấu hiệu đặc trưng của một quần xã là gì ? 
- GV cho HS thảo luận nhóm nhận xét đánh giá.
? Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản đặc điểm nào ? 
? Loài ưu thế và đặc trưng khác nhau ở điểm nào ?
- HS đọc SGK : Nghiên cứu bảng 49 SGK 147.
- HS thảo luận nhóm
- GV nhận xét đưa ra kết luận
- Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua: 
 độ đa dạng 
 Độ nhiều 
 Độ thương gặp.
- Thành phần loài trong quần xã: Loài ưu thế loài
 Loài đặc trưng.
Hoạt động 3 .Quan hệ ngoại cảnh và quần xã
- GV cho HS quan sát H49-3 và đọc TT SGK thực hiện lệnh.
? Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần thể như thé nào?
- HS đọc TT SGK quan sát H49-3 SGK 148 thực hiện lệnh SGK 148
- GV cho học sinh lấy thêm VD
? Nếu cây phát triển-> sâu ăn lá tăng -> chim ăn sâu tăng -> sâu ăn lá ntn?
? nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì?
? Tại sao quần xã luôn có cấu trúc ổn định?
? Vậy ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần xã như thế nào ?
? Thế nào là cân bằng sinh học?
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV giúp HS rút ra kết luận
* Liên hệ : Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã ( Săn bắn bừa bãi gây cháy rừng). 
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn khống chế với mức độ phù hợp với nhiệt môi trường
- Cân băng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
3, Củng cố 
- GV cho HS đọc kết luận SGK/ 149
IV, Hướng dẫn về nhà: - Học và trả lời câu hỏi 1.2.3 SGK
 - Đọc bài hệ sinh thái.
Ngày soạn: 7/ 3/ 2010
Ngày giảng: 9A.... 9B 9C
	Tiết 52 – Bài 50. Hệ sinh thái
A, Mục tiêu
* Kiến thức
- Nêu được thế nào là hệ sinh thái
- Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và loại thức ăn.
- Giải thích được y nghĩa của các biện pháp nông nghiệp tronng nâng cao năng suất cây trồng.
*Rèn kĩ năng quan sát phân tích thu nhận kiến thức từ kênh hình. Thảo luận nhóm
* Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
B, Chuẩn bị
GV: - Giáo án
 - Tranh H50.1.2 SGK 150-151
 2. HS: - SGK, vở
C, Các hoạt động dạy học
I, Tổ chức: 9A. 
 9B 
 9C
II, Kiểm tra (15 phút)
Câu 1. Thế nào là quần xã sinh vật? Cho ví dụ? Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa quần xã sinh vật với quần thể sinh vật?
Câu 2. Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ.
Đáp án
 Câu 1 ( 7 điểm): Hoạt động 1- tiết 50 và hoạt động 1 – tiết 49
 Câu 2 ( 3 điểm): Hoạt động 3 – tiết 51
III, Bài mới
1.Đặt vấn đề: Khi các loài sinh vật cùng sống ở một khu vực và có mối quan hệ lẫn nhau và tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh đó là hệ sinh thái. Vởy thế nào là một hệ sinh thái?
2. Phát triển bài	
Hoạt động 1 . Thế nào là một hệ sinh thái?
- GV treo tranh H50.1 SGK yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát tranh thực hiện lênh SGK/ 150
- HS đọc thông tin SGK thực hiện lệnh SGK160
? Thành phần vô sinh và hữu sinh có trong hệ sinh thái?
? Lá và cành cây mục là thức ăn của nững sinh vật nào
? Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?
? Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
? Nếu rừng bị cháy hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với động vật?
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV: Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới ( H50- 1) có đặc điểm gì? 
?Vậy thế nào là hệ sinh thái ?
? Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào ?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã ( sinh cảnh ) trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Ví dụ : Rừng nhiệt đới
- Các thành phần chủ yếu :
+ Các thành phần vô sinh : Đất, nước
+ Sinh vật sản xuất là thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ : Gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ sinh vật phân giải : Vi khuẩn, nấm 
	Hoạt động 2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- GV cho học sinh quan sát hình 50.2 và đọc sgk trả lởi câu hỏi:
? Thế nào là chuỗi thức ăn?
- GV: nhìn theo mũi tên sinh vật đứng trước là thức ăn cho sinh vật đứng sau mũi tên.
- GV cho học sinh làm bài tập lệnh sgk.152
?Viết chuỗi thức ăn ra giấy?
? Thức ăn của chuột là gì?động vật ăn chuột?
- GV giới thiệu một chuỗi thức ăn điển hình và phân tích
- GV :Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn
+ GV yêu cầu học sinh điền từ vào chỗ trống
? Vậy thế nào là chuỗi thức ăn?
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 50.2.Học sinh TT sgk trả lời .
? Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
? Vậy lưới thức ăn là gì?
? Xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái?
a)Chuỗi thức ăn:
Ví dụ:
Thức ăn của chuột ĐV ăn chuột
cây cỏ--->chuột ---> rắn
cây cỏ --->bọ ngựa ---> rắn
cây cỏ--->sâu ---> bọ ngựa
- Cây --->sâu ăn lá--->cầy --->đại bàng ---> sinh vật phân huỷ.
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa là SV tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật lại bị mắt xích phía sau tiêu thụ
b, Thế nào là một lưới thức ăn
* Lưới thức ăn : Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
 * Một lưới thức ăn gồm:
 + sinh vật sản xuất
 + Sinh vật tiêu thụ
 + Sinh vật phân huỷ
3, Củng cố: - GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK152
IV, Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và trả lời 2 câu hỏi SGK 152
 - Giờ sau đem giấy kiểm tra một tiết
 - Ôn tập toàn bộ phần môi trường và phần thực hành tiết 48-49
Ngày soạn: 9/ 3/ 2010
Ngày giảng: 9A 9B 9C..
Tiết 53 – bài 51,52. Thực hành: Hệ sinh thái
A,Mục tiêu
 *Qua bài thực hành học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái,chuỗi thức ăn.
 *Rèn luyện kĩ năng quan sát,so sánh,hoạt động nhóm.
 *Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị
1. GV: - Giáo án
	 - Dao con,dụng cụ đào đất,vợt bắt côn trùng
	 - Túi nilông
	 - Kính lúp,giấy,bút chì
	 - Băng hình :mô hình VAC,hệ sinh thái rừng nhiệt đới
	 - Bảng 51.1.2.3(sgk)
2. HS: - SGK, vở
	 - Bảng 45.1 -> 45.3
C, Các hoạt động dạy học
I,Tổ chức : 9A. 
	 9B. 
	 9C.
II,Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh
III,Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Phát triển bài
Hoạt động 1. Tổ chức thực hành
- Địa điểm thực hành: vườn trường
- Giáo vĩên chia nhóm thực hành(mỗi nhóm 5 em)
- Giáo viên nêu yêu cầu giờ thực hành
 + Điều tra các thành phần của hệ sinh thái
 + Xác định các thành phần trong khu vực quan sát(thực vật ,động vật)
+ Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Hoạt động 2. Tiến trình thực hành
- Giáo viên chọn địa điểm thực hành
- Giáo viên chia nhóm thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lệnh điều tra các thành phần của hệ sinh thái
 *Chú ý: quan sát 2 yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm độc lập quan sát ,ghi chép ,hoàn thành bảng 51.1(sgk/154)
- GV theo rõi nhóm thực hành.
- GV yêu cầu HS quan sát đếm các sinh vật ghi vào bảng 51.2.3 SGK 
( Loại có nhiều ít hay hiếm )
Thực hiện lệnh 2 SGK 155
- GV yêu cầu HS các nhóm độc lập quan sát 
- GV cho theo rõi nhóm thực hành giúp đỡ nhóm yếu 
- GV gọi tưng nhóm báo cáo kết quả. 
a, Hệ sinh thái
- Địa diểm : Vườn trường
- Lớp 3 tổ : Mỗi tổ 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em.
- HS : Điều tra các thành phần của hệ sinh thái.
Hệ sinh thái : 
Các nhân tố vô sinh
các nhân tố hữu sinh
Ghi chép hoàn thành bảng 51.1 SGK 154
Ví dụ : Các nhân tố vô sinh
- Những nhân tố tự nhiên : Đất, đá, cát, sỏi, độ dốc.
 - Những nhân tố do hoạt động con người tạo nên : thác nước nhân tạo, hồ thuỷ sinh, mái che năng ...
* Các nhóm nhân tố hữu sinh
- Trong tự nhiên : Cây cỏ, cây bụi, cây gỗ, giun đất, châu chấu, sâu, nấm.
- Do con người :
+ Cây trồng : Chuối – Mít – Rau
+ Vật nuôi : Cá - Gà 
b, Xác định các thành phần sinh vật trong khu vực thực hành.
- GV yêu cầu HS quan sát, đếm các loài SV ghi vào bảng 51.2.3 SGK ( các nhóm có nhiều hay ít hay rất hiếm ).
- HS độc lập quan sát, trao đổi nhóm thống nhất ghi nội dung bảng 51.2, 51.3 SGK 155
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả ( 1, 2, 3, 4 ) 
3, Đánh giá nhận xét
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm 
- Tinh thần thái độ khi thực hành
 + Nhóm tốt cho điểm
 + Nhóm thực hiện chưa tốt
IV, Hướng dẫn về nhà
- Giờ sua thực hành tiết 2
- Chuỗi thức ăn
- Về nhà dựa vào kết quả của quan sát động vật bảng 51-3. Tập xây dựng lưới thức ăn của sinh vật có trong nhà tực hành để hoàn thành bảng 51.4
Ngày soạn: 10/ 3/ 2010
Ngày giảng: 9A.. 9B. 9C.
Tiết 54 – bài 51,52 . Thực hành: Hệ sinh thái( T2)
A, Mục tiêu
- Qua bài thực hành HS biết xây dựng được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Viết thu hoạch.
- Kĩ năng xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn kĩ năng hoạt động nhóm. Phân tích rút ra kiến thức từ thực tế.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị
1.GV: - Giáo án
 - Dao con dụng cụ dào đất, vợt bắt côn trùng.
 - Kính lúp
 2. HS: - SGK, vở
 - Giấy bút kẻ bảng 51-4 SGK 156
C. Các hoạt động dạy học
I, Tổ chức : 9A. 
	 9B. 
	 9C.
II, Kiểm tra
 - Sự chuẩn bị của học sinh
III, Bài mới
1. Đặt vấn đề
2. Phát triển bài
Hoạt động 1 . Hướng dẫn xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 51.4 SGK 156
- GV kẻ bảng 51.4 lên bảng gọi tên đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV theo rõi hướng dẫn các nhóm
* GV mở rộng quan sát 
- Trong cuộc sống hàng ngày em hãy kể tên 1 số loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật mà em thường gặp.
- em đã xen chương trình thế giới động vật hãy kể tên động vật ăn động vật.
* GV : Em hãy quan sát lại bảng 51.1 và các ví dụ trên thành lập chuỗi thức ăn.
- Từ các chuỗi thức ăn trên hãy thành lập lưới thức ăn.
GV giao một bài tập : Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, SV phá huỷ.
Em hãy lập lưới thức ăn.
- Giáo viên chữa bài và hướng dẫn thành lập chuỗi thức ăn.
Thực vật : - Châu chấu -> ếch - > rắn
 - Sâu - > Gà
 - Dê -> Hổ
 - Thỏ -> Cáo -> Đại bàng 
1. Xây dựng chuỗi thức ăn
- HS dựa vào kết quả bảng 51.3 kiến thức đã học- thảo luận
Hoàn thành bảng 51.4
- Đại diện nhóm lên trình bày -> nhóm khác bổ xung
- HS kể tên các động vật
+ chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò, cá, ếch, cua, ốc ( mùn hữu cơ rong tảo).
- Học sinh kể : Hổ, báo, linh dương, hươu, linh cẩu, rắn, ngựa vằn, chuột.
2. Vẽ sơ đồ từng chuỗi thức ăn
- Ví dụ : TV -> chuột -> mèo -> VK 
 TV -> gà -> chó -> VK
 TV -> ngựa -> hổ -> VK
- HS thảo luận nhóm thành lập lưới thức ăn
- HS lên bảng viết lưới thức ăn. Dưới lớp bổ xung.
- HS theo dõi sửa chữa
	Hoạt động 2 . Viết bài thu hoạch
- GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch theo câu hỏi sau : 
+ Nêu các thành phần trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trương sống của chúng?
+ Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thực vật phân giải?
+ Cảm tưởng của em sau khi thực hành về hệ sinh thái? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt hệ sinh thái đã quan sát?
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Viết bài thu hoạch vào giấy 
3, Đánh giá - nhận xét 
- Giáo viên nhận xét hoạt động của các nhóm.
- Tuyên dương các nhóm thực hành tốt và cho điểm
- Nhóm chưa tốt.
IV, Hướng dẫn về nhà
- Về nhà hoàn thành bảo cáo thu hoạch
- Đọc bài tác động của con người đến môi trường.
- Sưu tầm nội dung :
+ Tác động của con người tới môi trường XHCN.
+ Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
+ Hoạt động của con người để bảo vệ môi trường.
Ngày soạn: 10/ 3/ 2010
Ngày giảng: 9A.. 9B 9C..
Tiết 55. Kiểm tra một tiết
A, Mục tiêu
- Đánh giá và khắc sâu kiến thức của học sinh về các thao tác giao phấn đối với cây hoa lưỡng tính và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
- Kĩ năng lĩnh hội kiến thức vào làm bài
- Giáo dục thái độ đọc lập tự giác khi làm bài
B, Chuẩn bị
1. GV: - Đề kiểm tra 
2. HS: - ôn tập kiến thức
C, Các hoạt động dạy học
I, Tổ chức: 9A
 9B. 
 9C 
II, Kiểm tra
III, Bài mới
Đặt vấn đề
Phát triển bài
Thiết kế ma trận 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
ứng dụng di truyền
1
0,5
1
2,5
1 
 0,5
3
3,5
Sinh vật và môi trường
1
0,5
1
0,5
1 
 2,0
3
3,0
Hệ sinh thái
1 
 0,5
1
0,5
1 
 2.5
3
3,5
Tổng
4
 4
4
 3.5
1
2,5
9 
 10
A/ Tự luận; ( 3 đ) 
 Khoanh tròn vào câu đúng nhất trong các câu 1, 2, 3.
Câu 1. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi 35 trở lên?
Khó sinh vì tuổi cao
Con sinh ra yếu
Dễ sinh ra những đứa trẻ bị bệnh tật di truyền
Câu 2: Biểu hiện của thoái hoá giống
Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ
Cơ thể lai có sức sống kém dần
Cơ thể lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
Năng suất thu hoạch tăng lên
Câu 3. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể?
a)Mật độ. c)Tỉ lệ đực cái. e)Độ đa dạng.
b)Tỉ lệ tử vong. d)Thành phần nhóm tuổi.
Câu 4: Hãy chọn nội dung cột B ghép với nội dung cột A cho phù hợp
Cột A
Kết quả
Cột B
1. Nhóm động vật ưa sáng
2. Nhóm động vật ưa tối
a. Hoạt động ban đêm , sống trong đất, trong hang
b. Hoạt động ban ngày
Câu 5: Các sinh vật khác loài có quan hệ cạnh tranh và ký sinh đúng hay sai
	A. Đúng	B. Sai
Câu 6:Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau.	
“Số lượng cá thể mỗi quần thể trong  luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môt trường, tạo nên sự...trong quần xã”
II/ Tự luận
Câu 1: Trình bày thao tác giao phấn cho lúa bằng phương pháp cắt vỏ chấu?
Câu 2: Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Là những môi trường nào? Em hãy sắp xếp các sinh vật sau vào môi trường sống của chúng: giun đũa, giun đất, giun kim, cá chép, ve bò, rong đuôi chó, sán lá gan, cây bàng, cây ổi, chim sẻ?
Câu 3: Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, châu chấu, ếch nhái, rắn, diều hâu, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ?
Đáp án
II/ Phần trắc nghiệm khách quan ( 3đ- mỗi câu 0,5đ)
	Câu 1: C	Câu 2: B
	Câu3 : E Câu 4: 1- B	; 2- A	 
	Câu 5: B Câu 6: 1- Quần xã; 2- Cân bằng sinh học
I/ Phần tự luận( 7 đ)
Câu 1: ( 2,5đ - mỗi ý 0,5 đ)
Cắt vỏ chấu để rõ nhị đực
Dùng kẹp để cắt bỏ nhị ( khử nhị) 
Sau khi khử nhị bao bông lúa để lai bằng giấy mờ có ghi ngày lai và tên của người thực hiện
Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị
Ba bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày tháng thực hiện công thức lai
Câu 2: ( 2đ )
*Có 4 loại môi trường:
 - Nước	- Trong đất
 - Trên mặt đất và không khí 	- Sinh vật
* Sắp xếp các sinh vật vào môi trường sống của chúng
Nước: cá chép, rong đuôi chó
Trong đất: giun đất
Trên mặt đất và không khí: cây bàng, cây ổi, chim sẻ, chim én
Sinh vật: giun đũa, giun kim, ve bò, sán lá gan
Câu 3: ( 2,5 đ) Lưới thức ăn
ếch nhái Rắn	
	Hổ	Nấm, vi khuẩn
Bọ rùa Châu chấu 	Cáo
 Gà
	 Dê
	 Cây cỏ
3/ Củng cố: Giáo viên thu bài nhận xét giờ kiểm tra
IV/ Hướng dẫn về nhà	
	Ôn lại toàn bộ phần môi trường hệ sinh thái. 
	Đọc trước chương III
Ngày soạn: 13/ 3/ 2010
Ngày giảng: 9A 9B 9C
Chương III . Con người dân số và môI Trường
Tiết 56 – Bài 53 . Tác động của con người đối với môi tRường
A, Mục tiêu
* Thấy được hoạt động của con người làm thay đổi tự nhiên như thê nào.
- Trên cơ sở đó ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường.
*Kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ – KN hoạt động nhóm.
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị
1. GV: - Giáo án
 - Bảng phụ
2. HS: - SGK, vở
C. Các hoạt động dạy học 
I, Tổ chức : 9A. 
	 9B 
	 9C
II, Kiểm tra
	- Thực hiện trong giờ
III, Bài mới
1.Đặt vấn đề: Trong tự nhiên luôn có cân bằng sinh học. Con người đã làm gì để ảnh hưởng đến sự cân bằng đó? Bài hôm nay sẽ tìm hiểu những hậu quả do con người gây ra.
2.Phát triển bài
Hoạt động 1 .Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội
- GV treo tranh H53.1.2.3 SGK. Đọc mục I tả lời câu hỏi.
? Con người đã tác động vào môi trường qua các thời kì phát triển XH như thế nào ? 
- HS đọc TT quan sát tranh H53.1.2.3 thảo luận nhóm.
- GV lưu ý học sinh cần nắm vững những tác động và hậu quả ở từng thời kì ( 3TK).
? Thời kì nguyên thuỷ có tác động nào của con người ?
- GV cho học sinh quan sát hình 53.2
? Thời kì xã hội nông nghiệp con người đã làm gì ảnh hưởng tới môi trường? 
- HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày người khác bổ xung.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
- GV cho học sinh quan sát tranh hình 53.3.Trả lời câu hỏi
? Thời kì công nghiệp hoá con người đã có hoạt động nào tác động lên môi trường?
- GV cho học sinh thảo luận nhóm
- GV chốt kiến thức
* Thời kì nguyên thuỷ:
 Con người đốt rừng, đào hố san bắt thú dữ
 -> làm giảm diện tích rừng.
* Xã hội nông nghiệp
- Con người biết trồng trọt và chăn nuôi dẫn đến chặt phá rừng lấy đất ở, canh tác, chăn thả gia súc đã làm thay đổi đất và tầng nước mặt.
- Những hoạt động đó đã tích luỹ được nhiều giống vật nuôi,cây trồng hình thành hệ sinh thái trồng trọt.
* Xã hội công nghiệp:
- Con người đã sản xuất bằng máy móc,tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, phá đi nhiều diện tích rừng trên trái đất, làm suy giảm môi trường; gây ô nhiễm môi trường...
- Đô thị hoá ngày càng tăng lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt làm môi trường suy giảm...
Hoạt động 2 . Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
- GV yêu cầu học sinh tham khảo sgk,thực hiện lệnh sgk/159
- GV gọi hoc sinh lên điền bảng 
- GV theo bảng đưa ra khẳng định phương án đúng
? những hoạt động nào của con người làm phá huỷ môi trường tự nhiên?
? Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi,gây cháy cháy rừng dẫn đến những hậu quả nào?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra kết luận
- GV :ngoài những hoạt động trên bảng, em hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường?(xây dựng nhà máy lớn,chất thải công nghiệp)
*Liên hệ: Em hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng trong những năm gần đây.
- GV cho học sinh kể
- Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả rất xấu:
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Gây xói mòn đất,dẫn đến gây lũ lụt, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm
+ Nhiều loài sinh vật bị mất,đặc biệt là nhiều loài động vật quý có nguy cơ bị tuyệt chủng
Hoạt động 3. vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
- GV yêu cầu học sinh đọc TT sgk và tìm hiểu thực tế thực hiện lệnh
? Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét yêu cầu học sinh rút ra kết luận
*Liên hệ: Cho biết thành tựu con người đã đạt được trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường
- Hạn chế gia tăng dân số 
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên 
- Pháp lệnh bảo vệ các loài sinh vật
- Phục hồi và trồng rừng mới
- Xử lí rác thải
- Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt
3,Củng cố: - GV cho học sinh đọc kết luận sgk/160
- GV cho học sinh hoàn thành bài tập bảng 53.2 sgk
IV,Hướng dẫn về nhà 
- Học bài theo 3 phần. Làm bài tập sgk bảng 53.2 sgk(160)
- Đọc bài ô nhiễm môi trường
Ngày soạn: 15 / 3/ 2010
Ngày giảng: 9A.. 9B.. 9C
Tiết 57 – Bài 54. Ô nhiễm môi trường
A. Mục tiêu:
* Học sinh nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được hiệu quả việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
* Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc với sgk.
* Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
B. Chuẩn bị
1. GV: - Giáo án
	 - Tranh hình 541_6 sgk
 - Bảng phụ hình 541.2 sgk
2. HS: - SGK, vở
C. Các hoạt động dạy học
I, Tổ chức: 9A. 
	 9B .
	 9C.
II, Kiểm tra
- Hoạt động của con người ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên như thế nào?
- Hãy nêu các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường
 III, Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do đâu?
2. Phát triển bà

File đính kèm:

  • docsinh hoc 9 ki II sua.doc