Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 41: Chim bồ câu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Qúy Tây

I. Đời sống chim bồ câu

- Đời sống:

+ Sống trên cây, bay giỏi.

+ Tập tính làm tổ.

+ Là động vật hằng nhiệt.

- Sinh sản

+ Thụ tinh trong

+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi.

+ Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

pdf7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 41: Chim bồ câu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Qúy Tây, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường THCS Tân Quý Tây Năm học 2020 - 2021 
GV: Đỗ Anh Tuấn 1 Giáo án sinh học 7 
LỚP CHIM 
Bài 41: CHIM BỒ CÂU 
I. Đời sống chim bồ câu 
- Đời sống: 
+ Sống trên cây, bay giỏi. 
+ Tập tính làm tổ. 
+ Là động vật hằng nhiệt. 
- Sinh sản 
+ Thụ tinh trong 
+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi. 
+ Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều 
II. Cấu tạo ngoài và di chuỵển 
1. Cấu tạo ngoài: 
Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay. 
Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 
Thân : Hình thoi Giảm sức cản không khí khi bay 
Chi trước: Cánh chim 
Quạt gió ( động lực của sự bay ), cản 
không khí khi hạ cánh 
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có 
vuốt. 
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi 
hạ cánh 
Lông vũ 
Lông ống: Có các sợi lông làm 
thành phiến mỏng. 
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo ra 
một diện tích rộng 
Lông tơ: Cơ các sợi lông làm 
thành chùm lông xốp. 
Giữ nhiệt, giúp cơ thể nhẹ 
Mỏ : Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng Làm đầu chim nhẹ 
Cổ: Dài, khớp đầu với thân Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt 
mồi rỉa lông 
2. Di chuyển: (Tự học) 
Trường THCS Tân Quý Tây Năm học 2020 - 2021 
GV: Đỗ Anh Tuấn 2 Giáo án sinh học 7 
Bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG 
CỦA LỚP CHIM 
I. Các nhóm chim 
- Lớp chim rất đa dạng: Số loài nhiều, chia làm 3 nhóm: Chim chạy, Chim bơi, Chim bay. 
- Các loài chim có lối sống và môi trường sống phong phú. 
II. Đặc điểm chung của chim 
- Mình có lông vũ bao phủ 
- Chi trước biến đổi thành cánh 
- Mỏ có sừng 
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ 
- Là động vật hằng nhiệt 
III. Vai trò của chim 
- Lợi ích: 
+ ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm 
+ Cung cấp thực phẩm 
+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh 
+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch 
+ Giúp phán tán cây rừng 
- Có hại: 
+ Ăn hạt, quả, cá ... 
+ Là động vật trung gian truyền bệnh 
Nhiều loài chim quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta cần hành động bảo vệ 
chim và môi trường sống của chúng như: Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia. Nghiêm 
cấm săn bắt các loài chim quý hiếm. Không gây ô nhiễm môi trường, không xã rác bừa bãi, 
khai thác hợp lý, gây nuôi các loài có giá trị, vận động mọi người cùng thực hiện 
Trường THCS Tân Quý Tây Năm học 2020 - 2021 
GV: Đỗ Anh Tuấn 3 Giáo án sinh học 7 
LỚP THÚ 
Bài 46: THỎ 
I: Đời sống của thỏ 
Đặc điểm đời sống của thỏ. 
- Thỏ sống đào hang lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả hai chân sau. 
- Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều. 
- Thỏ là động vật hằng nhiệt. 
*Hình thức sinh sản: 
- Thụ tinh trong. 
- Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ. 
- Có nhau thai -> gọi là hiện tượng thai sinh. 
- Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ. 
II:Cấu tạo ngoài và sự di chuyển 
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với tập tính lẩn trốn kẻ thù. 
Bộ phận 
cơ thể 
Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn 
trốn kẻ thù 
Bộ lông Bộ lông mao dày xốp Giữ nhiệt,bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm 
Chi (có 
vuốt) 
Chi trước ngắn Đào hang 
Chi sau dài khoẻ Bật nhảy xa -> chạy trốn nhanh 
Giác 
quan 
Mũi tinh,lông xúc giác Thăm dò thức ăn và môi trường 
Tai có vành tai lớn,cử động Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù 
Mắt có mí cử động được Giữ mắt không bị khô,bảo vệ khi thỏ trốn trong 
bụi gai rậm 
2. Di chuyển 
Sự di chuyển:Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời 2 chân, chạy theo hình chữ Z 
Trường THCS Tân Quý Tây Năm học 2020 - 2021 
GV: Đỗ Anh Tuấn 4 Giáo án sinh học 7 
Bài 48: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ 
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự đa dạng của lớp thú 
- Yêu cầu nghiên cứu SGK/T156 trả lời câu hỏi: 
H. Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào? 
H. Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào? 
Trả lời (ghi bài) 
- Lớp thú có số lượng loài rất lớn sống ở khắp nơi 
- Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi| 
HOẠT ĐỘNG 2: Bộ thú huyệt, Bộ thú túi 
I. Thú mỏ vịt: 
Yêu cầu nghiên cứu thông tin: 
H. Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà lại được xếp vào lớp thú? 
H. Tại sao thú mỏ vịt con không biết bú 
H. Thú mỏ vịt có cấu tạo nào phù hợp với đời sống bơi lội ở nước? 
Trả lời (ghi bài) 
+ Có lông mao dày, chân có màng 
+ Đẻ trứng, chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa. 
II. Kanguru 
Yêu cầu nghiên cứu thông tin: 
H. Kanguru có cấu tạo như thế nào phù hợp với lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ? 
H. Tại sao kanguru con phải nuôi trong túi ấp của thú mẹ? 
Trả lời (ghi bài) 
+ Chi sau dài khỏe, đuôi dài 
+ Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú, thú con bú thụ động. 
Bài tập: 
Đánh dấu x vào câu trả lời đúng. 
1. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì: 
a. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước. 
b. Nuôi con bằng sữa. 
c. Bộ lông dày giữ nhiệt. 
2. Kanguru nuôi Con non trong túi ấp là do: 
a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy. 
b. Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. 
c. Con non chưa biết bú sữa
IV. DẶN DÒ: 
- Học bài và đọc mục em có biết. 
- Đọc trước bài 49. 
Trường THCS Tân Quý Tây Năm học 2020 - 2021 
GV: Đỗ Anh Tuấn 5 Giáo án sinh học 7 
Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ ( tt) 
BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu một vài tập tính của dơi và cá voi 
I. BỘ DƠI 
- HS quan sát hình 49.1, đọc thông tin SGK/T159 
 Dơi có đặc điểm nào thích nghi với đời sống bay lượn? 
Nêu cách lấy đà bay của dơi? 
Nêu cách ăn của dơi? 
Trả lời (ghi bài) 
+ Đặc điểm cánh da rộng 
+ Đặc điểm chi sau nhỏ yếu 
+ Cách di chuyển bay thoăn thoắt, chuyển hướng linh hoạt 
+ Đặc điểm bộ răng 3 loại đều nhọn để phá vỏ kitin và vỏ quả 
Nội dung học: Ghi nhớ SGK 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với điều kiện sống 
II. BỘ CÁ VOI 
Đọc thông tin và quan sát hình. 
Cấu tạo ngoài cá voi thích nghi với đời sống trong nước thể hiện như thế nào? 
Nêu cách ăn của cá voi xanh? 
Nêu đặc điểm sinh sản của cá voi? 
Đại diện của bộ cá voi? 
Trả lời (ghi bài) 
+Cơ thể hình thoi, lớp mỡ dưới da dày 
+ Chi trước biến đổi thành vây bơi. 
+ Chi sau tiêu giảm 
+ Vây đuôi nằm ngang 
+ Hàm không răng, có tấm sừng 
+ Đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ 
+ Cá heo, Cá nhà táng . . . . 
Nội dung học ghi nhớ SGK 
Bài tập 
* Đánh dấu X vào câu trả lời đúng: Cách cất cánh của dơi là: 
a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất. 
b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh 
c. Chân dời vật bám, buông mình từ trên cao 
H. Trình bày những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước? 
V. DẶN DÒ: - Học bài và đọc mục em có biết. 
- Đọc trước bài 50. 
Trường THCS Tân Quý Tây Năm học 2020 - 2021 
GV: Đỗ Anh Tuấn 6 Giáo án sinh học 7 
Bài 50. SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (tiếp theo) 
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT 
I- BỘ ĂN SÂU BỌ 
HS đọc thông tin trang 162,.Quan sát 50.1 SGK. 
Thú ăn sâu bọ thích nghi với đời sống gì? 
Nêu đặc điểm cấu tạo chi thích nghi với việc đào hang? 
Nêu đặc điểm cấu tạo răng thích nghi với việc ăn sâu bọ? 
Giác quan có đặc điểm gì? 
Đại diện? 
Trả lời (ghi bài) 
- Thích nghi lối sống đào hang và ăn sâu bọ 
- Chi khỏe có vuốt. Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ → đào hang. 
- Tất cả các răng nhọn 
- Khứu giác và lông xúc giác phát triển; mắt kém phát triển 
- Đại diện: Chuột chù, chuột chũi . . . . . . 
II- BỘ GẶM NHẤM 
Thú gặm nhấm thích nghi với đời sống ăn bằng cách gì? 
Nêu đặc điểm cấu tạo răng thích nghi với việc ăn bằng cách gặm nhấm? 
Đại diện? 
Trả lời (ghi bài) 
- Thích nghi chế độ ăn bằng cách gặm nhấm 
- Răng cửa lớn, sắc luôn mọc dài, thiếu răng nanh tạo khoảng trống hàm 
- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím. . . . . 
III- BỘ ĂN THỊT 
Thú ăn thịt thích nghi với chế độ ăn gì? 
Nêu đặc điểm cấu tạo răng thích nghi với việc ăn thịt? 
Nêu đặc điểm cấu tạo chi thích nghi với việc săn mồi? 
Đại diện? 
Trả lời (ghi bài) 
- Thích nghi chế độ ăn thịt 
- Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc. 
- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm. 
- Đại diện: Mèo, chó, hổ, sói . . . . . 
Bài tập 
 Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau: 
a. Răng cửa lớn có khoảng trống hàm. 
b. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp 2 bên sắc. 
c. Rình và vồ mồi. 
d. Ăn tạp. 
Trường THCS Tân Quý Tây Năm học 2020 - 2021 
GV: Đỗ Anh Tuấn 7 Giáo án sinh học 7 
e. Ngón chân có vuốt cong nhọn sắc, nệm thịt dày. 
f. Đào hang trong đất. 
2. Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào? 
a. Răng cửa lớn có khoảng trống hàm. 
b. Răng cửa nhỏ sắc, răng nanh to nhọn. răng hàm dẹp sắc.. 
c. Các răng đều nhọn. 
1- Bộ ăn thịt 2- Bộ ăn sâu bọ 3- Bộ gặm nhấm 
V-Dặn dò: 
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.Đọc mục “Em có biết”. 
- Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ . 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_41_chim_bo_cau_nam_hoc_2020_2021.pdf
Bài giảng liên quan