Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 1 - Bài 2+5+6+9

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

2. Kĩ năng

Biết thực hiện các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

3. Thái độ

HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người ngồi sau xe đạp, xe máy.

- Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

- Thẻ đúng (Đ), sai (S).

 

doc13 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 1 - Bài 2+5+6+9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GI¸O ¸N V¡N HO¸ GIAO TH¤NG LíP 1
BÀI 2: GIỮ TRẬT TỰ, AN TOÀN TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh biết giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.
- Học sinh thực hiện được giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.
- Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.
II/ ĐỒ DÙNG:
-Giáo viên: Sách Văn hóa giao thông, tranh phóng to.
- Học sinh: Sách Văn hóa giao thông, bút chì.
III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Trải nghiệm:
Hỏi: Cổng trường của chúng ta vào buổi sáng như thế nào?
 
- HS trả lời
 
GV: Công trường vào buổi sáng và khi tan trường rất đông người. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 2: Giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.
- Học sinh lắng nghe.
2/ Hoạt động cơ bản:
 
GV kể truyện “Xe kẹo bông gòn” theo nội dung từng tranh kết hợp hỏi câu hỏi.
 
GV kể nội dung tranh 1
Hỏi:Sáng nay trước cổng trường của bạn Tâm có gì lạ?
 
- Học sinh trả lời
GV kể nội dung tranh 2
Hỏi:Tâm đã làm gì khi thấy xe kẹo bông gòn?
 
- Học sinh trả lời
GV kể nội dung tranh 3
 
Hỏi: Tại sao các bạn bị ngã?
- Học sinh trả lời
GV kể nội dung tranh 4
Hỏi: Thấy bạn bị ngã Tâm đã làm gì?
Hỏi: Tại sao cổng trường mất trật tự, thầy cô giáo và học sinh không thể vào được?
 
- Học sinh trả lời
GV kể nội dung tranh 5
Hỏi: Khi xe kẹo bông gòn đi rồi, cổng trường như thế nào?
 
- Học sinh trả lời câu hỏi.
GV : Vì xe kẹo bông gòn trước cổng trường mà làm cho cổng trường mất trật tự, thầy cô và học sinh ra vào khó khăn không an toàn.
Chốt câu ghi nhớ:
Không nên chen lấn, đẩy xô
Cổng trường thông thoáng ra vô dễ dàng.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc theo cô câu ghi nhớ.
3/ Hoạt động thực hành:
 
Sinh hoạt nhóm lớn 3 phút
Hãy đánh dấu vào dưới hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, chốt hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm. Tuyên dương nhóm làm tốt.
 
- Học sinh sinh hoạt nhóm
- Các nhóm trình bày
4/ Hoạt động ứng dụng
 
Đóng vai - Xử lý tình huống
GV kể câu chuyện
Hỏi: Nếu em là Thảo và Nam em sẽ nói gì với dì ấy?
 
Chia nhóm theo tổ đóng vai
-Học sinh thảo luận nhóm, đóng vai
Gọi các nhóm trình bày
Nhận xét các nhóm. Tuyên dương.
- Các nhóm trình bày
GV chốt: Để thực hiện tốt việc giữ trật tự, an toàn trước cổng trường mỗi chúng ta phải tự giác thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
GV chốt câu ghi nhớ:
Cổng trường sạch đẹp, an toàn
Mọi người tự giác, kết đoàn vui chung.
 
- Học sinh đọc theo cô.
5/Củng cố, dặn dò
Hỏi: Để cổng trường thông thoáng , ra vô dễ dàng ta phải làm gì?
- Về nhà thực hiện tốt những điều đã học.
 
- Học sinh trả lời

Bài 5
VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
2. Kĩ năng
Biết thực hiện các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
3. Thái độ
HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người ngồi sau xe đạp, xe máy.
- Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.
2. Học sinh
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.
- Thẻ đúng (Đ), sai (S).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
12’
10’
10'
2’
 
1. Trải nghiệm
- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:
+ Ở lớp, có em nào đã từng ngồi sau xe đạp, xe máy?
+ Khi ngồi sau xe đạp, xe máy mà em uống hết hộp sữa thì em phải làm sao?
- Cá nhân HS giơ tay phát biểu.
- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.
2. Hoạt động cơ bản:
- GV đọc truyện 2 lần.
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:
+Ăn hết hộp xôi, An đã làm gì?
+ Nếu em là An, em sẽ nói gì với anh thanh niên?
+ Theo em, bạn An nên bỏ cái hộp như thế nào cho đúng?
- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.
- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 21.
3. Hoạt động thực hành
- GV nêu yêu cầu
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh và cho biết em có nên làm theo các bạn trong hình không? Tại sao ?.
- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh)
-Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/không nên theo từng tranh cụ thể.
- GV liên hệ giáo dục
* Đối với tranh 1,2, 3, 4 GV đặt câu hỏi:
- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?
3. Hoạt động thực hành
GV nêu trò chơi ”chuyển đồ an toàn lịch sự”
- GV kết luận, rút ra bài học:
- Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Vài HS trả lời
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.
- HS: Ăn hết hộp xôi, An đã ném vào thùng rác nhưng gió thổi rơi vào mặt anh đi xe máy.
- Nếu em là An, em sẽ nói xin lỗi với anh thanh niên.
- Theo em, bạn An nên nói mẹ dừng xe để bỏ cái hộp vào thùng rác.
- HS xem tranh minh họa
- Lắng nghe, HS đọc ghi nhớ
- 1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút
- HS nêu nội dung từng bức tranh
- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.
*Tranh1, 2, 3, 4: không nên làm.
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
+ HS tham gia chơi.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe

Bài 6:
NẾU VÔ Ý LÀM BẠN NGÃ
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết một số việc cần phải làm khi vô ý làm bạn ngã.
2. Kĩ năng
- HS đi đứng cẩn thận, không làm ảnh hưởng đến người khác.
- Nhận sai và xin lỗi khi gây phiền phức cho người khác. - Biết đánh giá hành vi đúng − sai của người khác khi làm bạn ngã.
3. Thái độ
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã khi vô ý làm bạn ngã.
II- CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh ảnh về cách cư xử với bạn khi làm bạn ngã.
2. Học sinh − Các hình ảnh trong sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 1.
Sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 1
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Trải nghiệm
- Em đã bao giờ lỡ làm người khác ngã chưa? Học sinh trả lời.
- Em đã cư xử thế nào khi lỡ làm người khác ngã? Học sinh trả lời
HS phát biểu cá nhân.
2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Có phải tại chú chim?”
- GV kể câu chuyện “Có phải tại chú chim” – HS lắng nghe.
- GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao xe Nam đụng bạn Hòa ngã?
+ Khi Hòa ngã, Nam đã làm gì?
+ Nam cư xử như thế có đúng không? Vì sao?
+ Nếu em lỡ làm bạn ngã, em sẽ làm gì?
- Cho HS phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét và chốt: Khi lỡ làm người khác ngã, mình phải biết nhận sai và xin lỗi.
Nếu lỡ làm ngã một ai
Phải biết xin lỗi, nhận sai về mình
3. Hoạt động thực hành
- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS sắp xếp lại các bức hình đúng trình tự câu chuyện và kể lại câu chuyện theo từng bức tranh.
- Cho HS thảo luận nhóm 4. Sau thời gian 3 phút, mời đại diện nhóm trình bày.
- GV chốt lại các ý đúng:
1/ Trình tự các bức tranh: hình D, hình B, hình C, hình A.
2/ Nội dung từng bức tranh:
+ Hình D: Tan học, các bạn học sinh rủ nhau đi về, chuyện trò vui vẻ.
+ Hình B: Lúc đó, bạn Hải vội vàng lao nhanh ra phía cổng trường.
+ Hình C: Chẳng may chân bạn Hải vấp trúng bạn Nga, làm bạn Nga bị ngã.
+ Hình A: Bạn Hải lập tức đỡ bạn Nga dậy, xin lỗi và hỏi han bạn Nga có bị sao không
GV đặt câu hỏi: Em thấy cách cư xử của bạn Hải như thế nào?
HS trả lời cá nhân.
GV chốt ý: Nếu lỡ làm bạn ngã
Nên đỡ bạn lên ngay
Hỏi han và xin lỗi
Ấy mới là điều hay.
4. Xử lí tình huống
GV nêu hai tình huống trong sách, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách xử lí tình huống. Sau đó cho HS đóng vai.
* Tình huống 1: Em cùng bạn chơi đuổi bắt, vì chạy nhanh nên va phải một bạn lớp khác, làm bạn bị ngã. Em phải làm gì?
* Tình huống 2: Em vừa đi bộ trên vỉa hè vừa đọc quyển truyện mới mua. Vô ý đụng phải một bạn đang đi phía trước, bạn ấy không ngã nhưng làm đổ lon nước ngọt mà bạn ấy đang uống dở. Em phải làm gì?
- HS nêu cách xử lí tình huống. Sau đó mời một số nhóm lên đóng vai.
Sẽ có nhiều cách xử lí tình huống trên. Nhưng cách xử lý tốt nhất, đúng đắn nhất là khi vô ý làm bạn ngã hoặc gây phiền phức đến người khác thì mình phải cư xử nhẹ nhàng, hòa nhã, nói năng hiền từ, nhận lỗi và xin lỗi người khác. Lúc đó người kia sẽ hiểu và thông cảm cho mình.
GV nhận xét, tuyên dương và chốt ý:
Nói năng hòa nhã, dịu hiền
Dẫu ai có giận, có phiền cũng nguôi.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS.
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
BÀI 9: KHÔNG HÁI HOA, BẺ CÂY TRÊN ĐƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Học sinh hiểu hành động hái hoa, bẻ cây nơi công cộng là sai.
2/ Kĩ năng:
- Học sinh biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
3/ Thái độ:
- Học sinh biết nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện không hái hoa, bẻ cây và bảo vệ cây xanh; Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên; Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa .
II/ ĐỒ DÙNG:
Giáo viên:
- Sách 
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.
Học sinh:
- Sách Văn hóa giao thông lớp 1.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Trải nghiệm:
Hỏi: Ở sân trường, vườn trường, công viên, đường phố người ta trồng cây và hoa để làm gì?
Hỏi: Để sân trường, vườn trường, công viên, đường phố luôn đẹp luôn mát mẻ, em cần phải làm gì?
 
HS trả lời (cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí thêm trong lành, mát mẻ)
HS trả lời (em cần chăm sóc và bảo vệ cây và hoa)
Giáo viên: Cây và hoa ở sân trường, công viên, đường phốcho ta bóng mát, không khí trong lành và làm đẹp thêm cho cuộc sống. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây và hoa ở những nơi đó, cô mời các em tìm hiểu qua bài học này:Không hái hoa, bẻ cây trên đường.
 
2/ Hoạt động cơ bản:
 
Giáo viên treo tranh và kể câu chuyện:
“Bông hoa này là của chung”
 
Học sinh lắng nghe
Hỏi: Theo em, vì sao không nên hái hoa, bẻ cây trên đường?
Hỏi: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ cây xanh?
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
 
Giáo viên: Cây và hoa giúp cho con đường em đi, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành. Vì vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ và nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ, đó là tài sản chung của xã hội. Chúng ta cần nhớ:
Câu ghi nhớ:
Nghe vẻ, nghe ve
Nghe vè hoa lá
Cây xanh đẹp quá
Rực rỡ sắc hương
Con đường xanh mát
Nở ngàn yêu thương
Bạn ơi hoa đẹp
Chỉ để ngắm thôi
Đừng đưa tay bẻ
Còn gì đẹp đâu
Học sinh lắng nghe
Học sinh nhắc lại ghi nhớ
3/ Hoạt động thực hành:
Sinh hoạt nhóm lớn 5 phút theo yêu cầu sau:
Hãy đánh dấu vào dưới hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
- Gọi các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt và chốt hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm :
+ Hình 1: Một bạn đang viết vẽ bậy trên thân cây. Đây là việc không nên làm vì hành động này phá hoại cây xanh, làm mất đi vẻ đẹp của cây xanh trên đường phố. Chúng ta cần bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
+ Hình 3: Một bạn nam bồng một bạn nhỏ lên để bẻ cành cây. Đây là một việc không nên làm vì hành động này phá hoại cây xanh, cây sẽ không còn bóng mát cho chúng ta nữa. Hơn nữa việc làm này của bạn nam cũng nguy hiểm vì có thể làm em nhỏ bị té, gãy tay chân. Chúng ta không nên bẻ cành để cây mãi xanh tươi và tỏa bóng mát.
 
Học sinh thảo luận nhóm và trình bày.
HS trình bày
HS lắng nghe
GV chốt câu ghi nhớ:
Thường xuyên bảo vệ cây xanh
Cho con đường đẹp như tranh lụa màu.
GV cho HS tô màu vào hình thể hiện điều nên làm ở trên.
 
Học sinh lắng nghe rồi nhắc lại.
HS lấy bút màu tô vào tranh trong sách.
4/ Hoạt động ứng dụng:
 
Sinh hoạt nhóm lớn:
GV cho HS thảo luận nhóm 5 phút theo yêu cầu sau:
Em sẽ nói gì với các bạn ở hình 1 và hình 3 trong hoạt động thực hành?
GV gọi 2 nhóm trình bày.
Gv nhận xét tuyên dương
 
Học sinh thảo luận
Học sinh trình bày
 
GV chốt câu ghi nhớ:
Mấy lời nhắn nhủ bạn ta
Chớ nên ngắt lá, bẻ hoa bên đường.
 
Học sinh nghe rồi nhắc lại.
5/ Củng cố, dặn dò:
Hỏi: Cây và hoa trên đường phố, trong công viên, trong sân trường cho chúng ta điều gì?
Hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh?
Giáo viên tổng kết: Các em không nên hái hoa, bẻ cành nơi công cộng mà cần phải bảo vệ và chăm sóc cây xanh để cây xanh luôn tươi tốt nhé!
GV cho HS xem một số hình ảnh về cây và hoa trên đường phố ở Đà Nẵng.
Dặn dò: Thực hiện tốt những điều đã học.
Em hãy thực hiện bài tự đánh giá theo phiếu ở trang 47
 
Học sinh trả lời

File đính kèm:

  • docgiao_an_van_hoa_giao_thong_lop_1_bai_2569.doc