Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 32 - Bài 5+6 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Biết cách thiết lập trang giấy; xuất bài nhạc ra định dạng tệp âm thanh.

- Thành thạo các thao tác nhập nốt nhạc, lời bản nhạc xuất bản nhạc, thao tác thiết lập trang giấy và xuất bản nhạc.

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích học và soạn nhạc, có ý thức bảo vệ tài sản trong phòng máy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy vi tính.

- Máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 32 - Bài 5+6 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 3
TUẦN 32
Thứ ba, ngày 27 tháng 4 năm 2021
Tin học
BÀI 5: SỬ DỤNG BÀI TRÌNH CHIẾU ĐỂ THUYẾT TRÌNH
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
	- Trình bày được nội dung các trang trình chiếu trước thầy/cô giáo và các bạn.
- Rèn luyện tư duy và tự tin cho.
- Nghiêm túc trong quá trình học, phát triển tư duy lôgic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy vi tính.
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
- Cho lớp vận động theo nhạc 
2. Dạy bài mới
HĐ1: Khám phá
- Giáo viên cho từng nhóm học sinh thực hiện trình chiếu bài trình chiếu đã soạn ở bài 3 phần hoạt động ứng dụng, mở rộng theo hướng dẫn trong sách. Giáo viên lưu ý học sinh sử dụng các phím tắt để trình chiếu hoặc tắt chế độ trình chiếu.
- Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh các bước chuẩn bị và thuyết trình. 
HĐ2: Thực hành
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hiện thuyết trình chủ đề “Cây và hoa” theo từng nhóm máy, sau đó chọn một hoặc vài nhóm máy lên thực hiện thuyết trình trước lớp.
- Nhận xét.
HĐ3: Vận dụng
- Giáo viên yêu cầu học sinh trong nhóm luân phiên nhau soạn nội dung giới thiệu bản thân gồm các thông tin: Họ và tên, ngày sinh, bức tranh yêu thích vào bài trình chiếu chung của nhóm.
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử ra một bạn nhóm trưởng thực hiện kiểm tra nội dung đã soạn trong bài trình chiếu của nhóm đã đầy đủ thông tin hay chưa rồi lưu bài trình chiếu của nhóm vào thư mục có tên nhóm trên máy tính. 
- Sau khi soạn bài trình chiếu, các học sinh trong nhóm luân phiên nhau thuyết trình về nội dung mà mình đã soạn trong trang trình chiếu đó trước các bạn.
3. Củng cố - dặn dò 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các phím tắt sử dụng để thuyết trình, nhận xét về sự cần thiết khi sử dụng các phím tắt trong lúc thuyết trình.
- Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.

- Vận động theo nhạc 
- Từng nhóm thực hiện trình chiếu bài trình chiếu đã soạn ở bài 3 phần hoạt động ứng dụng, mở rộng theo hướng dẫn trong sách.
- Các bước chuẩn bị và thuyết trình như sau:
+ Lập kế hoạch: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu mục đích, chủ đề cần giới thiệu cho người nghe, chuẩn bị nội dung ngắn gọn, đầy đủ thông tin trong các trang trình chiếu;
+ Chuẩn bị cấu trúc bài trình chiếu: Cần chuẩn bị theo các phần như: mở đầu; các mục nội dung chính; kết luận;
+ Thực hành: Nên tập thuyết trình trước máy tính hoặc nhóm bạn để tiếp nhận những góp ý hoặc điều chỉnh về nội dung, cách thuyết trình trước khi thuyết trình trước nhiều người;
+ Thuyết trình: Khi trình bày trước nhiều người, cần lưu ý đến cử chỉ, mắt nhìn, sử dụng bút trỏ laser, giọng nói để hoạt động thuyết trình đạt được hiệu quả cao nhất.
- Thực hiện thuyết trình chủ đề “Cây và hoa” theo từng nhóm máy.
- Vài nhóm máy lên thực hiện thuyết trình trước lớp.
- Các nhóm máy khác quan sát phần thuyết trình của bạn, nhận xét về các bước thuyết trình, nội dung chủ đề
- Soạn nội dung giới thiệu bản thân gồm các thông tin: Họ và tên, ngày sinh, bức tranh yêu thích vào bài trình chiếu chung của nhóm.
- Thuyết trình về nội dung mà mình đã soạn trong trang trình chiếu đó trước các bạn.
GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 5
TUẦN 32
Thứ tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021
Tin học
BÀI 5: THIẾT LẬP TRANG GIẤY VÀ XUẤT BÀI NHẠC
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
- Biết cách thiết lập trang giấy; xuất bài nhạc ra định dạng tệp âm thanh. 
- Thành thạo các thao tác nhập nốt nhạc, lời bản nhạc xuất bản nhạc, thao tác thiết lập trang giấy và xuất bản nhạc.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích học và soạn nhạc, có ý thức bảo vệ tài sản trong phòng máy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy vi tính. 
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
- Cho lớp vận động theo nhạc 
2. Dạy bài mới
HĐ1: Khám phá
- Hoạt động 1 trang 129: 
+ Giáo viên cho học sinh xem hai tờ giấy có in bản nhạc mẫu được thiết lập cỡ A4, A3 và giới thiệu vài nét về từng khổ giấy để học sinh hình dung sơ lược về bài học.
+ Cho học sinh tự đọc trước phần A1 trang 129, 130.
+ Sau khi học sinh đọc xong, giáo viên mở một bản nhạc có sẵn trong máy rồi bắt đầu hướng dẫn từng bước thiết lập trang giấy trên máy tính để các em quan sát.
- Hoạt động 2 trang 130: 
+ Giáo viên cho tự đọc phần A2 trang 120, 131 rồi thực hiện theo hướng dẫn trong SGK để xuất bản nhạc.
+ Giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số định dạng để xuất bản nhạc mà phần mềm MuseScore quy định.
+ Giải thích ý nghĩa của việc xuất bản nhạc cho học sinh.
HĐ2: Thực hành
- Yêu cầu học sinh làm các bài trong hoạt động thực hành.
+ Hoạt động 1 trang 131: Giáo viên cho học sinh mở một bản nhạc có sẵn rồi thực hành thiết lập trang giấy theo yêu cầu ở phần B1 trang 131.
+ Hoạt động 2 trang 131: Học sinh làm bài thực hành ở phần B2 trang 131. Giáo viên có thể cho học sinh chơi thử bạn nhạc đã xuất theo định dạng *.wav.
HĐ3: Vận dụng
- Yêu cầu học sinh làm các bài trong hoạt động ứng dụng, mở rộng.
- Trước khi học sinh thực hành, giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách đặt khoảng cách khuông nhạc sao cho bản nhạc chia thành 3 khuông nhạc, mỗi khuông có 4 ô nhịp.
3. Củng cố - dặn dò 
- Giáo viên giúp học sinh củng cố:
+ Các thao tác cơ bản khi dùng MuseScore để soạn bản nhạc;
+ Cách thiết lập trang giấy và xuất bản nhạc.
- Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.

- Vận động theo nhạc 
- Quan sát, lắng nghe.
- Đọc thông tin ở phần A1 trang 129, 130.
- Quan sát.
- Tự đọc phần A2 trang 120, 131 rồi thực hiện theo hướng dẫn trong SGK để xuất bản nhạc.
- Mở một bản nhạc có sẵn rồi thực hành thiết lập trang giấy theo yêu cầu ở phần B1 trang 131.
- Làm bài thực hành ở phần B2 trang 131.
- Yêu cầu đối với bài này: Thiết lập khổ giấy A4, ngang, đặt khoảng cách khuông là 3500mm. Xuất đoạn nhạc theo định dạng *.wav và đặt tên tuỳ thích. Với học sinh đã biết về nhịp, nốt có thể cho các em tự sáng tác bài nhạc và thiết lập trang, xuất theo định dạng *.wav rồi chơi thử.
GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 4
TUẦN 32
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2021
Tin học
BÀI 6: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: 
- Tự rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Logo; Bước đầu hình thành tư duy thuật toán.
- Biết kết hợp các lệnh trong logo để vẽ hình mong muốn theo nhiều góc khác nhau.
- Hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy vi tính. 
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho lớp vận động theo nhạc 
2. Dạy bài mới
HĐ1: Thực hành
- Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để thảo luận thực hiện yêu cầu trong hoạt động 1, sau đó so sánh kết quả với nhau.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp hoạt động 2. Trong hoạt động 2, học sinh có thể gặp lúng túng khi thực hiện mẫu 3, mẫu 4. Vì thế, ngay từ mẫu 1, giáo viên yêu cầu học sinh xác định thuật toán trước khi viết các câu lệnh. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định vị trí xuất phát của Rùa ở đâu trong hình vẽ, tiếp theo Rùa phải đi thế nào để vẽ được hình.
- Khi thực hiện Hoạt động 3, giáo viên cần lưu ý có thể có nhiều thuật toán để vẽ được các hình như hình mẫu. Thuật toán nào cũng được chấp nhận. 
HĐ2: Vận dụng 
- Giáo viên nên cho học sinh thực hiện từng dòng lệnh, ghi lại hành động của Rùa và kết quả. Giáo viên cũng có thể gợi ý để học sinh phát hiện ra lệnh mới FILL, thông qua việc yêu cầu học sinh tìm hiểu chức năng của lệnh FILL.
3. Củng cố - dặn dò 
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại:
+ Chức năng của lệnh PENUP, PENDOWN.
+ Chức năng của lệnh FILL.
- Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.

- Cả lớp vận động theo nhạc. 
- Làm việc theo nhóm để thảo luận thực hiện yêu cầu trong hoạt động 1, sau đó so sánh kết quả với nhau.
- Xác định thuật toán trước khi viết các câu lệnh.
- Làm hoạt động 3: Học sinh xác định được thuật toán là yêu cầu trước tiên trước khi yêu cầu chọn được thuật toán tốt hơn.
- Thực hiện từng dòng lệnh.
- Ghi lại hành động của Rùa và kết quả.

Ngày 23 tháng 4 năm 2021
Đã duyệt
Trần Thị Dung Thơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_tuan_32_bai_56_nam_hoc_2020_2021.doc