Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới VNEN

Góc môi trường được học sinh trải nghiệm mang cây đến trồng ở các chậu

cây nhỏ bé xinh xắn, các giỏ cây ở cửa sổ, hành lang lớp học ngoài ra còn có sự

góp sức của phụ huynh học sinh làm cho lớp học xanh mát hơn, thân thiện hơn.

Góc môi trường còn giúp các em trải nghiệm chăm sóc cây, quan sát cây trong

giờ học khoa học, giờ tập làm văn

pdf45 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới VNEN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
iệu quả sử dụng 
một cách tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp 
giáo dục theo mô hình VNEN. Tạo hứng thú, niềm đam mê, sự tự tin và tính cực 
chủ động sáng tạo của học sinh. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện 
2.1. Nghiên cứu các văn kiện 
 Nghiên cứu các công văn, văn bản hướng dẫn, tài liệu huớng dẫn về mô 
hình trường học mới, để tìm ra : 
2.1.1. Điểm mới của mô hình VNEN 
 Mô hình trường học mới VNEN hướng tới chuyển các hoạt động giáo dục 
trong nhà trường thành các hoạt động tự giáo dục cho học sinh. Đặc trưng của 
trường tiểu học mới là: 
 - Học sinh: Tự giác, tự quản, tự học, tự tin, tự đánh giá. 
 - Giáo viên: Tự chủ, tự bồi dưỡng. 
6 
 - Về tổ chức lớp học: Thân thiện, tiện di chuyển và có đầy đủ các công cụ 
hỗ trợ cho học sinh tham gia các hoạt động học tập và giáo dục toàn diện. 
 - Phương pháp dạy học: Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học 
sinh, tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, học sinh không học thụ động 
mà bắt buộc phải có sự trao đổi tư duy với sách, với các công cụ hỗ trợ học tập 
trong lớp với giáo viên và các bạn cùng lớp, cùng nhóm tự chủ trong việc tiếp 
thu kiến thức. 
 Như vậy cách học của mô hình trường tiểu học mới là kiến thức được 
hình thành bằng quá trình tự trải nghiệm, khám phá, được củng cố qua thực hành 
và ứng dụng vào thực tế. Học theo mô hình trường tiểu học mới học sinh sẽ nắm 
được kiến thức chắc chắn bền vững. Việc xây dựng các góc học tập như: 10 
bước học tập, góc học tập môn Toán, góc học tập môn Tiếng Việt, góc thư viện, 
.. sẽ giúp các cho các tiết học sôi nổi hứng thú cho học sinh, phát huy tính cực 
chủ động và sáng tạo của học sinh. Giúp các em tự tin chiếm lĩnh kiến thức mới 
một cách chủ động hơn. 
2.1.2 .Tìm hiểu tác dụng của từng góc hỗ trợ học tập 
a. Góc học tập 
 Đây là nơi để các dụng cụ tài liệu và đồ dùng học tập mà học sinh sẽ sử 
dụng để tương tác trong từng tiết học bài học. Góc học tập được chia thành 
nhiều góc nhỏ như: Góc Toán, góc Tiếng Việt, góc Sử - Địa, góc Khoa, góc Mĩ 
thuật Ngoài ra, đây còn là nơi lưu trữ những bài kiểm tra, bài làm của học sinh 
được thầy cô đánh giá tốt, những bài chữ đẹp..để cả lớp cùng tham khảo học 
tập. Chịu trách nhiệm sắp xếp bảo quản gọn gàng là trưởng ban học tập. Ngoài 
ra góc học tập còn là nơi các em tự chuẩn bị những đồ dùng học tập cho từng tiết 
từng buổi như: phiếu học tập, các mô hình hình học, đồ dùng thí nghiệm khoa 
học, nhạc cụ, dụng cụ vẽ 
b. Góc Thư viện: 
 Góc thư viện chính là tủ sách đặt ở cuối lớp học. Sách trong thư viện phải 
7 
do học sinh, phụ huynh và giáo viên tự đóng góp xây dựng. Góc thư viện giúp 
em có thể đọc sách để mở mang thêm kiến thức và thư giãn sau mỗi giờ học. 
Góc thư viện do ban thư viện quản lí sắp xếp và xây dựng nội qui kế hoạch 
mượn trả. 
c. Góc sinh nhật 
 Là bảng ghi tên các bạn theo từng tháng sinh để đầu mỗi tháng ban văn 
nghệ tổ chức họp và phân công nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho các bạn 
trong tháng đó tạo không khí ấm áp vui tươi gắn kết tình cảm bạn bè trong lớp. 
d. 10 bước học tập 
 Là tiến trình tổ chức các hoạt động học tập theo phương pháp dạy học 
theo mô hình trường tiểu học mới. Tiến trình này giúp các em biết nhiệm vụ học 
của cá nhân, nhóm trưởng, trưởng ban học tập, ...từ đó giúp các em phát huy tính 
tự giác tích cực chủ động nắm kiến thức, phát huy khả năng hoạt động nhóm. 
e. Hộp thư bè bạn 
 Là nơi các em chia sẻ niềm vui nỗi buồn hoặc chia sẻ kiến thức sau mỗi 
bài học giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn, cùng nhau thi đua trong học tập gắn 
kết tình bạn bè, rèn kĩ năng viết thư.... 
g. Con đường em đến trường 
 Giúp các em biết được địa chỉ nơi ở của tất cả các bạn trong lớp, biết được 
từ nhà em tới trường phải đi qua đoạn đường nào nguy hiểm, dài bao nhiêu km, 
đặc biệt khi sảy ra hiểm họa em có thể đến nơi nào để phòng tránh ... 
h. Bảng nội qui lớp học 
 Là những việc mà em nên làm và không nên làm do tập thể lớp họp và đề 
ra và qui định mọi người phải thực hiện giúp các em rèn tính kỉ luật trong học 
tập và hoạt động. 
i. Góc các hoạt động lớp em 
 Được thay đổi thường xuyên hàng tháng theo chủ điểm được qui định ở 
8 
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là nơi trưng bày những bức tranh, những bài 
thơ, câu hát do các em sưu tầm qua đó giáo dục các em ý thức trách nhiệm tình 
cảm đối với trường, lớp, thầy cô, bố mẹ, ông bà, quê hương đất nước. 
k. Góc cộng đồng 
 Là nơi trưng bày các bức tranh, sản vật của quê hương đất nước khơi gợi 
lòng tự hào của các em về quê hương. 
l. Sơ đồ hội đồng tự quản 
 Giúp các em nắm được tổ chức của lớp mình, với các chức danh do tự các 
em bình chọn. Ngoài ra việc tự do đăng kí vào các ban như ban văn nghệ, ban 
đối ngoại....giúp các em phát huy được sở trường của mình. 
m. Góc trưng bày sản phẩm 
 Là nơi trưng bày và lưu trữ các sản phẩm của các môn như mĩ thuật, kĩ 
thuật,...giúp các em tham khảo học hỏi đánh giá lẫn nhau và giữ gìn trân trọng 
những gì mình làm được. Qua đó tôn vinh sản phẩm và sự sáng tạo của mình, 
của bạn bè trong lớp. 
n. Góc môi trường 
 Là nơi trưng bày các sản phẩm trải nghiệm trồng cây giúp cho lớp học 
xanh sạch đẹp, đưa thiên nhiên vào lớp học gần gũi với các em đồng thời giáo 
dục các em ý thức chăm sóc bảo vệ... 
2.1. 3. Tìm hiểu về tiêu chí xây dựng các góc hỗ trợ học tập 
 - Không gian lớp học phải đủ rộng, thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng. 
 - Các góc hỗ trợ học tập trong lớp học phải được sắp xếp khoa học, phù hợp 
với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. 
 - Lớp học phải gần gũi thân thiện với học sinh, hài hòa, sáng tạo và đẹp mắt. 
2.2. Khảo sát thực tế lớp học 
 Sau khi nghiên cứu kĩ tác dụng của các góc hỗ trợ học tập và các tiêu chí 
tôi tiến hành khảo sát thực tế lớp mình phụ trách, tôi thấy: 
9 
 - Phòng học có đủ diện tích, đảm bảo đủ không gian và ánh sáng phù hợp 
với tiêu chí. Ngoài ra nhà trường cùng với hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ đủ bàn 
hai chỗ, ghế một chỗ ngồi. 
 - Tôi tiến hành dự kiến vị trí các góc ghi chép cẩn thận. 
 - Dự kiến hình thức , nguyên vật liệu để làm. 
2.3. Tiến hành xây dựng các góc học tập, trang trí lớp 
 Để xây dựng các góc học tập có hiệu quả tôi đã thực hiện từng bước như 
sau: 
2.3.1. Bồi dưỡng học sinh làm quen với mô hình học tập mới VNEN 
 Tổ chức cho các em xem băng đĩa làm quen với tiến trình một tiết học 
theo mô hình VNEN. Cho học sinh tìm hiểu làm quen sách hướng dẫn, làm quen 
với các lô gô, bồi dưỡng cách học cá nhân, học cặp đôi và cả nhóm, chia sẻ bài 
với cả lớp. 
 Giúp các em hình thành nhóm học tập, bồi dưỡng kĩ năng điều hành cho 
nhóm trưởng. 
 Cuối cùng cho các em tiến hành thảo luận tổ chức bầu cử lựa chọn hội 
đồng tự quản và lựa chọn các ban, bầu các trưởng ban. Hướng dẫn nhiệm vụ cho 
từng ban, tiến hành bồi dưỡng hội đồng tự quản. Khi các em đã làm quen với 
tiến trình một tiết dạy tôi hướng học sinh suy nghĩ tìm hiểu tới tác dụng hỗ trợ 
của các công cụ hay các góc học tập trong lớp. Sau đó yêu cầu các em về nhà 
chia sẻ với cha mẹ người thân để họ dần hiểu ra sự cần thiết phải xây dựng các 
góc hỗ trợ học tập trong lớp cho con em họ. 
 Tiếp theo tôi tiến hành cho các em thảo luận xây dựng nội qui lớp học. 
 Nêu vấn đề và cho học sinh thảo luận để học sinh tự nêu nên nguyện vọng 
ý thích của mình về tên góc, vị trí các góc, cách trang trí, tác dụng của từng góc. 
 Ví dụ dụng cụ học tập chúng ta nên để ở vị trí nào, đặt tên cho nơi đó là 
gì? Ngoài để dụng cụ tài liệu học tập ra chúng ta còn có thể để những gì vào góc 
10 
đó. Những đồ dùng và dụng cụ học tập chúng ta phải chuẩn bị vào thời gian nào, 
dùng vào lúc nào? Ai là người chuẩn bị những đồ dùng dụng cụ học tập ấy? 
Hoặc những nội qui của lớp nên làm thế nào để mọi người cùng ghi nhớ và thực 
hiện thật tốt, hoặc để giúp các em thực hiện tốt các bước học tập thì chúng ta 
nên trang trí thế nào để ở vị trí nào? Con sẽ tạo ra những bông hoa trang trí nội 
qui lớp học bằng cách nào? Làm thế nào để lớp chúng ta có một tủ sách thư viện 
hay và đẹp? Nếu con không làm được con sẽ nhờ ai.....Bằng những câu hỏi gợi 
mở tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến của các em sau đó ghi chép tỉ mỉ lên kế 
hoạch chi tiết cho từng góc. Để trang trí được các góc theo đúng yêu cầu mục 
đích giáo dục và theo nguyện vọng của học sinh đòi hỏi phải có nguồn kinh phí 
nhất định vì thế bước tiếp theo tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của hội phụ huynh 
học sinh. 
2.3.2. Tổ chức họp phụ huynh 
 Để đạt được mục tiêu xây dựng đầy đủ các góc hỗ trợ học tập thì phải nhờ 
đến công sức không hề nhỏ của tất cả các bậc phụ huynh trong lớp. Xong không 
phải tất cả phụ huynh đều ủng hộ vì họ chưa hiểu rõ về mô hình lớp học theo 
hướng VNEN nên trong buổi họp đó tôi đã chú ý đến việc làm tốt công tác tuyên 
truyền về mô hình dạy học, về mô hình lớp học. Tôi đã cùng phụ huynh xem 
một hoạt động học có sự tương tác đến các góc trong lớp, và một số hoạt động 
mẫu qua mạng internet, xem một số mẫu các góc trong lớp, nêu tác dụng của 
từng góc hỗ trợ học tập, cuối cùng tôi cho họ xem những nguyện vọng của con 
em họ. Và sau đó họ đã thảo luận thống nhất ủng hộ với quyết tâm cao. Sau khi 
bàn bạc thống nhất tôi cùng với hội phụ huynh đã quyết định xây dựng các góc 
hỗ trợ học tập cho lớp gồm: 
- Góc học tập. 
- Góc sinh nhật . 
- Góc môi trường. 
- Thư viện lớp học. 
11 
- Hộp thư bè bạn, điều em muốn nói. 
- 10 bước học tập 
- Nội qui lớp học. 
- Góc cộng đồng, sơ đồ con đường em đến trường. 
- Sơ đồ hội đồng tự quản. 
- Hoạt động chủ đề chủ điểm. 
- Góc sản phẩm. 
2.3.3. Tiến hành xây dựng các góc 
 Dựa vào kết quả hội họp hôi nghị phụ huynh tôi cùng với ban đại diện hội 
phụ huynh đã bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể chi tiết tỉ mỉ cho từng góc trong 
lớp. Sau đó ban đại diện đã tuyên truyền và vận động đông đảo phụ huynh cùng 
giúp sức cùng làm với giáo viên và học sinh. 
 Phụ huynh đã sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có hoặc tận dụng những 
vật liệu tái chế ở gia đình. Ngoài ra những phụ huynh khéo tay còn giúp tôi cắt 
dán những bông hoa chiếc lá rất đẹp. Còn lại những phụ huynh khác không góp 
công sức thì họ ủng hộ bằng việc mua những nguyên vật khó hơn như khung 
nhôm hoặc gỗ . 
 Thời gian để làm việc chủ yếu là vào các ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật. 
Trong quá trình thực hiện giáo viên là người chịu trách nhiệm chính chủ đạo còn 
phụ huynh và cả học sinh cùng đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm chỉnh sửa cho 
phù hợp với tâm lí của các em. Thông qua những buổi làm việc chung đó thì sự 
gắn kết giữa giáo viên và phụ huynh ngày càng được tăng cường củng cố và bền 
chặt . Phụ huynh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về mô hình trường tiểu học VNEN, 
đặc biệt họ có thể nắm vững qui trình một tiết học để có thể chia sẻ cùng con 
những hoạt động ứng dụng ở nhà đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng qua những 
buổi cùng xây dựng các góc hỗ trợ học tập đó thì tình cảm giữa cha mẹ và con 
cái, giữa giáo viên với học sinh cũng chuyển biến khởi sắc rõ rệt, điều đó góp 
phần cho việc giáo dục và phát triển cho học sinh cả về năng lực, phẩm chất và 
12 
kĩ năng sống rất tốt. 
 Nhờ sự đồng hành của các bậc phụ huynh trong suốt năm năm qua, trải 
qua nhiều lần chỉnh sửa rút kinh nghiệm, việc xây dựng các góc hỗ trợ học tập 
của lớp tôi chủ nhiêm đã đạt được thành công rất lớn. Không gian lớp học đã 
thay đổi: sáng sủa, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn, nắp. Sự thay đổi là nhờ những sản 
phẩm của giáo viên, phụ huynh và học sinh chung tay tạo nên. 
 Học sinh thoải mái trao đổi nêu ý kiến thắc mắc , trình bày ý kiến cá nhân 
một cách mạnh dạn, tự tin trong quá trình lĩnh hội tiếp thu kiến thức. Học sinh 
có thể nắm và ghi nhớ được kiến thức ngay tại lớp sau mỗi giờ học. 
 Không khí lớp học vui tươi, tất cả các học sinh đều làm việc, phát huy 
tính tích cực chủ động, các hoạt động của lớp có sự thay đổi rõ rệt. 
 Không gian lớp học được xây dựng và trang trí theo ý tưởng sáng taọ của 
sự chung tay cộng đồng của cha mẹ học sinh đã trở thành ngôi nhà chung gắn 
bó, thân thiện với từng học sinh, giúp cho các em thêm yêu trường yêu lớp. 
Cũng chính không gian này là nơi trưng bày những sản phẩm - công cụ học tập 
giúp các em có cơ hội trải nghiệm và khám phá. Những hình họa, mô hình của 
lớp học mô hình trường học mới góp phần cung cấp thêm vốn tri thức hiểu biết 
cuộc sống thường nhật xung quanh các em. 
 Cụ thể tôi đã xây dựng được và sử dụng có hiệu quả các góc như sau: 
 Một tủ đựng đồ dùng học tập mới dặt ở phía cuối lớp, từ việc trang bị 
được chiếc tủ này tôi đã xây dựng và trang trí được rất nhiều góc tại đây như: 
a. Góc học tập 
 Góc học tập được cắt dán bằng giấy màu với những hình hoa lá sinh động 
đẹp, bắt mắt dễ sử dụng, đây là nơi trưng bày các sản phẩm học tập, chuẩn bị và 
cất giữ tài liệu, sách vở và các đồ dùng học tập, phiếu học tập theo từng môn học 
mà các em sử dụng hàng ngày như: bảng nhóm, thẻ, bút dạ, giấy a4, phiếu chữ, 
phiếu hình..v..vcần thiết cho từng giờ học, buổi học, môn học. Góc học tập 
giao cho ban học tập quản lí, bảo quản sắp xếp và lên kế hoạch cho từng ngày, 
13 
từng tuần vào cuối mỗi tuần dưới sự hỗ trợ của GV. 
b. Góc sinh nhật 
 Góc sinh nhật giúp cho các em nhớ rõ tháng sinh của từng bạn trong lớp, 
bằng cách dán ảnh chụp từng bạn vào hình các con vật tượng trưng cho tháng 
sinh đó để rồi vào mỗi tháng các em tổ chức sinh nhật cho các bạn. Vào giờ hoạt 
động tập thể sinh hoạt cuối tháng thường kết hợp tổ chức sinh nhật cho các bạn 
trong tháng . 
 Thông qua các buổi tổ chức sinh nhật này rèn luyện kĩ năng nói, viết lời 
chúc mừng sinh nhật và hát vang bài Happy Brithday tạo không khí ấm áp vui 
tươi gắn kết tình cảm bạn bè tạo nên những kỉ niệm đẹp. 
 Đặc biệt thông qua các buổi tổ chức sinh nhật giáo dục các em biết quan 
tâm tới bạn bè bằng cách chia sẻ lời yêu thương, món quà nho nhỏ và đặc biệt 
thông qua đó các em biết quan tâm đến sinh nhật của từng người thân trong gia 
đình sau đó là đến thầy cô. 
14 
c. Góc thư viện 
 Góc thư viện được cô trò và các bậc phụ huynh học sinh đóng góp rất 
nhiều đầu sách như: Sách tham khảo môn Tiếng Việt, sách tham khảo môn 
Toán, truyện, báo, từ điển, sách tìm hiểu khám phá các lĩnh vực đời sống. Các 
đầu sách phong phú về thể loại , đa dạng về nội dung và trang trí đẹp mắt. 
 Thư viện còn cả nội qui và ghi chép nhật kí rõ ràng. Sách trong thư viện 
được các em sắp xếp gọn gàng ngăn nắp hàng ngày. Hàng tuần các em đọc sách 
vào sáng thứ ba và thứ năm, và vào các buổi ra chơi giữa giờ. Các em không chỉ 
đọc sách ở thư viện lớp mà còn được mượn về nhà để đọc cùng người thân, đọc 
cho người thân trong gia đình nghe, giúp các em hiểu đúng hơn về giá trị của 
việc đọc sách. 
 Các em có thể giao lưu với lớp bạn để có thêm đầu sách. Ngoài ra các em 
có thể sử tài liệu trong thư viện cho tất cả các giờ học nếu cần như sách tham 
khảo, từ điểnĐó chính là một kho báu kiến thức giúp các em rèn kĩ năng đọc, 
bồi dưỡng kĩ năng viết văn, cung cấp thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, 
trang bị thêm cho các em các kĩ năng sống thông qua đọc sách đồng thời cũng 
giáo dục các em ý thức học tập suốt đời. 
15 
d. Các hoạt động lớp em 
 Các hoạt động của lớp được thay đổi thường xuyên hàng tháng theo chủ 
điểm được qui định ở hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những bức tranh do các em 
tự vẽ, những bức ảnh chụp, những tấm bưu thiếp xinh xắn, những câu thơ do các 
em tự sáng tác hoặc sưu tầm thật phong phú qua đó giáo dục các em có thêm 
vốn hiểu biết về truyền thống nhà trường, truyền thống cha anh, thầy cô, bố mẹ, 
lễ Tết, quê hương . Cũng thông qua đó giáo dục các em về ý thưc trách nhiệm, 
về tình cảm yêu thương, sự biết ơn 
16 
17 
e. Góc trưng bày sản phẩm 
 Đây chính là nơi để trưng bày và lưu trữ các sản phẩm của các hoạt động 
như: bưu thiếp, hộp quà, đèn lồng, các sản phẩm mĩ thuật kĩ thuật,, trong năm 
học. Qua đó giáo dục các em biết tôn vinh sản phẩm của mình, của bạn và ý 
thức giữ gìn trân trọng những sản phẩm của mình và của bạn. 
18 
g. Góc môi trường 
 Góc môi trường được học sinh trải nghiệm mang cây đến trồng ở các chậu 
cây nhỏ bé xinh xắn, các giỏ cây ở cửa sổ, hành lang lớp học ngoài ra còn có sự 
góp sức của phụ huynh học sinh làm cho lớp học xanh mát hơn, thân thiện hơn. 
Góc môi trường còn giúp các em trải nghiệm chăm sóc cây, quan sát cây trong 
giờ học khoa học, giờ tập làm văn. 
19 
h. Sơ đồ hội đồng tự quản 
 HĐTQ là do chính các em bầu nên, sơ đồ HĐTQ giúp cho việc nhắc nhở các 
em ý thức trách nhiệm của mình đối với lớp. 
20 
i. Góc cộng đồng và sơ đồ con đường em đến trường 
 Nhờ bàn tay khéo léo của các bậc phụ huynh và học sinh đã vẽ lên được 
sơ đồ con đường em đến trường, bức tranh quê hương có cánh đồng lúa có con 
sông, sưu tầm những sản phẩm của quê hương mình. Nhìn vào sơ đồ cộng đồng 
các em có thể giới thiệu về nhà mình nhà bạn mình ở đâu hoặc từ nhà mình đến 
trường dài bao nhiêu km đi qua đoạn đường nguy hiểm nào.. 
k. 10 bước học tập 
 10 bước học tập được các bậc phụ huynh in và đóng khung trang trọng 
treo ở vị trí dễ quan với gam màu hài hòa phù hợp ý thích của các em. Nó giúp 
các em nắm chắc tiến độ, trình tự tổ chức các hoạt động học tập theo mô hình và 
phương pháp học tập VNEN, tiến trình này giúp các em biết nhiệm vụ học tập 
21 
của cá nhân, nhóm trưởng, trưởng ban học tậptừ đó phát huy tính tích cực tự 
giác, khả năng suy nghĩ độc lập khả năng giải quyết vấn đề  
l. Hộp thư điều em muốn nói 
 Đây là nơi các em có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các 
em với cô giáo, những điều mà các em khó nói trực tiếp bằng lời 
m. Hộp thư bè bạn 
 Hộp thư bè bạn được các em gấp khéo léo bằng những tờ giấy bìa cứng dưới 
sự gợi ý hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh. Đây là nơi chia sẻ niềm vui nỗi 
buồn của các em, là nơi giúp các em rèn khả năng viết thư, trao đổi ý kiến. Nhờ 
22 
hộp thư này giúp các em giũ bỏ được sự tự ti mặc cảm hay hăng say hơn trong 
học tập bởi những lời động viên khích lệ của bạn bè hoặc cô giáo.. 
n. Nội qui hay qui ước lớp mình 
 Nơi để ghi nhớ nhắc nhở những việc mà các em phải làm hàng ngày, những 
việc này do chính các em thảo luận xây dựng nên. Những qui định đó được các 
em khéo léo cắt và viết vào hình vẽ những hoa vừa đẹp lại dễ nhìn dễ thực hiện. 
23 
2.4. Khai thác và đưa vào sử dụng 
 Sau khi hoàn thành xây dựng các góc hỗ trợ học tập, việc khai thác sử 
dụng các công cụ ở lớp tôi giao cho hội đồng tự quản điều hành. Các em đưa các 
hoạt động của lớp vào nền nếp với sự hỗ trợ của bộ công cụ. Trong các giờ học, 
các em chủ động chuẩn bị sắp xếp các loại sách vở, đồ dùng thiết bị, phiếu học 
tập cần thiết. Những sản phẩm có tính làm gương được các em bình chọn và đưa 
vào góc trưng bày sản phẩm. Các nề nếp hoạt động được hình thành và đi vào có 
hiệu quả. Các ban trong lớp đều có lịch cụ thể cho cả tuần treo tại bảng phân 
công công việc trong tuần. Từ việc cho lớp truy bài đầu giờ đến việc đọc truyện, 
tưới cây, quyên góp sách vào thư viện, làm vệ sinh lớp học sân trường, đến việc 
giao lưu đọc sách, chuẩn bị văn nghệ, tổ chức sinh nhật cho các bạn, làm bưu 
thiếp , vẽ, sưu tầm tranh, ảnh thơ văn theo từng chủ đề, câu hỏi ôn tập kiến thức 
đều do hội đồng tự quản điều hành hoạt động. Cuối mỗi tuần các em tổng kết 
nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm tuyên dương và nhắc nhở cụ thể . 
 Nhịp cầu kết nối bè bạn , hộp thư điều em muốn nói cũng được sử dụng 
khá hiệu quả sau mỗi tiết học, buổi học, sau mỗi chủ đề chủ điểm. Có những lời 
nhắn nhủ, lời chúc yêu thương thơ ngây non nớt của các em đã khiến phụ huynh 
cũng như giáo viên thực sự cảm động qua đó tôi hiểu các em hơn, biết được tâm 
tư của các em từ đó có biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. 
Những lời chúc đơn sơ, những món quà nhỏ bé nhưng lại khiến cả phụ huynh và 
các em học sinh xúc động đến nghẹn ngào. Họ càng thấm thía được công sức họ 
đóng góp để xây dựng tạo ra các công cụ hỗ trợ học tập có hiệu quả . 
 Mỗi lần họp phụ huynh, nhìn lớp học sáng sủa g

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_cac_goc_ho_t.pdf